Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ bưu chính chuyển phát của bưu điện tỉnh bắc kạn (Trang 45 - 48)

5. Bố cục của luận văn

2.2.4.Phương pháp phân tích số liệu

Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích số liệu sau:

- Phương pháp thống kê mô tả:

Căn cứ vào một hay một số tiêu thức nói lên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp để tiến hành phân tích các hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất giống nhau. Dùng phương pháp số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, dãy số thời gian dùng để phân tích số liệu.

Ý nghĩa: Là một trong các phương pháp quan trọng của phân tích thống kê, đồng thời là cơ sở để vận dụng các phương pháp khác. Trong đề tài nghiên cứu đây phương pháp nghiên cứu đi xuyên suốt, được dùng để thống kê và đánh giá cho hầu hết các chỉ tiêu.

- Phương pháp so sánh:

So sánh thông tin từ các nguồn với nhau, so sánh theo thời gian để có những nhận xét xác đáng về vấn đề nghiên cứu.

Ý nghĩa: Khi sử dụng phương pháp so sánh sẽ giúp nhận thấy sự tăng giảm của các chỉ tiêu nghiên cứu (tăng hay giảm bao nhiêu lần hay tốc độ tăng giảm bao nhiêu %). Phương pháp này được áp dụng trong đề tài này khi so sánh năng lực cạnh tranh dịch vụ bưu chính chuyển phát của Bưu điện tỉnh với doanh nghiệp khác dựa trên một số tiêu chí như: chất lượng, giá cước, tỷ lệ chiết khấu, thời gian chuyển phát…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Phương pháp dự báo: cũng được sử dụng nhiều khi đánh giá năng lực cạnh tranh đặc biệt là trong dự báo thị trường để điều chỉnh giá dịch vụ chính xác hơn.

Khi tiến hành dự báo cần căn cứ vào việc thu thập, xử lý số liệu trong quá khứ và hiện tại để xác định xu hướng vận động của các hiện tượng trong tương lai nhờ vào một số mô hình toán học (Định lượng). Tuy nhiên dự báo cũng có thể là một dự đoán chủ quan hoặc trực giác về tương lai (Định tính) và để dự báo định tính được chính xác hơn, người ta cố loại trừ những tính chủ quan của người dự báo.

- Phương pháp phân tích ma trận SWOT: Phân tích ưu, khuyết điểm bên trong và những mối đe doạ cũng như điều kiện thuận lợi bên ngoài, được gọi là phân tích SWOT.

a. Điểm mạnh (Strenghts)

Lợi thế của mình là gì? Công việc nào mình làm tốt nhất? Nguồn lực nào mình cần, có thể sử dụng? Ưu thế mà người khác thấy được ở mình là gì? Phải xem xét vấn đề từ trên phương diện bản thân và của người khác. Các ưu thế thường được hình thành khi so sánh với đối thủ cạnh tranh.

b. Điểm yếu (Weaknesses)

Có thể cải thiện điều gì? Công việc nào mình làm tồi nhất? Cần tránh làm gì? Phải xem xét vấn đề trên cơ sở bên trong và cả bên ngoài. Người khác có thể nhìn thấy yếu điểm mà bản thân mình không thấy. Vì sao đối thủ cạnh tranh có thể làm tốt hơn mình? Lúc này phải nhận định một cách thực tế và đối mặt với sự thật.

c. Cơ hội (Opportunities)

Cơ hội tốt đang ở đâu? Xu hướng đáng quan tâm nào mình đã biết? Cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ và thị trường dù là quốc tế hay trong phạm vi hẹp, từ sự thay đổi trong chính sách của nhà nước có liên quan tới lĩnh vực hoạt động của công ty, từ sự thay đổi khuôn mẫu xã hội, cấu trúc dân số hay từ các sự kiện diễn ra trong khu vực...

d. Thách thức (Threats)

Những trở ngại đang gặp phải? Các đối thủ cạnh tranh đang làm gì? Những đòi hỏi đặc thù về công việc, về sản phẩm hay dịch vụ có thay đổi gì không? Thay

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đổi công nghệ có nguy cơ gì với công ty hay không? Có vấn đề gì về nợ quá hạn hay dòng tiền? Liệu có yếu điểm nào đang đe doạ công ty? Các phân tích này thường giúp tìm ra những việc cần phải làm và biến yếu điểm thành triển vọng.

Bảng 2.1. Mô hình ma trận SWOT

SWOT

Cơ hội (Oportunities) 1…

2… 3..

Nguy cơ (Threats) 1… 2…. 3… Điểm mạnh (Strengths) 1… 2… 3..

Nhóm chiến lược SO Nhóm chiến lược ST

Điểm yếu (Weaknesses)

1… 2.. 3…

Nhóm chiến lược WO Nhóm chiến lược WT

Ma trận SWOT là công cụ kết hợp quan trọng giúp các nhà quản trị phát triển bốn loại chiến lược sau:

(1) SO (Strengths - Opportunities): các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tận dụng các cơ hội thị trường.

(2) WO (Weaks - Opportunities): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của công ty để tận dụng cơ hội thị trường

(3) ST (Strengths - Threats): các chiến lược dựa trên ưu thế của của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường.

(4) WT (Weaks - Threats): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Bước 1: Liệt kê các cơ hội quan trọng bên ngoài công ty.

Bước 2: Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngoài công ty.

Bước 3: Liệt kê các điểm mạnh bên trong công ty.

Bước 4: Liệt kê các điểm yếu bên trong công ty.

Bước 5: Kết hợp điểm mạnh với cơ hội để hình thành nhóm chiến lược SO và ghi kết quả vào ô thích hợp.

Bước 6: Kết hợp điểm yếu với cơ hội để hình thành nhóm chiến lược WO và ghi kết quả vào ô thích hợp.

Bước 7: Kết hợp điểm mạnh với đe dọa để hình thành nhóm chiến lược ST và ghi kết quả vào ô thích hợp.

Bước 8: Kết hợp điểm yếu với đe dọa để hình thành nhóm chiến lược WT và ghi kết quả vào ô thích hợp.

Mục đích ma trận SWOT là đề ra các chiến lược khả thi có thể chọn lựa, chứ không quyết định chiến lược nào là tốt nhất. Do đó, trong số các chiến lược phát triển trong ma trận SWOT, chỉ một số chiến lược tốt nhất được chọn để thực hiện.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ bưu chính chuyển phát của bưu điện tỉnh bắc kạn (Trang 45 - 48)