Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục của lợn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sản xuất của 3 tỏ hợp đực lai cuối cùng (pietrain x duroc, pietrain x landrace, duroc x landrace) và sức sản xuất của lợn lai thương phẩm tại thái nguyên (Trang 37 - 40)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1.4.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục của lợn

Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát dục của lợn gồm 2 nhóm: các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài.

a) Các yếu tố bên trong

Yếu tố di truyền là một trong những yếu tố có ý nghĩa quang trọng nhất ảnh hưởng tới sinh trưởng phát dục của lợn. Quá trình sinh trưởng phát dục của lợn tuân theo các quy luật sinh học, nhưng chịu ảnh hưởng của các giống lợn khác nhau. Do ảnh hưởng của các tuyến nội tiết và hệ thống thần kinh mà hình thành

nên sự khác nhau giữa các giống lợn nguyên thuỷ và các giống lợn đã được cải tiến cũng như các giống lợn thành thục sớm và giống lợn thành thục muộn. Sự khác nhau này không chỉ khác nhau về cấu trúc tổng thể mà còn khác nhau ở sự hình thành lên các tế bào, các bộ phận của cơ thể và đã hình thành nên các giống lợn có hưởng sản xuất khác nhau như: giống lợn hướng nạc, hướng mỡ.

Yếu tố thứ hai ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát dục của lợn là quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Quá trình trao đổi chất trong cơ thể xảy ra dưới sự điều khiển của các Hormon. Hormon tham gia vào tất cả các quá trình traođổi chất của tế bào và giữ cân bằng các chất trong máu. Trong thời kỳ đầu tiên của quá trình sống, kể cả khi chưa có sự hoạt động của tuyến giáp đã có sự tham gia của tuyến ức trong điều khiển quá trình sinh trưởng. Về sau điều khiển quá trình sinh trưởng có sự tham gia của tuyến yên. Hormon của thuỳ trước tuyến yên STH (somatotropin) là loại hormon rất cần thiết cho sinh trưởng của cơ thể. Khi thiếu hoặc thừa hormon này sẽ dẫn đến cơ thể quá nhỏ bé (nanismus) hoặc quá to (gigantismus). Thuỳ giữa tuyến yên cũng tiết ra các hormon tham gia và quá trình chuyển hoá trong cơ thể, chủ yếu là chuyển hoá mỡ và sự chuyển hoá glycogenở trong gan.

b) Các yếu tố bên ngoài

Các yếu tố bên ngoàiảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển cơ thể lợn bao gồm dinh dưỡng, nhiệt độ môi trưởng, ánh sáng và các yếu tố khác.

-Dinh dưỡng: các yếu tố di truyền không thể phát huy tối đa nếu không có một môi trường dinh dưỡng và thức ăn hoàn chỉnh. Khi chúng ta đảm bảo đầy đủ về thức ăn bao gồm cả số lượng và chất lượng thức ăn thì sẽ góp phần thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của các cơ quan trong cơ thể. Một số thí nghiệm đã chứng minh rằng, khi chúng ta cung cấp cho lợn các mức dinh dưỡng khác nhau có thể làm thay đổi tỷ lệ các phần trong cơ thể, ví như nếu chúng ta cho lợn ăn khẩu phần ăn có nhiều protein thì tỷ lệ nạc sẽ cao hơn và

ngược lại nếu chúng ta cho lợn ăn khẩu phần có nhiều bột đường hoặc nhiều chất béo thì tỷ lệ mỡ trong thịt sẽ tăng lên.

- Nhiệt độ và ẩm độ môi trường: nhiệt độ môi trường không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ mà cònảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Nếu nhiệt độ môi trường không thích hợp thì sẽ không thể đảm bảo quá trình trao đổi chất diễn rabình thường cũng như cân bằng nhiệt của cơ thể lợn. Việc đảm bảo nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp cho các loại lợn khác nhau phải căn cứ vào khả năng điều tiết thân nhiệt của chúng.

Khi nhiệt độ chuồng nuôi thấp lợn sẽ thất thoát nhiệt rất nhiều, vì lẽ đó ở lợn con và lợn nuôi thịt sẽ giảm khả năng tăng khối lượng và tăng tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng khối lượng. Nhiệt độ thích hợp cho lợn nuôi béo từ 15 - 18oC, cho lợnsinh sản không thấp hơn 10- 12oC. Nhìn chung khi lợn càng lớn, càng trưởng thành thì cơ quan điều tiết thân nhiệt càng hoàn thiện, lớp mỡ dưới da càng dày và nhu cầu về nhiệt càng giảm xuống.

Nhiệt độ chuồng nuôi có liên quan mật thiết với ẩm độ không khí. Ẩm độ không khí thích hợp cho lợn ở vào khoảng 70%.

- Ánh sáng: ánh sáng cóảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của lợn. Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của ánh sáng đối với lợn người ta thấy rằng ánh sáng có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng và phát triển của lợn con, lợn hậu bị và lợn sinh sản hơn là đối với lợn vỗ béo. Khi không đủ ánh sáng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của lợn, đặc biệt quá trình trao đổi khoáng. Đối với lợn con sơ sinh đến 70 ngày tuổi, nếu không đủ ánh sáng thì tốc độ tăng khối lượng sẽ giảm từ 9,5 - 12%, tiêu tốn thức ăn giảm 3 - 9% so với lợn con đượcvận động dưới ánh sáng mặt trời.

Đối với lợn vỗ béo nhu cầu về ánh sáng thấp hơn, đặc biệt sau khi lợn ăn xong. Trong thực tế ở một số trang trại, người ta đã giảm cường độ chiếu sáng xuống mức tối thiểu cho lợn vỗ béo, đặc biệt cho các giống lợn cao sản (do các

giống lợn cao sản sinh trưởng nhanh, thời gian nuôi ngắn) và cũng không có một phát hiện nào về ảnh hưởng của thiếu sáng đối với lợn vỗ béo.

Việc đảm bảo đủ ánh sáng đối với lợn sinh sản gồm cảlợn đực và lợn nái đều có ý nghĩa rất quan trọng khôngchỉ đối với quá trình traođổi các chất khoáng trong cơ thể mà còn đối với các chức năng sinh sản như biểu hiện động dục, sự phát triển của phôi ở lợn nái, việc sinh tinh và các phản xạ nhảy giá của lợn đực. Trong chăn nuôi công nghiệp khi thiết kế chuồngtrại cần chú ý đảm bảo đủ ánh sáng theo nhu cầu của các loại lợn, đặc biệt đối với lợn con và lợn sinh sản.

- Các yếu tố khác: ngoài các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển lợn đã nêu trên còn có các yếu tố khác như vấn đề chuồng trại, chăm sóc, nuôi dưỡng, tiểu khí hậu chuồng nuôi như không khí, tốc độ gió lùa, nồng độ các khí thải… Nếu chúng ta cung cấp cho lợn các yếu tố đủ theo yêu cầu của từng loại lợn sẽ giúp cho cơ thể lợn sinh trưởng phát triển đạt mức tối đa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sản xuất của 3 tỏ hợp đực lai cuối cùng (pietrain x duroc, pietrain x landrace, duroc x landrace) và sức sản xuất của lợn lai thương phẩm tại thái nguyên (Trang 37 - 40)