Sinh trưởng tương đối của con lai thương phẩm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sản xuất của 3 tỏ hợp đực lai cuối cùng (pietrain x duroc, pietrain x landrace, duroc x landrace) và sức sản xuất của lợn lai thương phẩm tại thái nguyên (Trang 88 - 93)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.2.1.3. Sinh trưởng tương đối của con lai thương phẩm

Sinh trưởng tương đối của đàn lợn thương phẩm sinh ra từ các công thức lai (♂PD x ♀L), (♂PL x ♀L) và (♂DL x ♀L) trong giai đoạn nuôi thịt được trình bàyở Bảng 3.10.

Kết quả ở Bảng 3.10 cho thấy sinh trưởng tương đối của lợn thương phẩm sinh ra từ các công thức lai (♂PD x ♀L), (♂PL x ♀L) và (♂DL x ♀L) đều tuân theo quy luật chung là giảm dần theo giai đoạn nuôi, thời gian nuôi càng lâu thì sinh trưởng tương đối càng giảm.

Bảng 3.10. Sinh trưởng tương đối của lợn qua các giai đoạn nuôi (%)

Chỉ tiêu ♂PD x ♀L ♂PL x ♀L ♂DL x ♀L

Giai đoạn 30 - 60 ngày tuổi 81,22 84,73 83,49

Giai đoạn 60 - 90 ngày tuổi 49,02 48,44 46,10

Giai đoạn 90 - 120 ngày tuổi 35,58 36,87 35,62

Giai đoạn 120 - 150 ngày tuổi 26,31 27,23 26,81 Đối với lợn thương phẩm sinh ra từ công thức lai (♂PD x ♀L) sinh trưởng tương đối giảm từ 49,02 - 35,58 - 26,31 tương ứng với các giai đoạn từ 60 - 90 ngày tuổi, từ 90 - 120 ngày tuổi và từ 120 - 150 ngày tuổi. Tương tự như vậy, lợn thương phẩm sinh ra từ công thức lai (♂PL x♀L) là 48,44 - 36,87 - 27,23 và lợn thương phẩm sinh ra từ công thức lai (♂DL x ♀L) là 46,10 - 35,62 - 26,81. Trong đó, tốc độ sinh trưởng tương đối giảm nhanh nhất ở lợn thương phẩm sinh ra từ công thức lai (♂PD x ♀L), sau đó đến công thức lai (♂PL x ♀L) và cuối cùng là công thức lai (♂DL x ♀L).

So sánh với sinh trưởng tương đối của ba tổ hợp đực lai PD, PL và DL chúng ta thấy: sinh trưởng tương đối của con lai thương phẩm sinh ra từ công thứclai (♂PD x ♀L) giảm dần từ 49,02 - 26,31 và sinh trưởng tương đối của tổ hợp đực lai PD giảm dần từ47,46 - 27,44 điều này cho thấy tốc độ sinh trưởng của con lai thương phẩm cao hơn sovới tổ hợp đực lai PD. Tương tự như vậy ở con lai tương phẩm sinh ra từ công thức lai (♂PL x ♀L) có sinh trưởng tương đối giảm dần từ 48,44 - 27,23 so với sinh trưởng tương đối của tổ hợp đực lai PL (47,29 - 29,80) và sinh trưởng tương đối của con lai thương phẩm sinh ra từ công thức lai (♂DL x ♀L) giảm từ 46,10 - 26,81 so với sinh trưởng tương đối của tổ hợp đực lai DL (47,42 - 29,45) cũng cho kết quả là tốc độ sinh trưởng của con lai thương phẩmsinh ra cao hơn so với tốc độ sinh trưởng của con bố.

Sinh trưởng tương đối của con lai thương phẩm qua các giai đoạn nuôi được minh hoạ qua đồ thị ở Hình 3.13như sau:

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 30 - 60 60 - 90 90 - 120 120 - 150 ♂PD x ♀L ♂PL x ♀L ♂DL x ♀L

Hình 3.13:Đồ thị sinh trưởng tương đối của con lai thương phẩm. 3.3.2. Khả năng chothịt

Kết quả mổ khảo sát đánh giá chất lượng thân thịt của con lai thương phẩm được lai bằng tinh dịch của ba tổ hợp đực lai (Pietrain x Duroc, Pietrain x Landrace, Duroc xLandrace) được trình bàyở Bảng 3.10.

Khối lượng giết thịt của con lai thương phẩm ở hai công thức lai (♂DL x ♀L), (♂PL x ♀L) là tương đương nhau lần lượt là 94,78 kg; 95,03 kg và thấp hơn khối lượng giết thịt của con lai thương phẩm ở công thức lai (♂PD x ♀L) (97,40 kg).

Tỷ lệ móc hàm của con lai thương phẩm ở các công thức lai (♂PD x ♀L), (♂PL x ♀L) và (♂DL x ♀L) lần lượt là: 87,30 %; 85,74 % và 85,11 %. So sánh giữa con lai thương phẩm sinh ra từ ba công thức lai với nhau ta thấy con lai thương phẩm sinh ra từ công thức lai (♂PD x ♀L) (87,30 %) đạt tỷ lệ thịt xẻ cao hơn con lai thương phẩm sinh ra từ công thức lai (♂PL x ♀L) (85,74 %), và thấp nhất là tỷ lệ thịt xẻ của con lai thương phẩm sinh ra từ công thức lai (♂DL x ♀L) (85,11 %).

Bảng 3.11. Kết quả mổ khảo sát của con lai thương phẩm Giống Chỉ tiêu ♂PDx♀L ♂PLx♀L ♂PLx♀L X + mx Cv(%) X + mx Cv(%) X + mx Cv(%) Số con khảo sát 4 4 4

Khối lượng giết mổ (kg) 97,40a± 0,84 1,72 94,78b± 0,30 0,64 95,03b± 0,40 0,83

Khối lượng móc hàm (kg) 85,03a± 0,68 1,60 81,48b± 0,42 1,04 80,68b± 1,12 2,76 Tỷ lệ móc hàm (%) 87,30a± 0,20 0,45 85,97b± 0,21 0,49 85,89b± 0,82 1,93 Khối lượng thịt xẻ (kg) 71,18a± 0,49 1,36 69,28a± 0,64 1,85 70,65a± 0,82 1,93 Tỷ lệ thịt xẻ (%) 73,10a± 0,99 2,72 73,90a± 0,46 1,27 74,35a± 0,56 1,49 Khối lượng nạc (kg) 54,15a± 0,65 2,40 51,60b± 0,29 1,13 52,48ab±0,90 3,52 Tỷ lệ nạc (%) 55,62a± 1,04 3,73 54,45b± 0,47 1,74 55,22ab±0,90 3,35 Khối lượng mỡ (kg) 17,75a± 0,66 7,42 15,61b± 0,35 4,47 16,62ab±0,34 4,06 Tỷ lệ mỡ (%) 18,22a± 0,67 7,34 16,46b± 0,34 4,17 17,49ab± 0,3 3,48

Khối lượng xương (kg) 15,45a± 0,43 5,63 14,03b± 0,25 3,56 14,58ab± 0,3 4,05

Tỷ lệ xương (%) 15,86a± 0,34 4,28 14,83b± 0,22 3,02 15,34ab± 0,3 3,44

Khối lượng da (kg) 7,32a± 0,23 6,43 6,71a± 0,11 3,22 6,88a± 0,18 5,23

Tỷ lệ da (%) 7,49a± 0,19 5,19 7,07a± 0,11 3,2 7,23a± 0,16 4,47

Dày mỡ lưng (mm) 8,88a± 0,39 8,75 10,11a± 0,32 6,42 9,53a± 0,37 7,69

Ghi chú: Trên cùng một hàng ngang, các số mang các chữ cái khác nhau thì sự sai

khác có ý nghĩa thống kêở mức (P< 0,05).

Tỷ lệ thịt xẻ của con lai thương phẩm ở các công thức lai (♂DL x ♀L) đạt 74,35 % là cao hơn so với công thức lai(♂PL x ♀L) (73,90 %) và thấp nhất là của công thức lai (♂PD x ♀L) (73,10 %). Theo Trần Văn Chính (2001) [3] cho biết các chỉ tiêu tỷ lệ thịt xẻ ở tổ hợp lai P x Y là 77,3%. Vậy kết quả tỷ lệ thịt xẻ của con lai thương phẩm sinh ra từ các công thức lai (♂PD x ♀L), (♂PL x♀L) và (♂DL x ♀L)là thấp hơn.

Tỷ lệ nạc của con lai thương phẩm ở các công thức lai (♂PD x ♀L), (♂PL x ♀L) và (♂DL x ♀L) lần lượt là: 55,62 %; 54,45 % và 55,22 %. Theo báo cáo khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh phía Bắc giai đoạn 2006 - 2007, các tổ hợp lợn lai 3 máu (LL; YY và D) có tỷ lệ nạc 56 - 60% với công thức lai tối ưu tạo con lai thương phẩm 3 máu ngoại là đực Duroc và cái (L x Y). Trần Văn Chính (2000) [2] đã nghiên cứu sử dụng đực thuần Pietrain và Duroc trong các tổ hợp lai (P x LY), (P x YL), (D x LY), (D x YL). Kết quả tổ hợp lai có bố là đực Duroctỷ lệ nạc đạt 50,4- 50,6% và tổ hợp lai có bố là Pietrain tỷ lệ nạc đạt 56,7 - 55,8%. Vậy kết quả về tỷ lệ nạc của con lai thương phẩm sinh ra từ các công thức lai (♂PD x ♀L), (♂PL x ♀L) và (♂DL x ♀L) là tương đương với các kết quả nghiên cứu trên.

Độ dày mỡ lưng của con lai thương phẩm được sinh ra từ các công thức lai (♂PD x ♀L), (♂PL x ♀L) và (♂DL x ♀L) đạt lần lượt là 8,88 mm; 10,1 mm và 9,53 mm. Sosánh độ dày mỡ lưng của con lai thương phẩm được sinh ra từ công thức (♂PD x ♀L), (♂PL x ♀L) với độ dày mỡ lưng của các con bố là PD (8,08 mm), PL (9,25 mm) thì độ dày mỡ lưng của con lai thương phẩm cao hơn. Độ dày mỡ lưng của con lai thương phẩm được sinh ra từ công thức (♂DL x♀L) thấp hơn soi với con bố là DL (9,95 mm).

So sánh về độ dày mỡ lưng của con lai thương phẩm được sinh ra từ các công thức lai (♂PD x ♀L), (♂PL x ♀L) và (♂DL x ♀L) với một số kết quả nghiên cứu khác cho thấy độ dày mỡ lưng của con lai thương phẩm trong nghiên cứu của chúng tôi là thấp hơn như: Trần Văn Chính (2001) [3] độ dày mỡ lưng ở tổ hợp lai P x Y là 12mm. Phạm Thị Kim Dung (2008) [6] cho biết độ dày mỡ lưng của đực lai VCN03 x VCN02 và VCN04 x VCN02 tương ứng là 11,50 và 10,68.

Kết quả trên cho thấy ở thế hệ con lai thương phẩm tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ nạc và độ dày mỡ lưng cho kết quả đạt tiêu chuẩn lợn thịt và phù hợp thị hiếu người tiêu dùng.

3.3. ƯU THẾ LAI TỔNG THỂ CỦA MỘT SỐ TÍNH TRẠNG Ở CONLAI THƯƠNG PHẨM SO VỚIBA TỔ HỢP ĐỰC LAI PD, PL VÀ DL

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sản xuất của 3 tỏ hợp đực lai cuối cùng (pietrain x duroc, pietrain x landrace, duroc x landrace) và sức sản xuất của lợn lai thương phẩm tại thái nguyên (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)