Các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh dịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sản xuất của 3 tỏ hợp đực lai cuối cùng (pietrain x duroc, pietrain x landrace, duroc x landrace) và sức sản xuất của lợn lai thương phẩm tại thái nguyên (Trang 33 - 34)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1.3.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh dịch

Khi tinh trùng còn ở trong cơ thể gia súc đực thì số lượng và chất lượng của tinh dịch phụ thuộc và chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như: Điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, chế độ khai thác, sử dụng, sức khỏe và tuổi tác của con vật cũng như những điều kiện về khí hậu, thời tiết. Các giống khác nhau thì số lượng và chất lượng tinh dịch cũng khác nhau. Các giống lợn nguyên thủy chưa được cải tiến hoặc chọn lọc.

Trong các yếu tố cấu thành chỉ tiêu V.A.C thì sự khác nhau cơ bản giữa các giống lợn nội và ngoại là nồng độ (C) tinh trùng. Các giống lợn nội nồng độ tinh trùng từ 20 - 50 triệu/1ml, cònở các giống lợn ngoại nồng độ tinh trùng đạt từ 170 - 300 triệu/1ml (Lê Xuân Cương, 1986) [1]. Các chỉ tiêu về số lượng và chất lượng tinh dịch đạt cao nhất vàổn định khi lợn đực trưởng thành.

Khi tinh trùng ra ngoài cơ thể gia súc nó sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như:

- Ánh sáng: do tinh trùng có đặc tính ưa tối nên ánh sáng sẽ là tác nhân có hại cho sức sống của tinh trùng. Trong ánh sáng, đặc biệt là các tia tử ngoại sẽ làm cho tinh trùng chết rất nhanh. Mặt khác khi có ánh sáng chiếu vào sẽ làm cho nhiệt độ tăng lên làm cho tinh trùng hoạt động mạnh mất năng lượng nhiều sẽ dẫn đến nhanh chết. Vì vậy, để đảm bảo sức sống của tinh trùng được tốt người ta thường sử dụng các dụng cụ tinh trùng mầu tối.

- Nhiệt độ: nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến sức hoạt động của tinh trùng. Theo Nguyễn Thiện và Nguyễn Tấn Anh (1993) [24] thì nhiệt độ phù hợp là 10 - 15oC. Tùy theo từng loại môi trường mà nhiệt độ bảo tồn có thể khác nhau: Môi trường Liên Xô II bảo quản ở 12oC, môi trường BTS bảo quản ở 18oC.

Một nghiên cứu ở Nhật Bản về ảnh hưởng của môi trường làm lạnh đến thời gian bảo tồn và hoạt lực tinh trùng cho biết, thời gian và tốc độ hạ nhiệt

đến nhiệt độ bảo tồn càng kéo dài càng tốt, tác giả cho rằng việc hạ nhiệt độ chậm sẽ có tác dụng duy trì hoạt lực của tinh trùng cao hơn và thời gian bảo tồn lâu hơn so với quá trình hạ nhiệt độ nhanh.

-Ảnh hưởng củahóa chất độc: các kim loại nặng như Fe, Hg là những chất độc mạnh với tinh trùng. Một số chất như khói thuốc lá, mùi Formol, H2S, các chất hữu cơ như cồn,ê te, kiềm, axit đều làm cho tinh trùng nhanh chết.

- Ảnh hưởng của áp lực thẩm thấu, năng lực đệm pH: môi trường pha loãng tinh dịch lợn cần có áp lực thẩm thấu đẳng trương với tinh dịch. Các môi trường ưu trương hoặc nhược trương đều có hại cho tinh trùng, vì nó làm cho tinh trùng bị teo đi hoặc trương phồng lên và chết một cách nhanh chóng.

Tinh trùng cần có môi trường pha loãng với năng lực đệm để ổn định độ pH. Theo Nguyễn Thiện và Nguyễn Tấn Anh (1993) [24] tinh dịch lợn có pH hơi kiềm (pH = 7,57) nên tinh trùng được kích thích hoạt động mạnh. Vì vậy sẽ chóng chết. Trong môi trường toan yếu sức hoạt động của tinh trùng bị ức chế (pH = 6,5 - 7), tinh trùng sống được lâu hơn.

- Ảnh hưởng của tác động cơ học: do đặc điểm cấu tạo của Acrosome của tinh trùng liên kết rất lỏng lẻo với phần cổ- thân vì vậy nó rất dễ bị bong da do tác động cơ học. Từ đặc điểm này trong quá trình sản xuất, vận chuyển tinh dịch lợn cần hết sức tránh những tác động cơ học.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sản xuất của 3 tỏ hợp đực lai cuối cùng (pietrain x duroc, pietrain x landrace, duroc x landrace) và sức sản xuất của lợn lai thương phẩm tại thái nguyên (Trang 33 - 34)