Phương pháp để cải thiện khả năng lắng nghe (1)

Một phần của tài liệu KHOA HỌC GIAO TIẾP HIỆU QUẢ (Trang 45 - 46)

Chúng tôi xin giới thiệu 10 phương pháp để cải thiện kỹ năng lắng nghe của bạn. Tất nhiên, không chỉ có 10 phương pháp này, nhưng trong khi chờ bạn nghĩ ra thêm, thì nên làm thử theo trước xem sao.

Lắng nghe - Thực sự lắng nghe mỗi người trong một ngày

Hãy chọn một ai đó mà bạn có quan hệ tốt, lắng nghe họ một cách chủ động chứ không phải bị động trong một ngày. Sau mỗi lần gặp gỡ hãy hỏi bản thân bạn: Mình có dùng biện pháp thân mật không? Mình có thật sự nỗ lực để đi xa hơn sự hời hợt không? Mình có quan sát các manh mối về lời, thanh âm và thị giác không? Mình có chú ý tới những gì không nói như là những gì được nói không? Khi bạn đã có thói quen thúc bản thân phải lắng nghe tốt hơn, hãy kéo dài thói quen này trong nhiều ngày liên tiếp sau đó là đối với những người quen khác của bạn. Giỏi lắng nghe là một món quà mà bạn có thể trao tặng người khác. Nó chẳng làm bạn mất gì cả ngược lại có thể nó rất có giá trị với người khác.

Tạo nên một môi trường lắng nghe dễ tiếp thu

Hãy tắt TV và máy vi tính. Tạm hoãn các cuộc gọi lại. Khi lắng nghe hãy quên việc cắt móng tay, thêu móc, giải ô chữ hay nhai kẹo cao su tóp tép. Thay vao đó hãy tạo ra một khung cảnh yên tĩnh, riêng tư và thoải mái khiến mọi người có thể ngồi cạnh nhau mà không có bất kì sự xao lãng nào cả. Nếu như điều này là không thể, bạn hãy đề xuất một cuộc hẹn sau ở một nơi trung tính và yên tĩnh. Điều cốt yếu ở đây là hãy làm cho đối tác của bạn cảm thấy như bạn ở đó là vì họ. Đừng cư xử như là một ông chủ đặt một cái đồng hồ đỗ xe to như cái bàn rồi sau đó yêu cầu nhân viên thả 10 cent vào máy cho 10 phút nói chuyện.

Khi ai đó đang tạm dừng, tránh việc bị lôi cuốn trả lời ngay cho công bằng. Điều này chỉ làm tăng mức độ gay gắt và làm rộng hố sâu ngăn cách giữa mọi người. Thay vào đó, hãy là người biết kiềm chế bằng cách biết lắng nghe sau đó nhẹ nhàng, bình tĩnh đề cập đến vấn đề mà bạn đã bị bỏ qua.”Nếu như bạn nói thì không phải là bạn đang học”Tổng thống Lyndon Johnson đã từng nói như vậy. Bằng cách tỏ ra nhã nhặn hơn đối phuơng của mình, bạn đã thầm gửi một thông điệp về cách cả hai nên cư xử như thế nào.

Đừng lạm dụng

Đôi khi những người mới sử dụng các kĩ năng lắng nghe này có thể bị lôi cuốn. Họ cho rằng họ phải có nhiệm vụ giao tiếp bằng mắt do đó họ nhìn chằm chằm vào người nói khiến người khác có cảm giác bị hăm doạ. Họ cũng được dạy là gật đầu sẽ chứng tỏ sự hiểu biết của mình do đó họ bắt đầu gật liên tục giống như thuyền buồm trong những đợt sóng lớn vậy. Vì đã được học cách diễn đạt rõ những biểu lộ trên mặt, họ trông giống như đang chịu đựng một cơn đau dạ dày vậy. Rốt cuộc là người nói sẽ luận ra họ vừa tham dự một kĩ năng”lắng nghe”gần đây hay vừa nghiên cứu một quyển sách về đề tài này, nhưng những điều này thật giả tạo. Tất cả những gì hoàn thiện, trong đó có cả kĩ năng lắng nghe đòi hỏi phải có sự áp dụng điều độ và phù hợp. Lắng nghe một cách cường điệu cũng tồi như, thậm chí là hơn khi không nghe gì cả.

Luyện tập việc sắp xếp đầu óc

Một phương pháp tuyệt vời để ghi chép là việc”sắp xếp đầu óc”. Phương pháp có hình thức tự do này giúp bạn ghi chép một cách nhanh chóng mà không làm đứt mạch câu chuyện. Về bản chất, bạn sử dụng một biểu đồ phác thảo để liên kết các mẩu thông tin quan trọng nhất lại với nhau sau đó chia chúng ra thành những đề tài phụ hoặc các chi tiết. Điều này cực kì có ích và dễ sử dụng và không hề giống kiểu đề cương phác thảo bằng chữ số La Mã lạc hậu mà có thể bạn đã từng được học ở truờng. Nếu bạn muốn biết thêm tôi khuyên bạn nên đọc cuốn”Sắp xếp đầu óc”của Tony Buzan.

28-11-2006

Một phần của tài liệu KHOA HỌC GIAO TIẾP HIỆU QUẢ (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w