Phương pháp nghiên cứu khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sản xuất của 3 tỏ hợp đực lai cuối cùng (pietrain x duroc, pietrain x landrace, duroc x landrace) và sức sản xuất của lợn lai thương phẩm tại thái nguyên (Trang 58 - 59)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3.1.2. Phương pháp nghiên cứu khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của

của ba tổ hợp đực lai PD, PL và DL

Dựa trên những số liệu kế thừa lại từ quá trình theo dõi sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của con lai F1 PD, PL và DL trước đó của Trung tâm Giống vật nuôi Thái Nguyên để áp dụng thống kê và tính toán theo các phương pháp như sau:

* Kiểm tra khả năng sinh trưởng của lợn thông qua một số chỉ tiêu như sau: - Sinh trưởng tích lũy: Xác định khối lượng của lợn: Lợn được định kỳ cân vào buổi sáng trước khi cho ăn bằng cân điện tử tại các thời điểm bắt đầu kiểm tra (30 ngày tuổi), 60, 90, 120 và 150 ngày tuổi.

- Xác định tốc độ sinh trưởng tuyệt đối và cường độ sinh trưởng tương đối qua các giai đoạn: 30 - 60 ngày tuổi; 60 - 90 ngày tuổi; 90 - 120 ngày tuổi; 120 - 150 ngày tuổi: Căn cứ vào kết quả xác định khối lượng của lợn tại các thời điểm 30, 60, 90, 120, 150 ngày tuổi và sử dụng các công thức tính tương ứng để tính toán.

- Công thức tính:

+Sinh trưởng tương đối được xác định theo công thức:

W1- W0

R =─────── x 100 W1+ W0

‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾

Trong đó: W0: Khối lượng ban đầu lúc theo dõi W1: Khối lượng kết thúc theo dõi R: Sinh trưởng tương đối (%)

+ Sinh trưởng tuyệt đối: Là sự tăng lên về khối lượng, thể tích, kích thước cơ thể vật nuôi trong một đơn vị thời gian, được xác định theo công thức sau:

W1- W0

A =──────

T1- T0

Trong đó: W0: Khối lượng ban đầu lúc theo dõi (g) W1: Khối lượng kết thúc theo dõi (g) A: Độ sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) T0: Thời điểm lúc bắt đầu theo dõi (ngày) T1: Thời điểm lúc kết thúc theo dõi (ngày). *Phương pháp xác định tiêu tốn thức ăn

- Khối lượng thức ăn cung cấp cho lợn hàng ngày được xác định theo tiêu chuẩn quy định:

-Lượng thức ăn còn thừa (nếu có) được thu gom sau mỗi bữa ăn và cân xác định khối lượng.

- Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng được tính theo công thức trên cơ sở khối lượng thức ăn cung cấp và số kg tăng khối lượng trong kỳ.

Xác định mức độ tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn theo công thức: Tổng khối lượng thức ăn tiêu tốn

trong thời gian kiểm tra (kg) Tiêu tốn thức ăn/kg tăng KL =

Tổng khối lượng lợn kết thúc (kg) - Tổng khối lượng lợn bắt đầu kiểm tra (kg)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sản xuất của 3 tỏ hợp đực lai cuối cùng (pietrain x duroc, pietrain x landrace, duroc x landrace) và sức sản xuất của lợn lai thương phẩm tại thái nguyên (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)