ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sản xuất của 3 tỏ hợp đực lai cuối cùng (pietrain x duroc, pietrain x landrace, duroc x landrace) và sức sản xuất của lợn lai thương phẩm tại thái nguyên (Trang 56)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Các tổ hợp đực lai F1 (Pietrain x Duroc, Pietrain x Landrace, Duroc x Landrace) được lai tạo từ ba giống lợn ngoại Pietrain, Duroc, Landrace đang đượcnuôi giữ tại Trung tâm Giống vật nuôi Tỉnh Thái Nguyên.

-Đàn lợn nái sinh sản giống Landrace được dùng để làm nái nền để phối với các tổ hợp đực lai sản xuất ra đàn con lai thương phẩm.

- Đàn con lai thương phẩm được sinh ra từ các tổ hợp đực lai và nái Landrace nêu trên.

2.1.2. Thời gian nghiên cứu

- Từ tháng 07/2012 đến tháng 08/2013.

2.1.3. Địa điểm nghiên cứu

- Trung tâm Giống vật nuôi Tỉnh Thái Nguyên.

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2.1. Nghiên cứu khả năng sản xuấtcủa 3 tổ hợp đực laiPD, PL và DL

2.2.1.1. Khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn

- Kiểm tra khả năng sinh trưởng của ba tổ hợp đực lai thông qua một số chỉ tiêu như: sinh trưởng tích luỹ, sinh trưởng tuyệt đối.

- Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng.

2.2.1.2. Độ dày mỡ lưng

Đo độ dày mỡ lưng tại vị trí P2 (là điểm gốc xương sườn số 13, cách sống lưng 6,5 cm về hai bên và vuông góc với cột sống lưng)của con đực tham gia khảo sát của ba tổ hợp đực lai.

2.2.1.3. Phẩm chất tinh dịch

Khảo sát năng suất, chất lượng tinh dịch của ba tổ hợp đực laiPD, PL và DL thông qua một số chỉ tiêu như thể tích tinh dịch (V), nồng độ tinh trùng (C),...

2.2.1.4. Hiệu quả phối giống

Kiểm tra hiệu quả phối giống của đực giống thuần và ba tổ hợp đực lai PD, PL và DL khi cho phốivới nái nền Landrace.

2.2.2. Nghiên cứu khả năng sản xuất của con lai thương phẩm của ba tổ hợp đực lai

2.2.2.1. Khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn

- Kiểm tra khả năng sinh trưởng của con lai thương phẩm thông qua một số chỉ tiêu như: sinh trưởng tích luỹ, sinh trưởng tuyệt đối, sinh trưởng tương đối.

- Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng.

2.2.2.2. Khả năng chothịt

Đánh giá khả năng cho thịt của con lai thương phẩm qua kết quả mổ khảo sát.

2.2.3. Ưu thế lai tổng thể của một số tính trạng ở con lai thương phẩm sovớiba tổhợp đực laiPD, PL và DL vớiba tổhợp đực laiPD, PL và DL

Kiểm tra ưu thế lai tổng thể của tính trạng dày mỡ lưng, tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của con lai thương phẩm so với ba tổ hợp đực lai.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Khảo sát sức sản xuất của ba tổ hợp đực lai PD, PL và DL

2.3.1.1. Công thức lai và sơ đồ bố trí thí nghiệm

Công thức lai tạora ba tổ hợp đực lai cuối cùng (Pietrain x Duroc, Pietrain x Landrace, Duroc x Landrace)được thể hiện ở bảng 2.1:

Bảng 2.1: Công thức laitạo đực lai F1

Mã số TN Công thức laithí nghiệm Sơ đồ lai tạo

CT1 P x D ♂ P x ♀ D ♂ PD CT2 P x L ♂ P x ♀ L ♂ PL CT3 D x L ♂ D x ♀ L ♂ DL

2.3.1.2. Phương pháp nghiên cứu khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn

của ba tổ hợp đực lai PD, PL và DL

Dựa trên những số liệu kế thừa lại từ quá trình theo dõi sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của con lai F1 PD, PL và DL trước đó của Trung tâm Giống vật nuôi Thái Nguyên để áp dụng thống kê và tính toán theo các phương pháp như sau:

* Kiểm tra khả năng sinh trưởng của lợn thông qua một số chỉ tiêu như sau: - Sinh trưởng tích lũy: Xác định khối lượng của lợn: Lợn được định kỳ cân vào buổi sáng trước khi cho ăn bằng cân điện tử tại các thời điểm bắt đầu kiểm tra (30 ngày tuổi), 60, 90, 120 và 150 ngày tuổi.

- Xác định tốc độ sinh trưởng tuyệt đối và cường độ sinh trưởng tương đối qua các giai đoạn: 30 - 60 ngày tuổi; 60 - 90 ngày tuổi; 90 - 120 ngày tuổi; 120 - 150 ngày tuổi: Căn cứ vào kết quả xác định khối lượng của lợn tại các thời điểm 30, 60, 90, 120, 150 ngày tuổi và sử dụng các công thức tính tương ứng để tính toán.

- Công thức tính:

+Sinh trưởng tương đối được xác định theo công thức:

W1- W0

R =─────── x 100 W1+ W0

‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾

Trong đó: W0: Khối lượng ban đầu lúc theo dõi W1: Khối lượng kết thúc theo dõi R: Sinh trưởng tương đối (%)

+ Sinh trưởng tuyệt đối: Là sự tăng lên về khối lượng, thể tích, kích thước cơ thể vật nuôi trong một đơn vị thời gian, được xác định theo công thức sau:

W1- W0

A =──────

T1- T0

Trong đó: W0: Khối lượng ban đầu lúc theo dõi (g) W1: Khối lượng kết thúc theo dõi (g) A: Độ sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) T0: Thời điểm lúc bắt đầu theo dõi (ngày) T1: Thời điểm lúc kết thúc theo dõi (ngày). *Phương pháp xác định tiêu tốn thức ăn

- Khối lượng thức ăn cung cấp cho lợn hàng ngày được xác định theo tiêu chuẩn quy định:

-Lượng thức ăn còn thừa (nếu có) được thu gom sau mỗi bữa ăn và cân xác định khối lượng.

- Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng được tính theo công thức trên cơ sở khối lượng thức ăn cung cấp và số kg tăng khối lượng trong kỳ.

Xác định mức độ tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn theo công thức: Tổng khối lượng thức ăn tiêu tốn

trong thời gian kiểm tra (kg) Tiêu tốn thức ăn/kg tăng KL =

Tổng khối lượng lợn kết thúc (kg) - Tổng khối lượng lợn bắt đầu kiểm tra (kg)

2.3.1.3. Phương pháp xác định độ dày mỡ lưng của ba tổ hợp đực lai

Dùng máy siêu âm để đo.

hậu bị của ba tổ hợp đực lai đạt khối lượng 90kg, đo bằng máy siêu âm Lean Meater tại vị trí P2 (điểm gốc xương sườn số 13, cách sống lưng 6 cm về phía bên và vuông góc với cột sống). Bôi một lớp dầu ăn lên vị trí cần đo, nhấn nút và di chuyển công cụ xung quanh để loại bỏ bọt khí. Màn hình sẽ hiển thị kết quả khi tổng chiều sâu và số lượng các lớp đã được xác định. Đọc trên màn hình, từ trái sang phải, cho thấy số tổng độ dày của da và lớp mỡ.

2.3.1.4. Phương pháp nghiên cứu đánh giá phẩm chất tinh dịch của lợnđực giống đực giống

Khảo sát phẩm chất tinh dịch củaba tổ hợp đực lai PD, PL và DL đối với lợn đực đạt 18 tháng tuổi. Thông qua các chỉ tiêu như: thể tích tinh dịch trong 1 lần xuất tinh (V), nồng độ tinh trùng (C), hoạt lực của tinh trùng (A), tỷ lệ kỳ hình (K),…

Phương pháp kiểm tra các chỉ tiêu đánh giá phẩm chất tinh dịch như sau:

- Thể tích tinh dịch (V, ml): Là lượng tinh dịch của lợn đực trong một lần xuất tinh sau khi đã lọc bỏ keo phèn. Thể tích tinh dịch được xác định bằng cốc đong, có phân định mức ml, trên miệng đặt 3 - 4 lớp vải gạc đã khử trùng để lọc chất keo nhầy trước khi tinh dịch chảy vào cốc trên mặt phẳng nằm ngang. Đọc kết quả ở mặt cong dưới.

- Hoạt lực của tinh trùng (A): Kiểm tra ngay sau khi tinh dịch vừa lấy ra khỏi cơ thể lợn đực giống trong vòng 5 - 10 phút,ở nhiệt độ 38 - 40oC trên kính hiển vi quang học (PZ0-WARSRAWA) có độ phóng đại 500 lần.

Dùng đũa thủy tinh sạch, lấy một giọt tinh nguyên để trên phiến kính sạch và ấm (30 - 35oC). Dùng một lá kính khô sạch, đậy lên giọt tinh dịch sao cho giọt tinh dịch được dàn đều ra 4 cạnh của lá kính, đặt tiêu bản lên kính hiển vi để đếm với độ phóng đại 500 lần. Trong khi kiểm tra, tiêu bản được sưởi ấm ở 38 - 40oC (dùng hòm sưởi ấm hoặc hệ thống sưởi ấn lắp trên mâm kính hiển vi). Tiến hành ước lượng tinh trùng tiến thằng có trong vi trường.

- Nồng độ tinh trùng (C): Được xác định bằng phương pháp trực tiếp đếm tinh trùng hiện diện đã pha loãng trong buồng đếm hồng bạch cầu. Sử dụng phương pháp trực tiếp bằng buồng đếm Newbouer. Cách tiến hành như sau:

Dùng lá kính khô sạch của buồng đếm lắp lên mặt buồng đếm.

Dùng ống hút bạch cầu (khô và sạch) hút tinh dịch đến vạch 0,5 sau đó hút tiếp tinh dịch NaCl 3% (để giết chết tinh trùng) đến vạch 11. Trong quá trình hút tinh dịch hoặc NaCl 3% cần chú ý sao cho không gây hiện tượng sủi bọt trong ống pha loãng bạch cầu (nếu có bọt, phải rửa sạch, sấy khô trước khi tiếp tục) đảo nhẹ 3 - 4 lần trong ống hút. Như vậy tinh dịch được pha loãng 20 lần. Sau đó bỏ vài giọt đi (khoảng 4 - 5 giọt) rồi nhỏ hỗn hợp này vào buồng đếm. Lưu ý: chỉ cần đặt miệng của ống hút bạch cầu vào mép của lam kính ở khu vực buồng đếm, hỗn hợp tinh dịch sẽ được hút vào đầy trong buồng đếm. Đặt buồng đếm lên kính hiển vi có độ phóng đại 125 lần. Đếm tinh trùng có trong 80 ô bé nhất hay 5 ô (4 ô ở 4 góc và 1 ô ở giữa). Mỗi ô bé có diện tích 1/400 mm2 và sâu 1/10 mm.

Nguyên tắc đếm: Đếm tinh trùng theo đầu. Đếm tinh trùng lần lượt theo hàng, hết hàng nọ đến hàng kia theo hình chữ chi. Không đếm lặp lại và không bỏ sót. Những tinh trùng nằm trên cạnh ô nhỡ chỉ đếm hai cạnh (thường là cạnh trên và cạnh phải). Chỉ đếm số tinh trùng có trong 80 ô con.

Kết quả được tính theo công thức: C = n.106 Trong đó: C: là nồng độ tinh trùng (106/ml)

n: là số lượng tinh trùng đếm được

106: là chỉ số quy đổi C về 1ml tinh nguyên

Như vậy, 1 tinh trùng đếm được đại diện cho 1 triệu tinh trùng có trong 1 ml tinh nguyên.

- Chỉ tiêu tổng hợp (V.A.C): Cách xác định tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần xuất tinh (V.A.C), nó được tính bằng tích của ba chỉ tiêu: thể tích

(V), sức hoạt động của tinh trùng (A) và nồng độ (C), là chỉ tiêu đánh giá tổng hợp nhất để đánh giá phẩm chất của tinh dịch.

- Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K, %): Tinh trùng kỳ hình là tinh trùng có hình dạng khác thường so với tinh trùng bình thường. Cách xác định tỷ lệ kỳ hình như sau:

Nhỏ 1 giọt tinh nguyên lên phiến kính khô sạch đã tẩy mỡ. Nếu tinh dịch đặc,có thể pha loãng bằng vài ba giọt dung dịch nước sinh lý 0,85 %, dùng đầu đũa thủy tinh sạch trộn đều hỗn hợp này. Dùng cạnh của phiến kính khác (hoặc lam kính) phiết nhẹ giọt tinh dịch để dàn mỏng ra trên phiến kính (đẩy nhẹ 1 lần đều tay, không chà xátđẩy tới kéo lui nhiều lượt).

Để cho lớp tinh dịch tự khô trong không khí, sau khi tinh dịch đã khô, hơ qua ngọn lửa đèn cồn. Sau đó dùng thuốc nhuộm bằng xanh metylen để nhỏ đều lên mặt lớp tinh dịch đã khô, đợi cho thuốc nhuộm ngấm (mùa hè 5 - 7 phút, mùa đông 10 - 15 phút). Dùng nước cất rửa sạch tiêu bản, để tiêu bản tự khô hoặc hơ lên ngọn lửa đèn cồn, rồi đưa lên kính hiển vi quan sát với độ phóng đại 500 lần. Lần lượt quan sát đều khắp tiêu bản, đếm tổng số số tinh trùng kỳ hình và không kỳ hình, rồi xác định số tinh trùng kỳ hình và tính theo công thức: 100 2 1   n n K Trong đó: K (%): Là tỷ lệ tinh trùng kỳ hình n1: Số tinh trùng kỳ hình đếm được n2: Số tinh trùng bình thường đếm được

2.3.1.5. Phương pháp xác định hiệu quả phối giống của ba tổ hợp đực lai

PD, PL và DL

Thu thập các số liệu về kết quả phối giống, sinh sản của đàn nái Landrace khi được phối giống với ba tổ hợp đực lai PD, PL và DL. Cụ thể thu

thập các số liệu về số nái có chửa, số con/lứa, số con còn sống để lại nuôi/lứa, khối lượng sơ sinh/ổ, sản lượng sữa của lợn mẹ, thông qua hai phương pháp:

- Kế thừa số liệu

- Theo dõi, ghi chép trực tiếp

Dựa trên cơ sở các số liệu thu được để tính toán một số chỉ tiêu: Tỷ lệ thụ thai, tỷ lệ lợn con còn sống để lại nuôi và các tham số thống kê tương ứng để đánh giá hiệu quả phối giống của ba tổ hợp đực lai.

Công thức tính:

- Tỷ lệ thụ thai (%): Là tỷ lệ nái đã mang thai sau phối giống so với tổng số nái được phối giống. Tỷ lệ thụ thai được tính như sau:

Số nái mang thai sau phối giống

Tỷ lệ thụ thai (%) = x 100 Tổng số nái được phối giống

- Số lợn con đẻ ra/lứa (con): Đếm tổng số con đẻ ra trên một lứa đẻ, tính trung bình số con đẻ ra đối với cả lô thí nghiệm theo công thức:

Tổng số lợn con đẻ ra của các lứa Số lợn con đẻ ra/lứa =

Tổng số lứa đẻ

- Số lợn con đẻ ra còn sống để lại nuôi (con): Tiêu chuẩn đối với lợn ngoại: khối lượng > 0,8kg. Tính theo công thức:

Tổng số lợn con để lại nuôi của các lứa Số lợn con để lại nuôi/lứa =

Tổng số lứa đẻ

- Sản lượng sữa lợn mẹ (kg): cân khối lượng toàn ổ lợn con lúc 21 ngày tuổi (Trần Văn Phùng, 2004 [16]).

2.3.2. Nghiên cứu khả năng sản xuất của con lai thương phẩm của ba tổhợp đực lai hợp đực lai

2.3.2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm kiểm tra khả năng sinh trưởng của con lai

thương phẩm của ba tổ hợp đực laiPD, PL và DL

Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp phân lô so sánh.

Thí nghiệm được đảm bảo giữa các lô nguyên tắc đồng đều về tỷ lệ đực cái, khối lượng, ngày tuổi. Thí nghiệm được tiến hành trên tổng số 90 lợn thương phẩm. Lợn thí nghiệm được chia làm 3 lô, mỗi lô là 30 con. Giữa các lô chỉ khác nhau về đực giống sử dụng cho phối (lô TN1: Đực giống sử dụng là ♂PD; lô TN2: Đực giống sử dụng là ♂PL; lô TN3: Đực giống sử dụng là♂DL).

Bảng 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm

TT Diễn giải Lô TN1 Lô TN2 Lô TN3

1 Công thức lai thương phẩm ♂PD x♀L ♂PL x♀L ♂DL x♀L

2 Số lợn theo dõi/lô (con) 30 30 30

3 KL bắt đầu theo dõi (30 ngày tuổi) 13,12 ± 0,16 12,74 ± 0,16 12,92 ± 0,15 4 Khẩu phần ăn(lợn nuôi thịt) HP - 12 HP - 12 HP - 12

5 Phương thức nuôi Nuôi nhốt Nuôi nhốt Nuôi nhốt

6 Thời gian nuôi (ngày) 120 120 120

7 Nhân tố thí nghiệm ♂PD ♂PL ♂DL

2.3.2.2. Phương pháp đánh giá khả năng sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn

Khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn/kg khối lượng của lợn lai thương phẩm của ba tổ hợp đực lai PD, PL và DL được đánh giá theo phương pháp giống như đánh giá khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn/kg khối lượng của ba tổ hợp đực lai đã nêuở trên.

2.3.2.3. Phương pháp nghiên cứu đánh giá khả năng cho thịt và độ dàymỡ lưng mỡ lưng

Khảo sát thành phần thân thịt: tiến hành mổ khảo sát và xác định các thành phần thân thịt theo phương pháp dưới đây.

Khảo sát chất lượng thân thịt xẻ (tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ nạc, tỷlệ mỡ… ) của con lai thương phẩm đã được đánh giá chọn lọc để đưa vào thực nghiệm: 4 con/1 tổ hợp x 3 tổ hợp = 12 con. Chọn lợn nằm trong mức trung bình đại diện cho nhóm.

Phương pháp mổ như sau:

- 24 giờ trước khi giết thịt không cho ăn. - Cân khối lượngsống.

- Chọc tiết (rạch lớp da và mỡ tìm động mạch cổ để cắt, máu sẽ chảy từ từ và chảy hết).

- Cạo lông: Dội từ từ nước nóng từ 70 - 80oC, khi thấy dễ nhổ lông và bóc lớp màng biểu bì bên ngoài là được. Sau đó rửa sạch, mổ lợn để xác định các chỉ tiêu.

- Mổ: Dùng dao nhọn thật sắc rạch đúng giữa đường trắng, từ cổ xuống đến hậu môn, sau đó lấy hết nội tạng ra, không làm thủng ruột.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sản xuất của 3 tỏ hợp đực lai cuối cùng (pietrain x duroc, pietrain x landrace, duroc x landrace) và sức sản xuất của lợn lai thương phẩm tại thái nguyên (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)