KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sản xuất của 3 tỏ hợp đực lai cuối cùng (pietrain x duroc, pietrain x landrace, duroc x landrace) và sức sản xuất của lợn lai thương phẩm tại thái nguyên (Trang 84 - 86)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA

Một trong những mong đợi của các nhà nghiên cứu về giống là nâng cao khả năng sinh trưởng của đàn con lai. Đặc biệt khi sử dụng lợn đực lai, người ta hy vọng con lai sẽ thừa hưởng các tính trạng về sinh trưởng của con bố. Để đánh giá ảnh hưởng của lợn đực lai đến sinh trưởng của lợn con, chúng tôi tiến hành theo dõi về sinh trưởng tích luỹ, sinh trưởng tương đối, sinh trưởng tuyệt đối và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng.

3.2.1. Khả năng sinh trưởng

3.2.1.1.Sinh trưởng tích luỹ

Kết quả nghiên cứu sinh trưởng tích luỹ của con lai thương phẩm được sinh ra do sử dụng tinh dịch của đực kiểm tra ở ba tổ hợp đực lai PD, PL và DL trong giai đoạn kiểm tra được trình bàyởBảng 3.8.

Bảng 3.8. Sinh trưởngtích luỹcủa con lai thương phẩm

Chỉ tiêu ♂PDx♀L ♂PLx♀L ♂DLx♀L X + mx Cv(%) X + mx Cv(%) X + mx Cv(%) KL 30 ngày tuổi (kg) 13,12a± 0,16 6,75 12,74a± 0,16 6,84 12,92a± 0,15 6,27 KL 60 ngày tuổi (kg) 31,07ab± 0,37 6,60 30,37a± 0,26 4,70 31,45b ± 0,41 7,13 KL 90 ngày tuổi (kg) 51,25a± 0,38 4,03 49,76b± 0,4 4,37 50,29ab± 0,38 4,16 KL 120 ngày tuổi (kg) 73,43a± 0,35 2,62 72,25b ± 0,37 2,82 72,04b ± 0,41 3,13 KL 150 ngày tuổi (kg) 95,67a± 0,21 1,19 94,98b± 0,18 1,06 94,29c± 0,24 1,42 Tiêu tốn TĂ/kg TKL (kg) 2,63 ± 0,01 3,83 2,67 ± 0,01 3,21 2,65 ± 0,01 3,16

Ghi chú: Trên cùng một hàng ngang, các số mang các chữ cái khác nhau thì sự sai

Qua kết quả theo dõi ở Bảng 3.8 chúng tôi thấy khối lượng bắt đầu kiểm tra (30 ngày tuổi) của ba công thức lai (♂PD x ♀L), (♂PL x ♀L) và (♂DL x ♀L) tương đương nhau lần lượt là 13,12 kg, 12,74 kg và 12,92kg đảm bảo độ đồng đều về khối lượng lợn đưa vào nuôi thí nghiệm(P>0,05).

Khối lượng lợn thương phẩm sinh ra từ ba công thức lai ở 60 ngày tuổi lần lượt là 31,07 kg; 30,37 kg và 31,45 kg. Theo Nguyễn Ngọc Phục và cs (2006) [14], khối lượng thí nghiệm ở 60 ngày tuổi của lợn C1230 và C1050 là 20,56 và 20,64 kg. Lê Thanh Hải và cs (2001) [11] cho biết, con lai D(LY) và Pi(LY) có khối lượng thí nghiệm ở 60 ngày tuổi tương ứng là 28,00 và 27,80 kg. Vậy khối lượng lợn thương phẩm sinh ra từ ba công thức lai (♂PD x ♀L), (♂PL x ♀L) và (♂DL x ♀L) ở 60 ngày tuổi trong thí nghiệm của chúng tôi đạt cao hơn so với các nghiên cứu trên.

Khối lượnglợn thương phẩm ở 90 ngày tuổi của ba công thức lai(♂PD x ♀L), (♂PL x ♀L) và (♂DL x ♀L) lần lượt là 51,25 kg, 49,76 kg và 50,29 kg. Trong đó, khối lượng lợn thương phẩm ở 90 ngày tuổi của công thức lai (♂PD x ♀L) đạt 51,25 kg cao hơn so với công thức lai (♂PL x ♀L) (49,76 kg) và công thức lai (♂DL x ♀L) (50,29 kg). Điều này cho thấy, trong cùng điều kiện chăn nuôi và giống lợn mẹ, khối lượng lợn thương phẩm ở 90 ngày tuổi con của lợn đực giống lai PD cao hơn chứng tỏ lợn con thương phẩm đã thừa hưởng ưu thế lai từ bố. Trong khi đó, lợn đực giống lai PL và DL không cho thấy ưu thế lai về chỉ tiêu này.

Khối lượng lợn thương phẩm ở 120 ngày tuổi của ba công thức lai (♂PD x ♀L), (♂PL x ♀L) và (♂DL x ♀L) lần lượt là 73,51 kg, 72,25 kg và 72,04 kg. Như vậy, tương tự với kết quả theo dõi khối lượng ở 90 ngày tuổi, khối lượnglợn thương phẩm ở 120 ngày tuổi của công thức lai có con bố là PD cao hơn so với công thức lai có con bố là PL và DL.

Khối lượng lợn thương phẩm khi đạt 150 ngày tuổi(xuất bán) của ba công thức lai(♂PD x ♀L), (♂PL x ♀L) và (♂DL x ♀L) lần lượt đạt 95,67 kg, 94,98 kg và 94,29 kg. Có thể nhận thấy là khối lượng lợn thương phẩm nuôi thịt tăng dần theo từng giai đoạn và khối lượng lợn thương phẩm của công thức lai(♂PD x♀L) luôn có khối lượng cao nhất so với hai công thức lai còn lại.

Để minh hoạ cho sinh trưởng tích luỹ của con lai thương phẩm sinh ra từ các công thức laichúng tôi minh hoạ qua Hình 3.11.

0 20 40 60 80 100 120 30 60 90 120 150 Tuổi (ngày) K h i n g ( k g ) ♂PD x ♀L ♂PL x ♀L ♂DL x ♀L

Hình 3.11.Đồ thị sinh trưởng tích luỹ của lợn lai thương phẩm (kg).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sản xuất của 3 tỏ hợp đực lai cuối cùng (pietrain x duroc, pietrain x landrace, duroc x landrace) và sức sản xuất của lợn lai thương phẩm tại thái nguyên (Trang 84 - 86)