Phương pháp xác định hiệu quả phối giống của ba tổ hợp đực lai PD,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sản xuất của 3 tỏ hợp đực lai cuối cùng (pietrain x duroc, pietrain x landrace, duroc x landrace) và sức sản xuất của lợn lai thương phẩm tại thái nguyên (Trang 62 - 64)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3.1.5. Phương pháp xác định hiệu quả phối giống của ba tổ hợp đực lai PD,

PD, PL và DL

Thu thập các số liệu về kết quả phối giống, sinh sản của đàn nái Landrace khi được phối giống với ba tổ hợp đực lai PD, PL và DL. Cụ thể thu

thập các số liệu về số nái có chửa, số con/lứa, số con còn sống để lại nuôi/lứa, khối lượng sơ sinh/ổ, sản lượng sữa của lợn mẹ, thông qua hai phương pháp:

- Kế thừa số liệu

- Theo dõi, ghi chép trực tiếp

Dựa trên cơ sở các số liệu thu được để tính toán một số chỉ tiêu: Tỷ lệ thụ thai, tỷ lệ lợn con còn sống để lại nuôi và các tham số thống kê tương ứng để đánh giá hiệu quả phối giống của ba tổ hợp đực lai.

Công thức tính:

- Tỷ lệ thụ thai (%): Là tỷ lệ nái đã mang thai sau phối giống so với tổng số nái được phối giống. Tỷ lệ thụ thai được tính như sau:

Số nái mang thai sau phối giống

Tỷ lệ thụ thai (%) = x 100 Tổng số nái được phối giống

- Số lợn con đẻ ra/lứa (con): Đếm tổng số con đẻ ra trên một lứa đẻ, tính trung bình số con đẻ ra đối với cả lô thí nghiệm theo công thức:

Tổng số lợn con đẻ ra của các lứa Số lợn con đẻ ra/lứa =

Tổng số lứa đẻ

- Số lợn con đẻ ra còn sống để lại nuôi (con): Tiêu chuẩn đối với lợn ngoại: khối lượng > 0,8kg. Tính theo công thức:

Tổng số lợn con để lại nuôi của các lứa Số lợn con để lại nuôi/lứa =

Tổng số lứa đẻ

- Sản lượng sữa lợn mẹ (kg): cân khối lượng toàn ổ lợn con lúc 21 ngày tuổi (Trần Văn Phùng, 2004 [16]).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sản xuất của 3 tỏ hợp đực lai cuối cùng (pietrain x duroc, pietrain x landrace, duroc x landrace) và sức sản xuất của lợn lai thương phẩm tại thái nguyên (Trang 62 - 64)