Câu hỏi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing nhằm nâng cao đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần rượu bia nước giải khát viger (Trang 48)

5. Kết cấu của luận văn

2.1.Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng hoạt động marketing nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Viger như thế nào?

- Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Viger là gì?

- Những giải pháp marketing nào nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Viger?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu

Lựa chọn địa điểm nghiên cứu là vấn đề quan trọng, bởi vì địa điểm nghiên cứu ảnh hưởng khách quan tới kết quả phân tích và mang tính đại diện cho toàn bộ địa bàn nghiên cứu.

Đặc điểm của tỉnh Phú Thọ cũng là những đặc điểm cần có đối với bất cứ một Công ty tiêu thụ Bia Rượu Nước giải khát nào. Đồng thời, Công ty đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cho nên luận văn chọn địa bàn tỉnh Phú Thọ là địa điểm nghiên cứu tiêu biểu đại diện cho ngành tiêu thụ Bia Rượu Nước giải khát là hoàn toàn phù hợp.

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

2.2.2.1. Thu thập số liệu đã công bố

Thu thập và tính toán từ những số liệu đã công bố của các cơ quan Thống kê trung ương, các viện nghiên cứu, các trường đại học, các tạp chí, báo chí chuyên ngành và những báo cáo khoa học đã được công bố, các nghiên cứu ở trong và ngoài nước, các tài liệu do các cơ quan của tỉnh Phú Thọ, các tổ chức, dự án, chương trình đã có các hoạt động tại tỉnh, các tài liệu xuất bản liên quan đến tiêu thụ; những số liệu này đã được thu thập chủ yếu ở Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, Tổng Cục thống kê, Báo cáo tổng kết của Bộ Công thương, báo cáo nội bộ

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

của Hiệp hội Bia Rượu Nước giải khát Việt Nam, Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Viger.

2.2.2.2. Thu thập số liệu mới a. Chọn mẫu điều tra

Do tỉnh Phú Thọ là tỉnh đa dạng về cơ cấu ngành nghề như sản xuất nông lâm nghiệp; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và du lịch, …,cho nên thị trường tiêu thụ ở Phú Thọ bao gồm nhiều đối tượng khác nhau, hình thức kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, mức thu nhập khác nhau và nhu cầu tiêu dùng cũng rất phong phú. Để nắm bắt được nhu cầu và yêu cầu của thị trường, cũng như những ý kiến, quan điểm của các đối tượng kinh doanh sản phẩm của công ty, tác giả đã chọn 195 mẫu ngẫu nhiên trong đó chia ra 3 đối tượng cơ bản:

+ Đại lý; Nhà bán buôn; Nhà bán lẻ. + Người tiêu dùng

+ Lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên của VIBECO

Sử dụng các phiếu điều tra để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu của đề tài. Đối tượng được điều tra được áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng bằng các câu hỏi đã được chuẩn bị trước và in sẵn.

Chọn mẫu điều tra: Áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, cỡ mẫu được chọn như trong bảng 2.1

Với hai nhóm đối tượng là nhóm các nhà kinh doanh và nhóm lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên của VIBECO nghiên cứu sử dụng công thức chon mẫu S’lovin.

n = N/(1+N*e2) Trong đó:

n là số lượng mẫu cần lấy N là số lượng của tổng thể e là sai số cho phép 0.05.

Với nhóm điều tra là khách hàng, nghiên cứu sẽ chọn mẫu theo khu vực: Thành phố Việt Trì; các huyện vùng đồng bằng: Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Thủy;

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

và các huyện vùng trung du miền núi còn lại. Ở mỗi khu vực sẽ chọn ngẫu nhiên 30 khách hàng.

Đồng thời với các đối tượng điều tra trên, để đánh giá đúng thực trạng marketing về tiêu thụ sản phẩm tại Công ty, tác giả chọn phỏng vấn người lao động trong công ty bao gồm cán bộ quản lý trong công ty, nhân viên điều hành, nhân viên và công nhân ở các phòng ban, phân xưởng sản xuất trong công ty.

Bảng 2.1. Đối tƣợng điều tra

STT Đối tƣợng điều tra Tổng thể chung Tổng thể mẫu

1 Các Nhà kinh doanh: Đại lý,

nhà bán buôn,nhà bán lẻ 46 37

2 Người tiêu dùng 90

3 Lãnh đạo,cán bộ và công nhân

viên của công ty Vibeco 193 60

Tổng số 187

c. Phương pháp điều tra

Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, bằng hệ thống các câu hỏi, kết hợp việc trao đổi gợi mở để người được hỏi hiểu và cung cấp đúng nội dung thông tin cần điều tra.

d. Nội dung phiếu điều tra

Bảng câu hỏi điều tra sẽ được chia thành hai phần chính:

Phần I: Thông tin cá nhân của người tham gia trả lời bảng câu hỏi điều tra.

Phần II: Các câu hỏi điều tra cụ thể được chọn lọc từ phần vấn đề cần giải quyết. Việc chuẩn bị phiếu điều tra và nội dung của phiếu điều tra dựa vào mục tiêu nghiên cứu và mục tiêu của việc điều tra. Đối với một số chỉ tiêu định tính sẽ được người trả lời đánh giá và xếp hạng từ 1 đến 5 tương ứng với “rất kém” “kém”, “trung bình”, “tốt”, “rất tốt”;…..

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Phương pháp phân tổ thống kê để hệ thống hóa và tổng hợp tài liệu theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu. Việc xử lý và tính toán các số liệu, các chỉ tiêu nghiên cứu được tính toán bằng các hàm ứng dụng trong phần mền Excel.

- Phương pháp thông kê: Là phương pháp thu thập dữ liệu và thiết kế nghiên cứu định lượng, nhằm hỗ trợ tìm hiểu về một vấn đề, đối tượng, hiện tượng hay mối liên hệ giữa các hiện tượng, được thể hiện qua các chỉ tiêu về số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân...Từ đó đưa ra những kết luận có căn cứ khoa học, những dự báo cho tương lai dựa trên số liệu dã thu thập nghiên cứu

- Phương pháp đồ thị: Luận văn còn sử dụng phương pháp đồ thị, bảng biểu nhằm biểu thị một cách rõ nét một số chỉ tiêu nghiên cứu. Đồ thị sẽ giúp cho người đọc dễ dàng nắm được thông tin cần thiết.

2.2.4. Phương pháp phân tích

Sử dụng phương pháp này nhằm làm rõ mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố (doanh thu, chi phí, sản lượng tiêu thụ, thương hiệu,nguồn nguyên liệu,…) và các tác động qua lại của hoạt động phát triển sản xuất, kinh doanh tới các môi trường xung quanh (nền kinh tế - xã hội của một tỉnh, một quốc gia, môi trường cạnh tranh, văn hóa xã hội…).

* Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh (so sánh theo thời gian, theo cơ cấu kinh tế, theo từng ngành, từng loại hình kinh doanh, từng đối tượng khách hàng) để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các chỉ tiêu được đúng đắn, cũng như giúp cho việc phân tích tài liệu được khoa học, khách quan, phản ánh đúng những nội dung cần nghiên cứu.

* Phương pháp dự báo thống kê

Dự báo là việc xác định các thông tin chưa biết có thể xảy ra trong tương lai của hiện tượng được nghiên cứu dựa trên cơ sở những số liệu thống kê trong những giai đoạn đã qua.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Dự báo sự biến động các chỉ tiêu nghiên cứu như: Nhu cầu tiêu thụ Bia Rượu Nước giải khát bình quân trên đầu người, mức độ tăng trưởng tự nhiên của thị trường, sản lượng tiêu thụ, nguồn cung cấp nguyên vật liệu….

Công việc dự báo được dựa vào ước tính dựa trên số liệu thực tế trong một khoảng thời gian phù hợp, xu hướng tiêu dùng, thói quen, thu nhập, sự phát triển chung của nền kinh tế - xã hội. Sự chính xác trong các kết quả của dự báo sẽ mang đến sự thành công hay thất bại của một chiến lược kinh doanh cả trong ngắn hạn và dài hạn. Để kết quả của các dự báo tương đối sát với những gì sẽ xảy ra trong tương lai, điều quan trọng là phải có phương pháp dự báo hợp lý.

Tham khảo dự báo nhu cầu tiêu thụ Bia - Rượu - Nước giải khát tại thị trường Việt Nam, căn cứ vào tình hình thực tế về tốc độ phát triển của nền kinh tế quốc dân, mức độ cạnh tranh trong nội bộ ngành cũng như sự cạnh tranh với các đối thủ kinh doanh ngoài ngành, khả năng sản xuất, khả năng về đầu tư, vốn… của Công ty, đưa ra những dự báo của riêng mình để có thể định hướng tiêu thụ Bia - Rượu - Nước giải khát trong tương lai.

Với các chỉ tiêu định tính và một số chỉ tiêu định lượng như: giới tính, tuổi, thời gian làm việc… sẽ được tính thông qua tần suất hoặc số tương đối phần trăm phân phối.

Để xác định ý kiến phản hồi của người tham gia trả lời bảng câu hỏi điều tra, tác giả sử dụng các câu hỏi với thước đo 5 bậc được trình bày ở trên sẽ được phân tích thông qua sử dụng số bình quân cộng gia quyền

Số bình quân cộng gia quyền (trung bình cộng gia quyền): Vận dụng khi các lượng biến có tần số khác nhau.

Công thức tính: n n n f f f f x f x f x x .... .... 2 1 2 2 1 1 hay n i i n i i i f f x x 1 1

Trong đó: xi: Các lượng biến (i = 1,2,…n), x: Số trung bình fi : Các tần số (quyền số) (i = 1,2,…n)

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Để giúp phân tích và diễn đạt số liệu, tác giả sử dụng thang đánh giá Likert:

Mức Lựa chọn Khoảng Mức đánh giá

5 Tốt 4,20 - 5,00 Tốt

4 Khá 3,40 - 4,19 Khá

3 Trung bình 2,60 - 3,39 Trung bình

2 Kém 1,80 - 2,59 Kém

1 Rất kém 1,00 - 1,79 Rất kém

* Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Trao đổi với các cán bộ của của tỉnh, Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Phú Thọ dùng nghiên cứu cũng như kiểm chứng. Trao đổi thảo luận với các chuyên gia trong lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm Bia Rượu Nước giải khát, tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Viger để từ đó góp phần hoàn thiện nội kết quả nghiên cứu.

2.3. Các chỉ tiêu phân tích

2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển sản xuất, kinh doanh tại Công ty

- Số lượng các cơ sở kinh doanh, các kênh phân phối qua các năm - Số lao động bình quân kinh doanh

- Tổng thuế nộp ngân sách Nhà nước

2.3.2. Tình hình marketing và tiêu thụ sản phẩm Bia Rượu Nước giải khát tại Công ty Công ty

- Doanh thu hàng năm của Công ty

- Lợi nhuận hàng năm của Công ty, tỷ suất lợi nhuận - Lãi/1 đồng vốn của Công ty

- Các khoản thuế đã nộp hàng năm của Công ty

- Công tác nghiên cứu thị trường…, các đối thủ cạnh tranh - Sản phẩm của Công ty

- Giá của Công ty - Phân phối của Công ty

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Xúc tiến hỗn hợp nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Công ty + Quảng cáo

+ Tuyên truyền + Kích thích tiêu thụ + Công tác bán hàng + Dịch vụ sau bán hàng

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIA RƢỢU NƢỚC GIẢI KHÁT VIGER

3.1. Tình hình cơ bản của tỉnh Phú Thọ

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Phú Thọ

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc (vị trí địa lý mang ý nghĩa trung tâm của tiểu vùng Tây - Đông - Bắc). Phía Đông giáp Hà Tây, phía Đông Bắc giáp Vĩnh Phúc, phía Tây giáp Sơn La, phía Tây Bắc giáp Yên Bái, phía Nam giáp Hoà Bình, phía Bắc giáp Tuyên Quang. Với vị trí “ngã ba sông” cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ cách Hà Nội 80 km, cách sân bay Nội Bài 60 km, cách cửa khẩu Lào Cai, cửa khẩu Thanh Thuỷ hơn 200 km, cách Hải Phòng 170 km và cảng Cái Lân 200 km.

Phú Thọ nằm ở trung tâm các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông từ các tỉnh thuộc Tây - Đông - Bắc đi Hà Nội, Hải Phòng và các nơi khác. Là cầu nối giao lưu kinh tế - văn hoá - khoa học kỹ thuật giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc.

Quốc lộ 2 qua Phú Thọ đi Tuyên Quang, Hà Giang sang Vân Nam (Trung Quốc), quốc lộ 70 đi Yên Bái, Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc), quốc lộ 32 qua Phú Thọ đi Yên Bái, Sơn La, cùng với các tỉnh bạn trong cả nước và quốc tế.

Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, huyện Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Ba, Cẩm Khê, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Tân Sơn và Yên Lập. Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh; 274 đơn vị hành chính cấp xã gồm 14 phường, 10 thị trấn và 250 xã, trong đó có 214 xã miền núi, 7 xã vùng cao và 50 xã đặc biệt khó khăn.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du nên địa hình bị chia cắt, được chia thành tiểu vùng chủ yếu. Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của Phú Thọ, tuy gặp một số khó khăn về việc đi lại, giao lưu song ở vùng này lại có nhiều tiềm năng phát triển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản và phát triển kinh tế trang trại. Tiểu vùng gò, đồi thấp bị chia cắt nhiều, xen kẽ là đồng ruộng và dải đồng bằng ven sông Hồng, hữu Lô, tả Đáy. Vùng này thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp, phát triển cây lương thực và chăn nuôi.

3.1.1.3. Khí hậu

Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có một mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23o

c, lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1.600 đến 1.800 mm. Độ ẩm trung bình trong năm tương đối lớn, khoảng 85 – 87%. Nhìn chung khí hậu của Phú Thọ thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi đa dạng.

3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ

3.1.2.1. Tình hình kinh tế của tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm sản. Khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt, may vì ở Phú Thọ có nguồn nguyên liệu, lực lượng lao động tại chỗ; đã xây dựng được một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp và đầu tư với tốc độ nhanh.

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 10,6%. Thu nhập bình quân đầu người là 1.321 USD/người.

- Cơ cấu kinh tế: Chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp; tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ.

Bảng 3.1. Giá trị sản xuất và cơ cấu các ngành kinh tế của tỉnh Phú Thọ

Năm 2010 2011 2012 Số lƣợng (tr.đ) cấu (%) Số lƣợng (tr.đ) cấu (%) Số lƣợng (tr.đ) cấu (%) Tổng giá trị sản xuất 16.102.503 100 17.435.045 100 47.233.746 100 1. Nông - lâm - thuỷ sản 4.413.990 27,41 5.447.003 26,94 10.433.126 22,09 2.C. nghiệp, TTCN, XD 6.623.603 41,13 8.795.700 40,05 26.298.608 55,68

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3. Dịch vụ 5.064.910 31,45 6.725.672 33,01 10.502.012 22,23

Nguồn: Cục Thống kê Phú Thọ

- Sản phẩm chủ yếu: Công nghiệp chế biến 96,66% sản phẩm công nghiệp;

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing nhằm nâng cao đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần rượu bia nước giải khát viger (Trang 48)