Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing nhằm nâng cao đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần rượu bia nước giải khát viger (Trang 48 - 50)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

2.2.2.1. Thu thập số liệu đã công bố

Thu thập và tính toán từ những số liệu đã công bố của các cơ quan Thống kê trung ương, các viện nghiên cứu, các trường đại học, các tạp chí, báo chí chuyên ngành và những báo cáo khoa học đã được công bố, các nghiên cứu ở trong và ngoài nước, các tài liệu do các cơ quan của tỉnh Phú Thọ, các tổ chức, dự án, chương trình đã có các hoạt động tại tỉnh, các tài liệu xuất bản liên quan đến tiêu thụ; những số liệu này đã được thu thập chủ yếu ở Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, Tổng Cục thống kê, Báo cáo tổng kết của Bộ Công thương, báo cáo nội bộ

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

của Hiệp hội Bia Rượu Nước giải khát Việt Nam, Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Viger.

2.2.2.2. Thu thập số liệu mới a. Chọn mẫu điều tra

Do tỉnh Phú Thọ là tỉnh đa dạng về cơ cấu ngành nghề như sản xuất nông lâm nghiệp; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và du lịch, …,cho nên thị trường tiêu thụ ở Phú Thọ bao gồm nhiều đối tượng khác nhau, hình thức kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, mức thu nhập khác nhau và nhu cầu tiêu dùng cũng rất phong phú. Để nắm bắt được nhu cầu và yêu cầu của thị trường, cũng như những ý kiến, quan điểm của các đối tượng kinh doanh sản phẩm của công ty, tác giả đã chọn 195 mẫu ngẫu nhiên trong đó chia ra 3 đối tượng cơ bản:

+ Đại lý; Nhà bán buôn; Nhà bán lẻ. + Người tiêu dùng

+ Lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên của VIBECO

Sử dụng các phiếu điều tra để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu của đề tài. Đối tượng được điều tra được áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng bằng các câu hỏi đã được chuẩn bị trước và in sẵn.

Chọn mẫu điều tra: Áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, cỡ mẫu được chọn như trong bảng 2.1

Với hai nhóm đối tượng là nhóm các nhà kinh doanh và nhóm lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên của VIBECO nghiên cứu sử dụng công thức chon mẫu S’lovin.

n = N/(1+N*e2) Trong đó:

n là số lượng mẫu cần lấy N là số lượng của tổng thể e là sai số cho phép 0.05.

Với nhóm điều tra là khách hàng, nghiên cứu sẽ chọn mẫu theo khu vực: Thành phố Việt Trì; các huyện vùng đồng bằng: Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Thủy;

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

và các huyện vùng trung du miền núi còn lại. Ở mỗi khu vực sẽ chọn ngẫu nhiên 30 khách hàng.

Đồng thời với các đối tượng điều tra trên, để đánh giá đúng thực trạng marketing về tiêu thụ sản phẩm tại Công ty, tác giả chọn phỏng vấn người lao động trong công ty bao gồm cán bộ quản lý trong công ty, nhân viên điều hành, nhân viên và công nhân ở các phòng ban, phân xưởng sản xuất trong công ty.

Bảng 2.1. Đối tƣợng điều tra

STT Đối tƣợng điều tra Tổng thể chung Tổng thể mẫu

1 Các Nhà kinh doanh: Đại lý,

nhà bán buôn,nhà bán lẻ 46 37

2 Người tiêu dùng 90

3 Lãnh đạo,cán bộ và công nhân

viên của công ty Vibeco 193 60

Tổng số 187

c. Phương pháp điều tra

Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, bằng hệ thống các câu hỏi, kết hợp việc trao đổi gợi mở để người được hỏi hiểu và cung cấp đúng nội dung thông tin cần điều tra.

d. Nội dung phiếu điều tra

Bảng câu hỏi điều tra sẽ được chia thành hai phần chính:

Phần I: Thông tin cá nhân của người tham gia trả lời bảng câu hỏi điều tra.

Phần II: Các câu hỏi điều tra cụ thể được chọn lọc từ phần vấn đề cần giải quyết. Việc chuẩn bị phiếu điều tra và nội dung của phiếu điều tra dựa vào mục tiêu nghiên cứu và mục tiêu của việc điều tra. Đối với một số chỉ tiêu định tính sẽ được người trả lời đánh giá và xếp hạng từ 1 đến 5 tương ứng với “rất kém” “kém”, “trung bình”, “tốt”, “rất tốt”;…..

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing nhằm nâng cao đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần rượu bia nước giải khát viger (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)