Tình hình cơ bản của Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Viger

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing nhằm nâng cao đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần rượu bia nước giải khát viger (Trang 58 - 64)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Tình hình cơ bản của Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Viger

3.2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển của Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Viger

Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Viger đóng trên địa bàn thành phố Việt Trì trung tâm văn hóa chính trị; khoa học kỹ thuật của tỉnh Phú Thọ. Địa bàn hiện tại Công ty đang đóng thuộc khu 7 - Phường Thanh Miếu - Thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ. Diện tích đất thuộc Công ty bao gồm: Khu vực trực tiếp điều hành, sản xuất với: 16.371,4 m2

Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Viger tiền thân là Nhà máy đường Việt Trì. Nhà máy đường Việt Trì được khởi công xây dựng ngày 01/07/1959 đi vào hoạt động vụ sản xuất mía đường đầu tiên năm 1960-1961, với công suất ép 350 tấn mía/ngày và một dây truyền sản xuất cồn tinh chế công suất 3000 lít/ngày. Đến năm 1996, Công ty đầu tư dây truyền công suất 5 triệu lit/năm. Trải qua gần 50 năm xây dựng và phát triển, ngày 19/10/2003 theo Quyết định số 4632/QĐ-BNN-TCCB Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quyết định đổi tên Công ty Đường Rượu Bia Việt Trì thành Công ty Bia Rượu Viger. Sau đó đến ngày 24/07/2006 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ra Quyết định số 2106/QĐ- BNN-ĐMDN về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công ty Cổ phần Bia Rượu Viger.

Công ty tổ chức Đại hội đồng cổ đông sáng lập vào ngày 27/12/2006 và chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần vào ngày 01/01/2007 theo giấy đăng ký kịnh doanh số 2600103843 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ cấp ngày 29/12/2006.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thương hiệu bia Viger đã được người tiêu dùng cả nước biết đến và tin dùng. Sản phẩm bia Viger đạt Huy chương vàng năm 2003 do hội người tiêu dùng Việt Nam bình chọn, đạt Huy chương vàng năm 2004 do Bộ công nghiệp trao tặng. Sản phẩm rượu trắng đạt Huy chương vàng năm 2005 do Bộ công nghiệp trao tặng.

* Tình hình tài chính của công ty:

- Vốn điều lệ: 24.028.500.000 đồng. Trong đó:

Vốn nhà nước (do TCT mía đường I quản lý): 17.115.000.000 đồng. Cổ đông khác: 6.913.500.000 đồng.

- Tổng tài sản (31/3/2011): 68.303.216.244 đồng. Trong đó: Tài sản ngắn hạn: 21.006.727.427 đồng

Tài sản dài hạn: 47.296.488.817 đồng

-Vốn kinh doanh thiếu, chủ yếu hoạt động bằng vốn vay; tình hình tài chính vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn = 43,34%

Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn = 56,66%

3.2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý của Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Viger

Cơ cấu quản lý của Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Viger được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng và được chia thành các cấp theo sơ đồ sau:

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC

Phòng Kinh doanh Phó Tổng giám đốc (Phụ trách kinh doanh) HĐQT BAN KIỂM SOÁT Tổng giám đốc ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG Phòng TCHC Phòng TCKT Bảo vệ Nhà ăn Phó Tổng giám đốc (Phụ trách sản xuất) PX RƯỢU Phòng Kinh tế Kỹ thuật PX BIA - NGK Công ty TNHH 1 TV Viger Hà Nội 45

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2.1.3. Lao động của Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Viger

Toàn bộ Công ty hiện có 193 cán bộ công nhân viên chức trong đó: Nam có 113 người, chiếm 58,5%; nữ có 80 người chiếm 41,5%, được thể hiện như trong biểu đồ sau:

0 20 40 60 80 100 120 1 Nam(113) Nữ(80)

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu nguồn nhân lực của công ty theo giới tính

Nguồn: Phòng TC- HC CTCP Bia Rượu Nước giải khát Viger

Xét theo trình độ: Đội ngũ cán bộ công nhân viên công ty thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, cán bộ kỹ thuật là đội ngũ quan trọng trong nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã. Phần lớn có trình độ trung cấp và trình độ THPT. Đội ngũ có trình độ sau đại học là 0%, trình độ đại học có 44 người (22,8%), trình độ cao đẳng có 10 người (5,2%), trình độ trung cấp 52 người (26,9%), trình độ công nhân kỹ thuật 17 người (8,8%), có 70 công nhân lao động có trình độ THPT. Công ty chưa đầu tư vào yếu tố con người, yếu tố quyết định sự sống còn của công ty. Công ty không có chế độ đưa cán bộ kỹ thuật đi đào tạo ở nước ngoài hay các chế độ cho đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

44 10 52 17 70 0 10 20 30 40 50 60 70

Đại học Cao đẳng Trung cấp Công nhân THPT

Series1

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nguồn: Nguồn: Phòng TC- HC CTCP Bia Rượu Nước giải khát Viger 3.2.1.4. Thực trạng về máy móc thiết bị, công nghệ của Công ty

Hiện tại công ty có 2 dây chuyền sản xuất:

- Dây chuyền sản xuất bia công suất 5 triệu lít và 3 triệu lít NGK/năm được đầu tư xây dựng từ năm 1996; xây dựng trên mặt bằng diện tích 16.000 m2 tại phường Thanh Miếu - Việt Trì (khu B). đến tháng 7/1997 dây chuyền chính thức đi vào hoạt động với 2 dòng sản phẩm đó là Bia và NGK. Dây chuyền được đầu tư thiết bị công nghệ tiên tiến của các nước G7 (chủ yếu là Cộng hoà liên bang Đức). Đến năm 2001 nâng công suất sản xuất bia lên 8 triệu lít/năm và đến 2004 nâng lên 15 triệu lít/năm. (Từ năm 2004 - 2008 đã khai thác tối đa công suất, đạt trên 19 triệu lít bia/năm). Đối với sản phẩm bia chủ yếu có 2 loại sản phẩm đó là bia hơi và bia chai mang thương hiệu Viger; đối với NGK ngay từ khi mới sản xuất với nhiều loại sản phẩm nước uống từ hương liệu phối trộn (hoa quả và Coca), sản phẩm đóng chai thuỷ tinh (theo hệ thống chiết chai bia). Năm 2011, công ty đầu tư cải tạo nâng công suất dây chuyền sản xuất nước giải khát lên 5 triệu lít năm. Với 4 dòng sản phẩm chính, đó là: Nước tinh khiết Ahwa; Nước quả trái cây OGINA; Nước tăng lực ZAP; Trà xanh COOGIN

Đến nay dây chuyền sản xuất bia đã hoạt động hơn 15 năm. Về cơ bản hệ thống thiết bị chính vẫn hoạt động tốt, một số thiết bị đã được thay thế cho phù hợp với công nghệ tiên tiến hiện nay như: Hệ thống xử lý nước nấu, lên men tự động hoàn toàn. Một số thiết bị đã xuống cấp như hệ thống chiết chai, chiết keg; hệ thống lạnh.

Đánh giá chung hiện trạng thiết bị vẫn hoạt động tốt, trình độ thiết bị công nghệ so với hiện nay thì rất trung bình; chi phí tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhân công cao hơn các nhà máy khác có cùng công suất. Hàng năm chi phí bảo dưỡng, sửa chữa cao, hiệu suất sử dụng ở mức độ trung bình.

- Dây chuyền sản xuất Cồn - Rượu được đầu tư từ những ngày đầu xây dựng nhà máy đường Việt trì (01/7/1959 đi vào hoạt động 19/6/1961), trải qua hơn 50 năm hoạt động máy móc thiết bị đã hư hỏng và đựơc thay thế cải tạo dẫn các thiết bị chính. Dây chuyền sản xuất cồn có công suất 3.000 lít/ngày, nguyên liệu từ mật rỉ sau sản xuất đường. Từ những năm sau dừng sản xuất đường do nguyên liệu thiếu

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nên việc duy trì sản xuất chỉ đạt xấp xỉ 50% công suất; sản xuất rượu cũng chỉ đạt bình quân 300.000 lít/năm.

Hiện tại thiết bị sản xuất cồn đã tổ chức bán thanh lý; thiết bị pha chế rượu đã quá cũ, lạc hậu hàng năm chi phí sửa chữa bảo dưỡng cao xong hiệu quả lại thấp, chất lượng sản phẩm không ổn định. Thiết bị sản xuất rượu được di chuyển tập trung về khu B để tổ chức sản xuất rượu.

Đánh giá chung hiện trạng thiết bị sản xuất bia - NGK còn khai thác sử dụng tốt trong điều kiện phải đổi mới công nghệ. Thiết bị sản xuất cồn rượu đã xuống cấp, hiệu suất thấp, chất lượng cồn không ổn định.

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing nhằm nâng cao đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần rượu bia nước giải khát viger (Trang 58 - 64)