Phương pháp để cải thiện khả năng lắng nghe (2)

Một phần của tài liệu KHOA HỌC GIAO TIẾP HIỆU QUẢ (Trang 43 - 45)

Chúng tôi xin giới thiệu 10 phương pháp để cải thiện kỹ năng lắng nghe của bạn. Tất nhiên, không chỉ có 10 phương pháp này, nhưng trong khi chờ bạn nghĩ ra thêm, thì nên làm thử theo trước xem sao…

Hãy tỉnh táo trước ngôn ngữ cơ thể

Những gì bạn làm với mắt, mặt, cánh tay, bàn tay, chân và tư thế gửi ra những tín hiệu chứng tỏ bạn có lắng nghe hay không những gì mà người khác đang nói. Bạn có thể gây ấn tượng rất nhanh phải không? Như thế này: tất cứ những lời nói nào từ miệng của kiểu người như này đều khiến mọi người thực sự không chú ý và họ chỉ uớc gì bạn có thể biến mất. Khi bạn nói quá ồn ào, người ta không thể nghe thấy gì cả. Người biết lắng nghe thể hiện sự quan tâm tới bạn và tới những gì bạn nói, thêm vào đó người nghe chủ động luôn luôn công nhận người nói bằng lời với những lời bình luận như ”tôi biết rồi”; ”uh uh”; ”hm hm” hay ”thế hả?” Một số người hay có sự tiếp xúc về hướng đông trong khi những người khác ít thế mà lại thích huớng về khỏang không giữa họ và người họ đang nói chuyện hơn. Bạn sẽ là một người nghe tốt hơn khi bạn đánh giá cao những ưu tiên về mặt không gian. Một lần nữa, khi bạn công nhận người khác bằng cả lời nói hay không bằng lời nói Bạn sẽ xây dựng được sự tin tưởng và tăng

cường mối quan hệ tốt hơn, và có thể bạn sẽ cũng sẽ học được điều gì đó !

Tránh phán xét

Hãy lắng nghe chứ đừng can thiệp. Nếu như bạn lên án ai là họ là hời hợt, mất trí hay nhầm lẫn là bạn đã tự động ngừng sự chú ý của mình với những gì mà họ nói. Do đó quy tắc cơ bản của lắng nghe là: chỉ phán xét sau khi bạn đã nghe và đánh giá được những gì mà người khác nói. Đừng vội đi đến kết luận khi bạn chỉ căn cứ vào vẻ bề ngoài hay những gì mà bạn nghe về họ hoặc là khi bạn thấy họ bồn chồn lo lắng. Trên thực tế có lẽ việc luyện tập nghe nhiều sẽ rất có ích cho bạn khi bạn gặp một người nói khó nghe. Họ có thể nói với trọng âm rất nặng, rất nhanh hoặc là rất chậm so với bạn. Thậm chí còn sử dụng những từ có vẻ rất quan trọng. Dù những người như này gây khó khăn nào cho bạn, bạn hãy coi đó như là những cơ hội để mình luyện tập kĩ năng lắng nghe của mình chứ đừng phê phán.

Lắng nghe một cách thông cảm

Dù người mà bạn đang nói chuyện cùng có thể xúc phạm, thiếu thận trọng, dối trá, tự cho mình là trung tâm hay khoa trương bạn cũng nên nhớ rằng họ cũng chỉ đơn giản đang cố gắng để tồn tại giống như bạn vậy. Tất cả chúng ta đều có những vấn đề tương tự nhau liên quan đến cả vật chất và tinh thần nhưng chẳng qua là một số người có những chiến lược tồn tại tốt hơn những người khác mà thôi. Lắng nghe một cách thông cảm có nghĩa là bạn tự hỏi bản thân mình những câu hỏi như:”Tại sao người này lại tức giận? Anh ấy /cô ấy đòi hỏi gì? Tôi có thể làm những gì hợp lí và không lên án được chứ?”Bạn không phải là bác sĩ tâm lí cho tất cả mọi người nên đừng đặt gánh nặng của cả thế giới lên lưng mình.

Thận trọng với những từ ngữ chuẩn

Những từ ngữ không chuẩn là những lời làm tâm trí bạn lơ đễnh hoặc đi chệch vấn đề đang bàn. Chúng tự động sinh ra một rào cản tinh thần làm cản trở quá trình lắng nghe. Mọi người đều bị ảnh hưởng theo cách này bởi những lời nói nào đó. Do đó hãy tỉnh táo với những từ ngữ không chuẩn của bạn và hãy chú ý có sự điều chỉnh cho phù hợp. Đồng thời hãy cố gắng tìm ra điều gì đã làm cho người khác bực tức sau đó tránh sử dụng những từ ngữ này nhằm nâng cao kĩ năng nghe phù hợp với mình.

Học cách làm một người nghe chủ động cũng giống như là học cách thành một người chạy bộ nhanh nhẹn vậy. Nó cần sự nỗ lực. Bạn khởi đầu từng ít từng ít một rồi hoạt động ngày càng nhiều hơn. Nó vừa là một trạng thái tinh thần, vừa là một hoạt động thể chất. Hơn nữa khi bạn hoạt động nhiều hơn và tốt hơn, nó mang lại những lợi ích chưa bao giờ từng có. Tư thế nghe chủ động có thể giúp đỡ bạn cực kì nhiều trong việc thay đổi kĩ năng nghe khiêm tốn của bạn.

28-11-2006

Một phần của tài liệu KHOA HỌC GIAO TIẾP HIỆU QUẢ (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w