Làm chủ việc lắng nghe

Một phần của tài liệu KHOA HỌC GIAO TIẾP HIỆU QUẢ (Trang 50 - 52)

Nhận thức được sự thiếu hụt kĩ năng nghe và nỗ lực để bồi đắp nó sẽ giúp bạn làm chủ được nghệ thuật lắng nghe. Những bước sau đây có thể giúp bạn nhận ra những thiếu sót của mình và từ đó cải thiện một cách có hiệu quả kĩ năng này cho bản thân.

Nâng cao kĩ năng

Ngắt lời người đối thoại thường là yếu tố nhanh nhất phá hỏng cuộc nói chuyện. Bởi vậy bạn hãy cố kiềm chế đừng ngắt lời khi người khác đang nói, chỉ nói khi bạn biết chắc rằng người đối thoại đã kết thúc. Hãy luôn tỏ ra rằng bạn rất chăm chú lắng nghe. Nếu có gì không rõ hoặc không chắc chắn đừng ngần ngại nhờ họ nhắc lại hoặc diễn đạt rõ hơn cho bạn. Hãy luôn tập

chung đánh giá mức độ nắm bắt thông tin của bạn. Cách hữu hiệu nhất để phá vỡ thói quen ngắt lời là xin lỗi. Mỗi khi ngắt lời ai bạn hãy xin lỗi ngay, và sau vài lần như thế bạn sẽ cẩn thận hơn khi định ngắt lời người khác.

Dành thời gian nghe

Nếu người đối thoại của bạn tinh ý họ sẽ nói nhanh hơn khi nhận thấy bạn không có nhiều thời gian để nghe. Kết quả là bạn chỉ nắm được một cách mơ hồ những gì họ nói lúc ban đầu. Vì vậy, để người nói có thể truyền đạt rõ ràng và đầy đủ hãy cho họ có đủ thời gian. Đừng viện cớ là bạn quá bận. Thay vào đó hãy đặt qua một bên những gì bạn đang làm, nói với người đối thoại là bạn sẵn sàng lắng nghe để họ không phải vội vã cũng như quá vắn tắt khi nói. ĐIều này cũng giúp bạn tập chung hơn trong khi nghe.

Tập trung hoàn toàn

Bạn sẽ là một người biết cách lắng nghe nếu trong khi nguời khác nói bạn nhìn vào mắt họ và hơi vươn người ra phía trước. Hãy tỏ tháI độ quan tâm của bạn đối với vấn đề bằng cách gật đầu hay nhướn mày đồng tình. Cũng nên khuyến khích người nói bằng những câu hỏi hay nhận xét như: ”Có phải ý bạn là như thế không?”,… Sau đó bạn cũng nên dẫn ra một số những điều quan trọng mà họ đã nói đến.

ĐIều chỉnh tốc độ suy nghĩ

Thông thường người ta suy nghĩ nhanh gấp 4 lần so với nói vì vậy bạn sẽ dễ mất tập chung khi phải nghe người khác. Bạn khó mà kiên nhẫn được với những người nói chậm và vì vậy thường nghĩ đi đâu cho đến khi có đIều gì đó khiến bạn lưu ý. Tuy nhiên, đến lúc đó thì bạn nhận ra mình đã để lỡ một số đIều và vì vậy bạn không thể hiểu được người ta yêu cầu gì nữa.

Đừng quá tập chung vào cách thức biểu đạt

Nếu bạn quá chú tâm đến cách người ta nói có thể bạn sẽ quên mất nội dung chính cần nghe. Hãy chú tâm vào nội dung của thông tin hơn là quan tâm đến giọng nói, cách trình bày va

những thứ linh tinh khác. Luôn hỏi mình rằng:”TôI cần thông tin gì?”

Đừng chỉ nghe bằng tai

Không chỉ chú ý đến những câu chữ, bạn còn phải xem xét tháI độ, nhu cầu cũng như động cơ của người nói. Hãy nhớ rằng, không phải lúc nào người ta cũng nói ra tất cả mọi thứ. Sự thay đổi giọng điệu và âm lượng trong giọng nói cũng mang một ý nghĩa nào đó. Cũng như vậy, cử chỉ nét mặt, dáng điệu và cử động của thân thể khi giao tiếp đều mang những thông điệp nhất định.

Đừng bị phân tán

Người không có kĩ năng nghe thường hay bị phân tán bởi các yếu tố tiếng ồn, người và vật không liên quan như còi cảnh sát, chuông điện thoại hay chỉ là một người qua đường. Những người có kĩ năng, tráI lại thường không để các yếu tố bên ngoàI ảnh hưởng đến và họ có khả năng tập chung tôt hơn rất nhiều.

28-11-2006

Một phần của tài liệu KHOA HỌC GIAO TIẾP HIỆU QUẢ (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w