Những điểm mạnh và yếu

Một phần của tài liệu tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia u minh thượng tỉnh kiên giang (Trang 88 - 92)

2.4.1.1. Những điểm mạnh

Thứ nhất, Vườn Quốc gia U Minh Thượng có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, thuộc địa phận huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang, cách thành phố Rạch Giá khoảng 50km về phía nam. Giao thông vận tải đến VQG U Minh Thượng khá thuận lợi bao gồm cả giao thông đường bộ và giao thông đường thuỷ.

Thứ hai, VQG U Minh Thượng là kiểu rừng úng phèn, kiểu rừng nguyên

sinh đặc thù được xếp vào loại quý hiếm trên thế giới. VQG U Minh Thượng là nơi

sinh sống của với hơn 387 loài thực vật, 172 loại côn trùng, 66 loại cá, 7 loại ếch nhái, 31 loại bò sát và 172 loài chim, 32 loài thú... VQG U Minh Thượng còn là một

trong ba vùng lõi thuộc Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang, là khu dự trữ sinh quyển lớn thứ 2 trong 8 khu dự trữ sinh quyển của Việt Nam đã được UNESCO công nhận. Đây là một trong những thế mạnh phát triển du lịch sinh thái của vườn thể hiện rõ sự đa dạng sinh học khá cao, cũng như các hệ sinh thái đặc trưng của VQG UMT.

Thứ ba, Vườn có nhiều địa chỉ cho Du lịch sinh thái như: mảng chim, mảng dơi quạ, tràm nguyên sinh, quần thể heo rừng, rái cá, kỳ đà, và đặc biệt là khu giải

trí câu cá Hồ Hoa Mai... ngoài ra căn cứ địa cách mạng U Minh Thượng lưu giữ

truyền thống đấu tranh giữ nước có nét đặc trưng là điều kiện phát triển du lịch sinh thái.

Thứ tư, ẩm thực U Minh Thượng mùa nước nổi, cũng là một trong những điểm đặc trưng sông nước miền Tây. Tại đây, du khách được thưởng thức các món ẩm thực chỉ có ở U Minh như: cá lóc nướng trui cuốn rau sống, bánh tráng chấm nước mắm me; cá rô rừng nướng lụi, cá thác lác chế biến thành 5 món, bông điên điển, cá linh, ba khía… cùng rượu đế miền Tây Nam bộ, thể hiện bản sắc riêng cần được lưu giữ.

Thứ năm, tuy du lịch sinh thái UMT mới được thực hiện từ năm 2004 tuy nhiên phong cách phục vụ của Ban quản lý và cán bộ nhân viên khá tốt, tạo thiện cảm cho du khách, giáo dục môi trường cũng được quan tâm đúng mực. Đây cũng chính là một trong những thế mạnh giúp cho VQG U Minh Thượng phát triển tốt DLST.

2.4.1.2. Những điểm yếu

Thứ nhất, về quản lý khai thác tài nguyên du lịch

- Mặc dù VQG U Minh Thượng sở hữu nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên

phong phú và đa dạng nhưng cho tới nay chưa khai thác tương xứng với tiềm năng đó, thể hiện đó là hệ thống sản phẩm du lịch của UMT còn nghèo nàn, đơn điệu.

- Cho đến nay tài nguyên du lịch tự nhiên chưa được thống kê, đánh giá, phân loại và xếp hạng để quản lý khai thác một cách bền vững, hiệu quả. Dẫn đến

tài nguyên du lịch sinh thái thì nhiều nhưng khai thác bừa bãi, mới dừng ở bề nổi, khai thác cái sẵn có chưa phát huy giá trị của tài nguyên.

- Sự khai thác bừa bãi, cạn kiệt tài nguyên du lịch gắn với quá trình cạnh

tranh và trách nhiệm của các bên không rõ ràng dẫn tới nguy cơ suy thoái nhanh giá trị của tài nguyên. Sự xung đột về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể kinh tế và các ngành, tầm nhìn ngắn hạn và hạn chế về công nghệ dẫn tới một số tài nguyên du lịch bị tàn phá, sử dụng sai mục đích… tác động tiêu cực tới phát triển du lịch bền vững.

Thứ hai, về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

- Hệ thống cơ sở hạ tầng tiếp cận điểm đến còn nghèo nàn, thiếu đồng bộ.

Hiện nay để đến được VQG U Minh Thượng. Khách du lịch quốc tế hầu như không thể đến bằng đường hàng không và chỉ có 2 sân bay quốc tế là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông đưa khách du lịch đến được UMT chưa đồng bộ và nhìn chung chất lượng còn thấp, chưa có sự kết nối thành mạng lưới. Vì vậy những trở ngại về cơ sở hạ tầng tiếp tục là điểm yếu cần sự đầu tư dài hơi cho điểm du lịch UMT nói riêng và Việt Nam nói chung.

- Đặc biệt là VQG U Minh Thượng chưa có dịch vụ lưu trú du khách, sản

phẩm du lịch còn nhỏ lẻ, chưa đồng bộ, vận hành chưa chuyên nghiệp do vậy chưa hình thành được hệ thống khu du lịch tỉnh Kiên Giang với thương hiệu nổi bật mặc dù đang là điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước.

Thứ ba, về nguồn nhân lực du lịch

- Đây thật sự là một điểm yếu trường kỳ không chỉ riêng VQG U Minh Thượng mà cho ngành du lịch Việt Nam. Mặc dù UMT đã có nhiều cố gắng trong công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch trong thời gian qua đặc biệt là giai đoạn từ năm 2004 đến nay. Tuy nhiên so với yêu cầu về tính chuyên nghiệp của ngành du lịch hiện đại và hội nhập hiện nay, thì nguồn nhân lực du lịch VQG U Minh Thượng chưa đáp ứng kịp về kỹ năng chuyên nghiệp và liên kết các điểm du lịch trong vùng.

- Lực lượng lao động du lịch tuy đông đảo nhưng tỷ lệ được đào tạo bài bản chuyên nghiệp du lịch thấp đa số từ trung cấp, cao đẳng, chỉ có 15 người là trình độ đại học.

Như vậy, mặt bằng chung chất lượng nhân lực du lịch sinh thái VQG U Minh Thượng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi về tính chuyên nghiệp, kỹ năng quản lý, giao tiếp và chất lượng phục vụ. Trình độ ngoại ngữ của nhân viên du lịch nhìn chung còn thấp. Đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp dành riêng cho loại hình du lịch sinh thái của VQG và ứng với các ngôn ngữ thuộc thị trường mục tiêu vẫn chưa sẵn sàng đầy đủ.

Thứ tư, về phát triển sản phẩm và thị trường

- Sản phẩm du lịch sinh thái VQG U Minh Thượng nhìn chung có những nét

đặc trưng riêng tuy nhiên sản phẩm du lịch chậm đổi mới để phù hợp với nhu cầu của khách du lịch. Hầu hết các sản phẩm du lịch sinh thái đều khai thác tài nguyên có sẵn hoặc sao chép để hình thành sản phẩm du lịch nên trùng lặp với một số điểm du lịch khác trong vùng như: câu cá, bơi thuyền ngắm cảnh…tương đối giống nhau. Vì vậy tính chất độc đáo, giá trị nguyên bản và ý tưởng của sản phẩm du lịch của VQG UMT rất nghèo nàn và trùng lặp với khá nhiều Vườn quốc gia khác trong tỉnh Kiên Giang nói riêng và cả nước nói chung.

- Việc nghiên cứu phân đoạn thị trường để xác định thị trường mục tiêu phát

triển du lịch sinh thái VQG U Minh Thượng chưa thực sự được quan tâm. Hầu như chỉ phục vụ chung chung, chưa thu được lợi nhuận lớn ở giai đoạn thị trường mục tiêu.

- Ngoài ra, việc xúc tiến quảng bá du lịch sinh thái VQG U Minh Thượng

chưa chuyên nghiệp, chưa bài bản, chưa hiệu quả; mới dừng ở quảng bá hình ảnh

chung, chưa tạo được tiếng vang và sức hấp dẫn đặc thù cho từng sản phẩm, thương

hiệu du lịch. Chính vì vậy mà chưa thu hút được thị trường khách nước ngoài.

Thứ năm, về vốn và công nghệ

- Nhu cầu đầu tư vào du lịch sinh thái VQG U Minh Thượng là rất lớn trong

- Sự tự lực cánh sinh về công nghệ, kỹ thuật và nguồn nhân lực bậc cao của VQG U Minh Thượng còn rất hạn chế và phụ thuộc vào phía đối tác liên doanh liên kết bên ngoài.

Một phần của tài liệu tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia u minh thượng tỉnh kiên giang (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)