Phương pháp nghiên cứu đánh giá khả năng cho thịt và độ dày

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sản xuất của 3 tỏ hợp đực lai cuối cùng (pietrain x duroc, pietrain x landrace, duroc x landrace) và sức sản xuất của lợn lai thương phẩm tại thái nguyên (Trang 65 - 66)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3.2.3. Phương pháp nghiên cứu đánh giá khả năng cho thịt và độ dày

mỡ lưng

Khảo sát thành phần thân thịt: tiến hành mổ khảo sát và xác định các thành phần thân thịt theo phương pháp dưới đây.

Khảo sát chất lượng thân thịt xẻ (tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ nạc, tỷlệ mỡ… ) của con lai thương phẩm đã được đánh giá chọn lọc để đưa vào thực nghiệm: 4 con/1 tổ hợp x 3 tổ hợp = 12 con. Chọn lợn nằm trong mức trung bình đại diện cho nhóm.

Phương pháp mổ như sau:

- 24 giờ trước khi giết thịt không cho ăn. - Cân khối lượngsống.

- Chọc tiết (rạch lớp da và mỡ tìm động mạch cổ để cắt, máu sẽ chảy từ từ và chảy hết).

- Cạo lông: Dội từ từ nước nóng từ 70 - 80oC, khi thấy dễ nhổ lông và bóc lớp màng biểu bì bên ngoài là được. Sau đó rửa sạch, mổ lợn để xác định các chỉ tiêu.

- Mổ: Dùng dao nhọn thật sắc rạch đúng giữa đường trắng, từ cổ xuống đến hậu môn, sau đó lấy hết nội tạng ra, không làm thủng ruột.

- Cân khối lượng móc hàm (kg): Là khối lượng thân thịt sau khi chọc tiết, cạo lông, bỏ cơ quan nội tạng nhưng để lại thận và 2 lá mỡ.

Khối lượng thịt móc hàm (kg)

Tỷ lệ móc hàm (%) = × 100

Khối lượng sống trước khi mổ (kg)

- Khối lượng thịt xẻ (kg) là khối lượng thân thịt sau khi cắt bỏ đầu, bốn chân, đuôi, hai lá mỡ và thận. Đầu cắt gần sát hai gốc tai rồi cân trọng lượng đầu. Chân: cắt đúng khớp khuỷu chân, rồi cân trọng lượng 4 chân.

Khối lượng thịt xẻ = Khối lượng móc hàm - (Khối lượng đầu + Khối lượng 4 chân+ Khối lượng 2 lá mỡ + Khối lượng thận)

Khối lượng thịt xẻ (kg)

Tỷ lệ thịt xẻ (%) = × 100

Khối lượng sống trước khi mổ (kg)

- Rạch giữa cột sống chia đôi thân thịt thành 2 nửa bằng nhau, cân trọng lượng của mỗi nửa, lấy nửa trái để đo các chiều và phân ly xương thịt mỡ da.

Khối lượng thịt nạc (kg)

Tỷ lệ thịt nạc (%) = x 2 x 100

Khối lượng thịt xẻ (kg)

-Đo độ dày mỡ lưng của con lai thương phẩm: mổ khảo sát, đo trực tiếp. Phương pháp đo: Đo ở các vị trí xương sườn thứ nhất (ứng với độ dày mỡ gáy), xương sườn 6 - 7, xương sườn cuối cùng. Công thức tính độ dày mỡ lưng bình quân như sau:

T sườn 1 + T sườn 6,7 + T sườn cuối Độ dày mỡ lưng (mm) =

3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sản xuất của 3 tỏ hợp đực lai cuối cùng (pietrain x duroc, pietrain x landrace, duroc x landrace) và sức sản xuất của lợn lai thương phẩm tại thái nguyên (Trang 65 - 66)