Sinh trưởng tích luỹ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sản xuất của 3 tỏ hợp đực lai cuối cùng (pietrain x duroc, pietrain x landrace, duroc x landrace) và sức sản xuất của lợn lai thương phẩm tại thái nguyên (Trang 68 - 70)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.1.1.1. Sinh trưởng tích luỹ

Sinh trưởng tíchluỹ hay khả năng tăng khối lượng cơ thể, là một chỉ tiêu quan trọng được các nhà chăn nuôi rất quan tâm, bởi nó là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh trưởng của gia súc. Khối lượng cơ thể lợn qua các tháng nuôi là tiêu chuẩn để đánh giá khả năng sinh trưởng của đàn lợn. Trong chăn nuôi sinh trưởng tích luỹ càng cao thì càng rút ngắn được thời gian chăn nuôi, giảm chi phí thức ăn và công chăm sóc.

Sinh trưởng tích luỹ của lợn thí nghiệm được đánh giá thông qua việc xác định khối lượnglợn ở các thời điểm: 30, 60, 90, 120 và 150 ngày tuổi. Đây là những số liệu thu thập được do kế thừa lại từ số liệu theo dõi trong thời gian trước đó của Trung tâm Giống vật nuôi Thái Nguyên. Kết quả sinh trưởng tích luỹ của ba tổ hợp đực lai được trình bàyở bảng 3.1.

Kết quả ở Bảng 3.1 cho thấy khối lượng ở 30 ngày tuổi (bắt đầu kiểm tra) của ba tổ hợp đực lai PD, PL và DL tương đương nhau lần lượt là 13,65 kg/con; 12,20 kg/con và 12,35 kg/con (P>0,05). Điều này thể hiện sự đồng đều của ba tổ hợp đực lai đưa vào nuôi.

Khối lượng150 ngày tuổi (kết thúc kiểm tra) đạt lần lượt là 96,98; 94,58 và 95,43 kg/con. Trong suốt giai đoạn kiểm tra từ 30 ngày tuổi đến 150 ngày tuổi, qua các giai đoạn cho thấy sinh trưởng tích luỹ của hai tổ hợp đực lai PD và DL luôn cao hơn so với sinh trưởngtích luỹ của tổ hợp đực lai PL (P< 0,05). Như khối lượng lợn đạt ở 90 ngày tuổi của hai tổ hợp đực lai PD vàDL đạt lần lượt là 51,88 và 51,48 kg/con lớn hơn tổ hợp đực lai PL (49,20 kg/con). Khối lượng lợn đạt ở 120 ngày tuổi của hai tổ hợp đực lai PD và DL lần lượt là 73,58 và 70,93 kg/con lớn hơnso với tổ hợp đực lai PL (70,05kg/con).

Bảng 3.1. Khả năng sinh trưởng tích luỹ của ba tổ hợp đực lai PD, PL và DL Chỉ tiêu PD PL DL X + mx Cv(%) X + mx Cv(%) X + mx Cv(%) KL 30 ngày tuổi(kg) 13,03a± 0,41 6,34 12,45a± 0,41 6,61 12,60a± 0,47 7,53 KL 60 ngày tuổi(kg) 31,98a± 0,79 4,92 30,38a± 0,44 2,91 31,75a± 0,59 3,70 KL 90 ngày tuổi (kg) 51,88a± 1,77 6,56 49,20b± 0,58 2,36 51,48a± 0, 61 2,36 KL 120 ngày tuổi (kg) 73,58a± 0,90 2,43 70,05b± 0,74 2,09 70,93ab± 0,74 2,10 KL 150 ngày tuổi(kg) 96,98a± 0,34 0,71 94,58b± 0,43 0,91 95,43b ± 0,38 0,80

Ghi chú: Trên cùng một hàng ngang, các số mang các chữ cái khác nhau thì sự sai

khác có ý nghĩa thống kêở mức (P< 0,05).

Theo tác giả Lê Thanh Hải và cs (2001) [11] thông báo, con lai D(LY) và Pi(LY) có khối lượng lợn nuôi ở 60 ngày tuổi tương ứng là 28,00 và 27,80 kg. Theo Nguyễn Ngọc Phục và cs (2006) [14], khối lượng thí nghiệm của lợn C1230 và C1050 là 20,56 và 20,64 kg ở 62,06 và 61,09 ngày tuổi. Như vậy khối lượng lợn của ba tổ hợp đực lai ở 60 ngày tuổi của chúng tôi là cao hơn kết quả nghiên cứu của các tác giả trên.

Sinh trưởng tích luỹ của ba tổ hợp đực lai được minh hoạ ở hình 3.1.

0,00 20,00 40,00 60,00 80,00 100,00 120,00 30 60 90 120 150 Tuổi (ngày) K h i n g ( k g ) PD PL DL

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sản xuất của 3 tỏ hợp đực lai cuối cùng (pietrain x duroc, pietrain x landrace, duroc x landrace) và sức sản xuất của lợn lai thương phẩm tại thái nguyên (Trang 68 - 70)