3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.1.1.3. Sinh trưởng tương đối
Qua theo dõi số liệu khối lượng lợn qua từng giai đoạn tuổi, xử lý bằng các thuật toán được số liệu sinh trưởng tương đối của ba tổ hợp đực lai PD, PL và DL trình bàyở Bảng 3.3như sau:
Bảng 3.3. Sinh trưởng tương đối của ba tổ hợp đực lai PD, PL và DL qua các giai đoạn nuôi(%)
Chỉ tiêu PD PL DL
Giai đoạn 30 - 60 ngày tuổi 84,19 83,73 86,36
Giai đoạn 60 - 90 ngày tuổi 47,46 47,29 47,42
Giai đoạn 90 - 120 ngày tuổi 34,59 35,01 31,78
Giai đoạn 120 - 150 ngày tuổi 27,44 29,80 29,45
Kết quả ở Bảng 3.3 cho thấy, sinh trưởng tương đối của ba tổ hợp đực lai PD, PL và DL nuôi tại Thái Nguyên cũng tuân theo quy luật chung tức là giảm dần theo sự tăng lên của ngày tuổi phù hợp với quy luật phát triển chung của gia súc. Số liệu thu được về sinh trưởng tương đối của tổhợp đực lai PD giảm dần từ 84,19 đến 27,44; sinh trưởng tương đối của tổ hợp đực lai PL giảm dần là 83,73 - 29,80 và sinh trưởng tương đối của tổ hợp đực lai DL giảm dần là 86,36 - 29,45. Điều này cho thấytốc độ sinh trưởng của tổ hợp đực lai DL cao hơn so với tốc độ sinh trưởng của tổ hợp đực lai PD và tốc độ sinh trưởng của tổ hợp đực lai PL là thấp nhất.
Đồ thị minh họa khả năng sinh trưởng tương đối của ba tổ hợp đực lai PD, PL và DL được thể hiện ở Hình 3.3.
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 30 - 60 60 - 90 90 - 120 120 - 150 PD PL DL
Hình 3.3. Đồ thị sinh trưởng tương đối của ba tổ hợp đực lai PD, PL và DL 3.1.2. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng
Nghiên cứu về tiêu tốn thức ăn cho thấy tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn. Chi phí về thức ăn chiếm 70-75% trong chăn nuôi lợn thịt (Pfeifer, 1984) [44].
Xác định tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng căn cứ vào tổng lượng thức ăn tiêu tốn và tổng khối lượng lợn tăng lên. Kết quả theo dõi về tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của ba tổ hợp đực lai PD, PL và DL được minh hoạ ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của ba tổ hợp đực lai PD, PL và DL
Chỉ tiêu PD PL DL
X + mx Cv(%) X + mx Cv(%) X + mx Cv(%)
Tiêu tốn TĂ/kg TKL (kg) 2,57ab± 0,05 3,83 2,50a± 0,02 1,71 2,66b ± 0,04 3,16
Ghi chú: Trên cùng một hàng ngang, các số mang các chữ cái khác nhau thì sự sai
Kết quả theo dõi về tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của ba tổ hợp đực lai PD, PL và DL lần lượt là 2,57 kg; 2,50 kg và 2,66 kg. So sánh giữa kết quả của ba tổ hợp đực lai ta thấy tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của tổ hợp lai PL đạt 2,50 kg là thấp nhất so với hai tổ hợp lai PD (2,57 kg) và DL (2,66 kg) (với P< 0,05). 2,57 2,5 2,66 2,4 2,45 2,5 2,55 2,6 2,65 2,7
Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg)
PD PL DL
Hình 3.4. Biểu đồ tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của ba tổ hợp đực lai PD, PL và DL
So sánh về chỉ tiêu tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của ba tổ hợp đực lai PD, PL và DL trong nghiên cứu của chúng tôi với một số nghiên cứu về con lai ngoại khác như: lợn đực lai (ngoại x ngoại) và nái lai (ngoại x ngoại) cũng được Lê Thanh Hải (1995) [10] nghiên cứu và cho thấy lợn lai Duroc x (Yorkshire x Landrace) đạt tiêu tốn 3,24 kg thức ăn/kg tăng trọng. Theo Leroy và Verleyen (2000) [43] khi sử dụng đực Pietrain phối với nái thương phẩm cho kết quả tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng là 2,96kg. Vậy tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của ba tổ hợp đực lai PD, PL và DL trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với một số nghiên cứu về con lai ngoại trong các nghiên cứu khác.
3.1.3.Độ dày mỡ lưng
Độ dày mỡ lưng là một chỉ tiêu đánh giá khả năng cho thịt nạc của lợn. Nếu lợn đực giống có độ dày mỡ lưng vượt quá tiêu chuẩn quy định của giống thì phải loại thải. Độ dày mỡ lưng có tương quan nghịch với tỷ lệ nạc, nếu độ dày mỡ lưng càng cao thì tỷ lệ nạc càng thấp.
Độ dày mỡ lưng của lợn ở ba tổ hợp đực lai PD, PL và DL đo bằng máy siêu âm tại vị trí P2 được trình bàyở bảng 3.5.
Bảng 3.5. Độ dày mỡ lưng của ba tổ hợp đực lai PD, PL và DL Giống Chỉ tiêu PD PL DL X + mx Cv(%) X + mx Cv(%) X + mx Cv(%) Dày mỡ lưng (mm) 8,08 a ± 0,22 5,39 9,25b± 0,26 5,69 9,95b ± 0,18 3,72
Ghi chú: Trên cùng một hàng ngang, các số mang các chữ cái khác nhau thì sự sai
khác có ý nghĩa thống kêở mức (P< 0,05).
Kết quả ở bảng 3.5cho thấy, độ dày mỡ lưng của ba tổ hợp đực lai PD, PL và DL đạt lần lượt là 8,08; 9,25 và 9,95 mm. So sánh độ dày mỡ lưng của ba tổ hợp đực lai PD, PL và DL với nhau ta thấy độ dày mỡ lưng của tổ hợp đực lai PD là thấp nhất sau đó đến độ dày mỡ lưng của tổ hợp đực lai PL (9,25 mm) và lớn nhất là độ dày mỡ lưng của tổ hợp đực lai DL (9,95 mm).
Độ dày mỡ lưng của ba tổ hợp đực lai PD, PL và DL nuôi tại Thái Nguyên đạt tương đương và thấp hơn so với kết quả về độ dày mỡ lưng của một số giống lợn ngoại trong các nghiên cứu khác như: Nguyễn Hữu Thao (2005) [19] đã thí nghiệm nuôi vỗ béo lợn thịt ở các tổ hợp lai khác nhau có đực cuối cùng 25% Pietrain và 75% Duroc (D.DP x LY) ở hai cơ sở đều cho kết quả dày mỡ lưng ở các tổ hợp lai bình quân từ 8,09 - 10,07mm; theo Lê Đình Phùng và Nguyễn Trường Thi (2009) [15] cho biết lợn thịt 3 máu ngoại (Duroc x Landrace) x (Yorkshire x Landrace) có độ dày mỡ lưng tại điểm P2 là
10,1 mm. Leroy và Verleyen (2000) [43] cho biết, khi sử dụng đực Pietrain phối với nái thương phẩm cho kết quả độ dày mỡ lưng là 20mm.
3.1.4. Phẩm chất tinh dịch
Kết quả theo dõi các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch của va tổ hợp đực lai PD, PL và DLđược thể hiện ở Bảng 3.6như sau:
Bảng 3.6. Kết quả đánh giá phẩm chất tinh dịch của ba tổ hợp đực giống lai PD, PL và DL Giống Chỉ tiêu PD PL DL X + mx Cv(%) X + mx Cv(%) X + mx Cv(%) Số con đánh giá 4 4 4 Tổng số lần đánh giá 125 125 125 V(ml) 351,21a± 5,55 8,62 287,29b± 6,05 10,32 267,29c± 3,59 6,57 A(%) 0,78a± 0,01 8,01 0,79a± 0,01 5,69 0,77a± 0,01 6,87 C(triệu/ml) 188,20a± 1,92 4,99 188,29a± 2,05 5,33 188,42a± 1,99 5,17 VAC(tỷ) 40,54a± 0,82 9,92 45,60b± 1,44 15,52 39,32a± 1,20 15,00 K(%) 10,35a± 0,11 5,17 10,00b± 0,10 4,68 10,34a± 0,11 5,26
Ghi chú: Trên cùng một hàng ngang, các số mang các chữ cái khác nhau thì sự sai
khác có ý nghĩa thống kêở mức (P< 0,05).
Đối với 3 tổ hợp đực lai thì tổ hợp đực lai PD có thể tích tinh dịch lớn nhất (351,21ml), hoạt lực của tinh trùng và nồng độ tinh trùng của ba tổ hợp PD, PL và DL chênh lệch không đáng kể. Chỉ tiêu tổng hợp (VAC) thì tổ hợp đực PL chiếm tỷ lệ cao nhất (45,60 tỷ). Sau khi kiểm tra 3 tổ hợp đực lai thì tổ hơp đực PD chiếm ưu thế về thể tích tinh dịch, tổ hợp đực PL lại có chỉ tiêu tổng hợp VAC cao hơn so với hai tổ hợp đực còn lại. Nhìn chung cả ba tổ hợp đực PD, PL và DL đều cho kết quả kiểm tra chất lượng tinh dịch cao so với cơ sở khác và đạt tiêu chuẩn cho sản xuất sử dụng đại trà.
*) Thể tích tinh dịch (Vml)
Là lượng tinh dịch của lợn đực trong một lần xuất tinh sau khi đã lọc bỏ keo phèn.
Qua bảng 3.6 cho thấy, lần lượt thể tích tinh dịch của lợn đực giống lai PD, PL và DL trong một lần khai thác có thể tích trung bình là 351,21 ml, 287,29 ml và 267,29 ml. Khi so sánh về chỉ tiêu này chúng tôi thấy giữa ba tổ hợp đực lai có sự sai khác nhau về thống kê (P<0,05). Và thể tích tinh dịch của tổ hợp đực lai PD (351,21 ml)vượt trội so với 2 tổ hợp đực lai PL (287,29 ml) và DL (267,29 ml). 351,21 287,29 267,29 0 50 100 150 200 250 300 350 400 V (ml) PD PL DL
Hình 3.5. Biểu đồ thể tích tinh dịch của ba tổ hợp đựclai PD, PL và DL
Leman và Roderffer (1976) [42] công bố tuổi thành thục của lợn giống bắt đầu vào khoảng 5- 8 tháng tuổi và lượng tinh dịch sản xuất ra tăng dần đến ổn định khi lợn đạt 18 tháng tuổi. Tại thời điểm này, mỗi lần xuất tinh thể tích tinh dịch đạt 200 - 400 ml/lần. Mức này duy trì đến 60 tháng tuổi sau đó giảm dần.Nhìn chung, thể tích tinh dịch của ba tổ hợp đực lai PD, PL và DL đạt tiêu chuẩn giống lợn ngoại và đạt ở mức tương đối cao so tiêu chuẩn quy định của Cục chăn nuôi (2008) [4].
*) Hoạt lực của tinh trùng A (%)
Hoạt lực của tinh trùng được tính bằng tổng số tinh trùng còn khả năng vận động tiến thẳng so với tổng số tinh trùng có trong tinh dịch.
Theo số liệu ở Bảng 3.6 cho thấy hoạt lực tinh trùng của ba tổ hợp đực giống lai PD, PL và DL nuôi tại Thái Nguyên trung bình lần lượt là 0,78; 0,79 và 0,77. Khi so sánh chỉ tiêu này giữa ba tổ hợp đực giống lai kiểm tra với nhau, chúng tôi không thấy có sự sai khác thống kê (P>0,05).
Theo Nguyễn Thiện và Nguyễn Tấn Anh (1993) [24] tinh dịch lợn ngoại thường đạt A = 0,8. Vậy hoạt lực tinh trùng của ba tổ hợp đực lai nuôi tại Thái Nguyên cũng cho kết quả tương đương.
0,78 0,77 0,79 0,76 0,765 0,77 0,775 0,78 0,785 0,79 0,795 A (%) PD PL DL
Hình 3.6. Biểu đồ hoạt lực của tinh trùng của ba tổ hợp đực lai PD, PL và DL
So sánh với tiêu chuẩn dùng trong thụ tinh nhân tạo (Cục chăn nuôi (2009) [4] thì hoạt lực tinh trùng của ba tổ hợp đực lai PD, PL và DL nuôi tại Thái Nguyên đạt tiêu chuẩn dùng trong thụ tinh nhân tạo.
*) Nồng độ tinh trùng C (triệu/ml)
Nồng độ tinh trùng lợn là số lượng tinh trùng lợn đếm được trong 1 ml tinh dịch sau khi đã lọc bỏ keo phèn. Nồng độ tinh trùng càng lớn thì phẩm chất tinh dịch càng tốt.
Từ kết quả theo dõi ở Bảng 3.6 cho thấy, đàn lợn đực giống lai PD, PL và DL nuôi tại Thái Nguyên có nồng độ tinh trùng trung bình lần lượt là: 188,20; 188,29 và 188,42 triệu/ml. So sánh về chỉ tiêu này giữa ba tổ hợp lai, chúng tôi không thấysự khác nhau về nồng độ tinh dịch giữa ba tổ hợp đực lai PD, PL và DL có ý nghĩa thống kê (P> 0,05). Song khi so sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Đồng và Phạm Sỹ Tiệp (2001) [8] công bố nồng độ tinh trùng của lợn Landrace đạt 168,31 triệu/ml, lợn Yorkshire đạt 180,81 triệu/mlthì kết quả nghiên cứu của chúng tôi về đực giống lai PD, PL và DL là cao hơn. Vì các lợn đực giống lai PD, PL và DL được nuôi ở Thái Nguyên là số lợn đực đang trong độ tuổi sung sức, đồng thời được chăm sóc nuôi dưỡng, và thức ăn có chất lượng tốt hơn do vậy chất lượng tinh dịch tốt hơn.
188,2 188,29 188,42 188,05 188,1 188,15 188,2 188,25 188,3 188,35 188,4 188,45 C (triệu/ml) PD PL DL
Hình 3.7. Biểu đồ nồng độ tinh trùng củaba tổ hợp đựclai PD, PL và DL
Theo Lê Xuân Cương (1986) [1] thì nồng độ tinh dịch của lợn ngoại đạt 170 - 300 triệu/ml, vậy kết quả về nồng độ tinh dịch của ba tổ hợp đực lai PD (188,20 ml), PL (188,29 ml) và DL (188,42 ml) nuôi tại Thái Nguyên cho kết quả phù hợp.
Đây là một chỉ tiêu tổng quát có đánh giá chất lượng tinh dịch lợn, nó phản ánh tổng số tinh trùng có khả năng thụ thai của một lợn đực giống trong một lần xuất tinh. Nó quyết định số liều tinh dịch có thể sản xuất được của một lần khai thác. Từ số liệu thu được về các chỉ tiêu đánh giá phẩm chất tinh dịch lợn đực giống lai PD, PL và DL nuôi tại Thái Nguyên cho thấy, tổng số tinh trùng tiến thẳng trên một lần xuất tinh của lợn đực giống lai PD, PL và DL lần lượt là 40,54 tỷ, 45,60 tỷ và 39,32 tỷ. 40,54 45,6 39,32 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 VAC (tỷ) PD PL DL
Hình 3.8. Biểu đồ chỉ tiêu tổng hợp tinh trùng củaba tổ hợp đựclai PD, PL và DL
Xét về chỉ tiêu tổng hợp củaba tổ hợp đực giốnglai PD, PL và DL lần lượt là: 40,54 tỷ; 45,60 tỷ và 39,32 tỷ. Điều này cho thấy, đực giốnglai PL có phẩm chất tinh dịch cao hơnso với đực giống lai PDvà DL (P > 0,05). So sánh với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thiện- Nguyễn Tấn Anh (1993)[24] tinh lợn ngoại có VAC = 30 tỷ thì kếtquả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn.
*) Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình K (%)
Tinh trùng kỳ hình là những tinh trùng có hình dạng khác thường so với tinh trùng bình thường. Như đã biết tinh trùng kỳ hình có ảnh hưởng xấu đến khả năng thụ thai. Tỷ lệ kỳ hình càng cao, thì tỷ lệ thụ thai càng kém. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như bệnh tật, thức ăn, đặc biệt ảnh hưởng của các chất khoáng, vitamin...
Kết quả theo dõi ở Bảng 3.6 cho thấy, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình trung bình của lợn đực giống lai PD; PL và DL nuôi tại Thái Nguyên lần lượt là 10,35; 10,00; 10,34%. 10,35 10,00 10,34 9,80 9,90 10,00 10,10 10,20 10,30 10,40 K (%) PD PL DL
Hình 3.9. Biểu đồ chỉ tiêu tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của ba tổ hợp đực lai PD, PL và DL
So sánh về tỷ lệ tinh trùng kỳhình của lợn đực giống lai PL với lợn đực giống lai PD và DL chúng tôi thấy lợn đực giống lai PD và DL có tỷ lệ tinh trùng kỳ hình là 10,35 và 10,34% caohơn lợn đực giống lai PL (10,00%) (P < 0,05). So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thiện và Nguyễn TấnAnh (1993) [24], tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của các giống lợn < 20% là đạt yêu cầu. Theo tiêu chuẩn của Cục chăn nuôi (2008) [4] tỷ lệ tinh trùng kỳ hình không lớn hơn 15% thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở ba tổ hợp đực giống lai PD; PL và DL nuôi tại Thái Nguyên là thấp hơn và nằm trong phạm vi cho phép.
3.1.5. Hiệu quả phối giống
Để đánh giá hoàn chỉnh về khả năng sản xuất của lợn đực giống, ngoài việc kiểm tra các chỉ tiêu về chất lượng tinh dịch và thời gian bảo tồn tinh dịch của lợn đực giống, người ta còn xem xét khả năng thụ tinh và sức sống của đàn con thông qua sinh sản. Theo định luật Haltol về di truyền, nếu bố mẹtốt thìđàn con sinh ra sẽ
tốt và sinh trưởng phát triển nhanh. Đồng thời chất lượng tinh dịch tốt thì tỷ lệ thụ thai, tỷ lệsống, và sức sống đàn con khi sơ sinh đều cao.
Kết quảnghiên cứu về hiệu quả phối giốngcủa ba tổ hợp đực lai PD, PL và DLđược trình bàyở Bảng 3.7.
Bảng 3.7. Kết quả kiểm tra khả năng sinh sản của ba tổ hợp đực lai PD, PL và DL
Chỉ tiêu ĐVT ♂PDx♀L ♂PLx♀L ♂DLx♀L
Số nái cho phối Con 12 12 12 Số nái có chửa Con 10 11 10 Tỷ lệ thụ thai % 83,33 91,67 83,33 Số con đẻ ra/lứa Con 12,00a± 0,54 10,00b± 0,44 11,20ab± 0,58 Số con đẻ ra còn sống để lại
nuôi/lứa Con 11,20