Giải pháp về hợp tác đầu tư

Một phần của tài liệu tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia u minh thượng tỉnh kiên giang (Trang 107 - 117)

Vốn đầu tư là nhân tố cực kì quan trọng cho các dự án phát triển du lịch nói chung và cho phát triển DLST trong VQG U Minh Thượng nói riêng. Lượng vốn đầu tư sẽ quyết định được quy mô và chất lượng của dự án. Đặc biệt là lĩnh vực đầu

tư cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật du lịch và nguồn nhân lực. Để tăng cường nguồn vốn đầu tư cho phát triển DLST trong VQG U Minh Thượng, chính quyền địa phương cần phối hợp.

- Tăng cường hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế về nghiên cứu,

đào tạo, trao đổi kinh nghiệm trong quy hoạch quản lý và vận hành du lịch sinh thái; tiếp tục hợp tác với các tổ chức quốc tế: tổ chức bảo tồn thiên nhiên, quỹ quốc tế bảo vệ TNTN, hội sếu quốc tế…; hợp tác và kêu gọi sự hỗ trợ của các ngành , các chuyên gia trong việc lập dự án nghiên cứu, quy hoạch phát triển du lịch sinh thái.

- Kêu gọi nguồn vốn đầu tư từ chính phủ, các doanh nghiệp, cá nhân, để xây

dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch vào cơ sở hạ tầng như: giao thông, hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước là rất cần thiết vì nó không chỉ phục vụ mục đích phát triển du lịch, mà còn cải thiện điều kiện sống của dân cư. Qua đó, người dân nhận thức được sự thay đổi điều kiện sống, tiện nghi hơn là nhờ có sự đầu tư phát triển du lịch, và từ đó mà họ sẵn sàng ủng hộ các dự án du lịch.

- Tăng cường vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực. Trong phát triển DLST thì vấn đề nguồn nhân lực là nhân tố rất quan trọng, nó chỉ đứng sau yếu tố hấp dẫn du lịch. Trình độ của nguồn nhân lực có thể quyết định sự thành công hay thất bại của dự án DLST trong các VQG. Như vậy, lao động cho ngành DLST là lao động kỹ thuật cao, nó đòi hỏi phải có sự hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực Du lịch, môi trường, văn hóa - giáo dục… Muốn vậy, phải có sự đầu tư lớn cho nguồn nhân lực. Mà trách nhiệm hơn ai hết là ở chính quyền địa phương các xã trong VQG và huyện UMT, tỉnh Kiên Giang.

- Tăng cường đầu tư hỗ trợ kinh tế địa phương. Bản chất của DLST là hỗ trợ

cộng đồng địa phương. Do vậy, để phát triển DLST ở VQG U Minh Thượng , thì vấn đề đầu tư hỗ trợ kinh tế địa phương là rất cần thiết. Cụ thể việc đầu tư này cần chú ý vào sự hỗ trợ các ngành kinh tế phục vụ du lịch, như các ngành nghề thủ công truyền thống, nông nghiệp…

- Tăng cường đầu tư cho việc tu bổ, tôn tạo các nguồn tài nguyên, như các

giá trị văn hóa bản địa, các giá trị cảnh quan…

- Hợp tác với các trường đại học trên thế giới, trường đại học Việt Nam trong việc nghiên cứu; kết hợp với các nhà khoa học, các chuyên gia về bảo vệ hệ sinh

thái rừng ngập mặn để nghiên cứu tìm biện pháp điều tiết lượng nước theo mùa cho phù hợp, đồng thời có được giải pháp hiệu quả trong việc phòng chống “ giặc lửa” mùa khô.

KẾT LUẬN

Phát triển bền vững là mục tiêu không chỉ của riêng ngành du lịch mà là mục tiêu chung của tất cả các ngành kinh tế cần hướng tới. Trong khoá luận này, tác giả đã nghiên cứu sự phát triển du lịch bền vững theo hướng phát triển du lịch gắn liền với bảo tồn tự nhiên và phát triển cộng đồng trong một VQG cụ thể của Việt Nam. Đó là định hướng phát triển DLST trong VQG U Minh Thượng , tỉnh Kiên Giang.

Những kết quả đạt được trong giới hạn nội dung nghiên cứu của luận văn, cho phép rút ra một số kết luận sau đây:

1. Trong phạm vi toàn thế giới đang hướng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững, DLST đang được quan tâm nghiên cứu và mở rộng phát triển. Nó được coi là loại hình du lịch có định hướng giáo dục cao và được phát triển dựa trên cơ sở bảo tồn gắn với những nguyên tắc và yêu cầu phát triển bền vững. Các VQG là những địa bàn phù hợp nên được khuyến khích phát triển loại hình du lịch này.

2. Việt Nam có hệ thống các VQG và khu bảo tồn thiên nhiên đặc trưng cho sự đa dạng về hệ sinh thái là tiềm năng to lớn cho sự phát triển DLST. Trong đó, VQG UMT, tỉnh Kiên Giang có tính đa dạng sinh học cao, còn giữ được tính nguyên sinh của rừng ngập nước đặc trưng kết hợp với hệ sinh cảnh phong phú …Nếu được quy hoạch phát triển thận trọng, chắc chắn VQG U Minh Thượng sẽ là một địa danh DLST hấp dẫn và có sức cạnh tranh cao.

3. Trong những năm gần đây, lượng du khách đến tham quan VQG U Minh Thượng ngày một gia tăng. Tuy nhiên, những hoạt động kinh tế du lịch ở đây còn chưa thể hiện rõ nét, hoạt động tham quan chỉ mang tính chất tự phát. Bản thân VQG U Minh Thượng còn chưa chủ động tổ chức dịch vụ đón khách du lịch. Vận dụng những cơ sở lý luận về DLST cho thấy, nếu để tình trạng này diễn ra lâu dài sẽ là một tổn thất lớn đối với tài nguyên và môi trường của VQG. Do đó, việc định hướng phát triển DLST là phù hợp và cần thiết cho VQG U Minh Thượng .

4. Việc định hướng phát triển DLST trong VQG U Minh Thượng được đưa ra trên các cơ sở: nguyên tắc, yêu cầu của DLST; điều kiện thực tế của tài nguyên,

môi trường, nhu cầu du lịch ở VQG; các chức năng, kế hoạch quản lý và phát triển của VQG U Minh Thượng .… và phù hợp với chiến lược quốc gia về phát triển DLST của Việt Nam.

5. Để góp phần định hướng cho quy hoạch phát triển DLST của VQG U Minh Thượng. Luận văn tập trung vào nghiên cứu các định hướng và các giải pháp nhằm đảm bảo:

- Khai thác lãnh thổ và tài nguyên du lịch hợp lý, hiệu quả và bền vững.

- Lồng ghép các hoạt động diễn giải và giáo dục môi trường sinh thái hiệu

quả trong việc quy hoạch và tổ chức các hoạt động du lịch.

- Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương và hỗ trợ phát triển

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Annalisa Koeman (1998), Du lịch sinh thái trên cơ sở phát triển du lịch bền

vững, Tuyển tập báo cáo hội thảo về du lịch sinh thái với phát triển du lịch bền

vững ở Việt Nam, Hà Nội, tr 39-70.

2. Nguyễn Ngọc Anh, Quản lý nước trong bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng

tràm, Vườn Quốc Gia U Minh Thượng, luận văn thạc sĩ, ĐHHN

3. Lê Huy Bá ( chủ biên), Thái Lê Nguyên (2006), Du lịch sinh thái. NXB Khoa

hoc và Kỹ thuật.

4. Buckley. R (2003), Case studies in Ecotourism, CABI Publishing.

5. Chu Văn Cường, GIZ, TS peter, đại học queensland, Dự trữ bảo tồn và phát

triển khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang 6/2008-6/2011.

6. Nguyễn Sao Dần (2008), Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hoà Bình, luận văn kỹ sư kinh tế, ĐHNN-Hà

Nội.

7. Phạm Doãn Dang (2007), Đánh giá khả năng phục hồi khu hệ động vật nổi

của vườn quốc gia U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang sau trận cháy rừng tháng 3/2002. Hội nghị khoa học và công nghệ.

8. PGS.TS. Nguyễn Xuân Đặng (2009), Dự án kết hợp bảo tồn và phát triển

trong khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang.

9. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2004), Giáo trình Kinh tế du lịch,

Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

10. Lê Văn Lanh (1998), Du lịch sinh thái và quản lí môi trường ở các vườn quốc

gia Việt Nam, Tuyển tập báo cáo Hội thảo về Du lịch sinh thái với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Hà Nội, tr. 96 -106.

11. Phạm Trung Lương ( chủ biên), Hoàng Hoa Quân, Nguyễn Ngọc Khánh,

Nguyễn Văn Lanh, Đỗ Quốc Thông (2002), Du lịch sinh thái những vấn đề lý

12. Phạm Trung Lương, Hoàng Hoa Quân, Hoàng Đạo Bảo Càm (2006), Báo cáo định hướng phát triển du lịch sinh thái góp phần bảo tồn đa dạng sinh học ở vườn quốc gia Tràm Chim và khu bảo tồn Láng Sen, Viện Môi trường và Phát

triển bền vững, Hà Nội.

13. Vũ Đức Minh (1999), Tổng quan về du lịch, Nxb Giáo dục.

14. IUCN tại Việt Nam (2008), Hướng dẫn quản lý khu bảo tồn thiên nhiên (Một

số kinh nghiệm và bài học quốc tế ). Cơ quan xuất bản IUCN Việt Nam, Hà Nội.

15. Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Kiên Giang, Quy hoạch tổng thể và phát

triển du lịch tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020.

16. Nguyễn Anh Phương (2007) “ Nghiên cứu một số giải pháp phát triển du lịch

bền vững tại huyện Buôn Đôn - tỉnh ĐăkLăk”.

17. Peter Mackay (2009), Báo cáo trình dự án khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang.

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội có sự tham gia của người dân.

18. Kreg Lindberg, Donald E. Hawkins (1999), Du lịch sinh thái - Hướng dẫn cho

các nhà lập kế hoạch và quản lí, Cục Môi trường xuất bản.

19. Võ Quế (Chủ biên), Lương Hồng Quang, Võ Chí Công (2006), Du lịch cộng

đồng - Lý thuyết và vận dụng (tập 1), Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

20. Nguyễn Thị Sơn, Bài giảng Môi trường du lịch và du lịch sinh thái, Bài giảng

(Tài liệu lưu hành nội bộ), Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

21. Nguyễn Thị Sơn (2000), Cơ sở khoa học cho việc định hướng phát triển du

lịch sinh thái ở vườn quốc gia Cúc Phương, Luận án Tiến sĩ Địa lí, Hà Nội.

22. Trần Đức Thanh (2003), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học Quốc gia

Hà Nội.

23. Lê Văn Thăng (Chủ biên), Trần Anh Tuấn, Bùi Thị Thu (2008), Giáo trình Du

lịch và môi trường, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

24. Nguyễn Văn Thụ - Nguyễn Thụy Anh (2000), Bài giảng Kinh tế du lịch, Trường Đại học Giao thông Vận Tải Hà Nội.

25. Trần Văn Thông (2006), Tổng quan du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

26. Nguyễn Đức Tuấn (2007), Địa lí kinh tế học, Nxb Đồng Nai.

27. Nguyễn Minh Tuệ (Chủ biên), Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Phạm Xuân Hậu,

Nguyễn Kim Hồng (1996), Địa lí du lịch, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

28. Nguyễn Bá Thụ, Nguyễn Hữu Dũng (1998), Bảo tồn và phát triển các vườn

quốc gia với hoạt động phát triển du lịch sinh thái, Tuyển tập báo cáo Hội thảo về Du lịch sinh thái với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Hà Nội, tr. 106 - 114.

29. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Đồng Tháp, Quy hoạch tổng thể phát triển

du lịch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2001 - 2010 và định hướng đến năm 2020.

30. Lê Phát Quới (2010), Lớp thực vật của tỉnh Kiên Giang. Tr 68-129.

31. Trần Triết, Thảm thực vật tự nhiên của VQG UMT tỉnh Kiên Giang.

32. Hoàng Trung Thành, Phạm Trọng Ảnh, Hoàng Văn Chính (2008), Thú ăn thịt

(carnivora) ở vườn quốc gia UMT tỉnh Kiên Giang.

33. 5Thttp://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=404890# ixzz20xukm3L15T0T 34. 5Thttp://www.cbd-itb.org.vn/vn/default.aspx?n=5585T 35. 5Thttp://www.baoanhdatmui.vn/vcms/html/news_detail.php?nid=565T 36. 5Thttp://www.baomoi.com/Du-lich-sinh-thai-Vuon-quoc-gia-U-Minh- Thuong/137/1786534.epi5T 37. 5Thttp://www.dulichbui.org/2011/02/vuon-quoc-gia-u-minh-thuong-kien- giang.html5T 38. http://www.cuocsongviet.com.vn/index.asp?act=detail&ma

PHỤ LỤC

MỘT SỐ HÌNH ẢNH

Rừng tràm U Minh Thượng

Cá linh và bông điên điển

Ẩm thực mùa nước nổi rừng U Minh Thượng

Hình ảnh ở Đầm Dơi

Sân chim mùa sinh sản

Một phần của tài liệu tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia u minh thượng tỉnh kiên giang (Trang 107 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)