Đặc điểm và thành phần hóa học của tinh dịch lợn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sản xuất của 3 tỏ hợp đực lai cuối cùng (pietrain x duroc, pietrain x landrace, duroc x landrace) và sức sản xuất của lợn lai thương phẩm tại thái nguyên (Trang 28 - 30)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1.3.2.Đặc điểm và thành phần hóa học của tinh dịch lợn

a) Màu sắc của tinh dịch

Bình thường tinh dịch lợn thường có màu trắng sữa hoặc như nước vo gạo. Nhiều lợn đực nội (đặc biệt là lợn đực trưởng thành) do nồng độ tinh trùng thấp nên tinh dịch loãng và trong hơn so với lợn ngoại.

Nó thể hiện sức sống và nồng độ tinh trùng. Có thể dùng chỉ tiêu này để đánh giá sức sống và độ đậm đặc của tinh dịch bằng mắt thường.

Theo NguyễnThiện và Nguyễn Tấn Anh (1993) [24] thì độ vẩn của tinh dịch như sau:

Khi tinh dịch đậm đặc, người ta thấy có trạng thái chuyển động trong lòng chất lỏng sẽ ghi bằng ký hiệu: + + +

Khi tinh dịch có độ đậm đặc trung bình,độ vẩn được ký hiệu: + +

Khi tinh dịch loãng, nhận thấy độ đậm đặc hầu như không đáng kể, được ký hiệu: +

Đối với tinh dịch lợn ngoại, độ vẩn thường đạt + + +, lợn lai và lợn giống mới thường đạt + +, còn lợn nội thường đạt +.

c) Thành phần tinh dịch lợn đực

Tinh thanh là hỗn hợp chất lỏng được tiết ra từ các tuyến sinh dục phụ và dịch phụ hoàn. Tinh thanh chiếm phần chủ yếu trong tinh dịch. Ở lợn, tinh thanh rất nhiều, do tuyến sinh dục phụ của lợn rất phát triển. Tinh thanh có tác dụng rửa đường niệu đạo, hoạt hóa tinh trùng và cung cấp chất dinh dưỡng cho tinh trùng. Tinh thanh chiếm 95- 98% khối lượng tinh dịch.

Tinh trùng lợn là tếbào sinh dục đực được hình thành trongống sinh tinh trong dịch hoàn của lợn. Các ống này chứa rất nhiều loại tế bào khác nhau như tế bào mầm, tinh bào sơ cấp, tinh bào thứ cấp, tiền tinh trùng, tinh trùng. Trong đó quan trọng nhất là tế bào mầm.

d) Thành phần hóa học của tinh dịch lợn

Tinh dịch lợn là các chất tiết hỗn hợp của dịch hoàn phụ và các tuyến sinh dục phụ, gồm có hai thành phần là tinh trùng và tinh thanh. Tinh dịch là dịch lỏng, mầu trắng đục, có phản ứng kiềm yếu (pH = 7,2 - 7,5) và có mùi hăng đặc trưng.

Bảng 1.1:Thành phần hóa học của tinh dịchlợn Thành phần Hàm lượng (mg%) Thành phần Hàm lượng (mg%) Protein 3831 Phospho 8

Lipid 29 Lưu huỳnh -

Các chất hoàn nguyên 37 Clo 329

Fructose 6 - 8 Kali 243

Acid Citric 0,13 Calci 5

Acid lactic 21 Magie 11

(Hoàng Toàn Thắng, 2006)[20]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sản xuất của 3 tỏ hợp đực lai cuối cùng (pietrain x duroc, pietrain x landrace, duroc x landrace) và sức sản xuất của lợn lai thương phẩm tại thái nguyên (Trang 28 - 30)