Những yêu cầu của du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia u minh thượng tỉnh kiên giang (Trang 27 - 33)

Đối với DLST, để hình thành và phát triển cần tuân thủ các yêu cầu sau đây: dựa trên các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao, đảm bảo tính giáo dục, sử dụng lãnh thổ du lịch phù hợp với bảo tồn, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương (Nguyễn Thị Sơn, 2000).

1.1.4.1. Dựa trên các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao

Sinh thái tự nhiên là sự cộng sinh của các điều kiện tự nhiên bao gồm: sinh thái động vật, sinh thái thực vật, sinh thái khí hậu, v.v (Phạm Trung Lương, 2002).

Đa dạng sinh thái là một bộ phận và là một dạng thứ cấp của đa dạng sinh học. Đa dạng sinh thái thể hiện ở sự khác nhau của các kiểu cộng sinh tạo nên các cơ thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với các yếu tố vô sinh có ảnh

hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sự sống như: đất, nước, địa hình, khí hậu, v.v, đó là các hệ sinh thái và các nơi trú ngụ, sinh sống của một hoặc nhiều loài sinh vật (Phạm Trung Lương, 2002).

Như vậy có thể nói, DLST là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, chỉ có thể tồn tại và phát triển ở những nơi có các hệ sinh thái điển hình với đa dạng sinh thái cao nói riêng và đa dạng sinh học cao nói chung. Điều này giải thích vì sao hoạt động DLST thường chỉ phát triển ở các khu tự nhiên, đặc biệt ở các VQG (Phạm Trung Lương, 2002).

1.1.4.2. Đảm bảo tính giáo dục

Việc chủ động giáo dục gắn liền với bảo tồn có vai trò to lớn tạo nên sự bền vững cho DLST. Pigram đã nhận định: một trong những con đường có hứa hẹn nhất để đạt được mối quan hệ hòa hợp giữa du lịch với môi trường tự nhiên và xã hội là tăng cường giáo dục và thông tin. Quá trình này được thực hiện thông qua các nhà quản lý, điều hành và hướng dẫn viên (Nguyễn Thị Sơn, 2000).

Để nâng cao sự hiểu biết cho khách DLST và hướng hoạt động của họ theo chiều hướng có lợi cho môi trường nhất thiết phải có hướng dẫn viên am hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng địa phương để giới thiệu cho khách. Qua đó hình thành ở du khách lòng yêu quý và trân trọng thiên nhiên và văn hóa địa phương.

Trong DLST còn đòi hỏi phải có một hệ thống thông tin đầy đủ để cung cấp, hướng dẫn cho du khách. Đó là các ấn phẩm về VQG giới thiệu về đa dạng sinh học, nét độc đáo của văn hóa địa phương; các bảng chỉ dẫn và nội quy tham quan. Các thông tin này cần phải được phổ biến đến từng du khách thông qua hướng dẫn viên, trung tâm đón khách và các phương tiện, thiết bị tiếp nhận và phân phối thông tin trên tuyến tham quan (Nguyễn Thị Sơn, 2000) .

1.1.4.3. Sử dụng lãnh thổ du lịch phù hợp với bảo tồn a. Khoanh vùng sử dụng lãnh thổ du lịch

Mô hình khoanh vùng hoạt động du lịch cho lãnh thổ một VQG được Gunn đưa ra như sau:

Hình 1.2: Mô hình phân vùng hoạt động du lịch trong VQG

Nguồn: (Nguyễn Thị Sơn, 2000)

1). Vùng tài nguyên bảo vệ nghiêm ngặt: khu vực này được coi là vùng hạt

nhân về tài nguyên, môi trường nên hầu như được bảo vệ nghiêm ngặt.

2). Vùng tự nhiên hoang dã, sử dụng ở mức độ thấp: ở đây chỉ có các lối mòn

đi bộ hoặc dùng các thuyền nhỏ (nếu có sông, suối chảy qua) cho các hoạt động tham quan.

3). Vùng dành cho các hoạt động giải trí mở rộng hơn: ở đây có các tuyến

tham quan bằng ô tô đến những điểm hấp dẫn về tự nhiên và văn hóa.

4). Vùng dành cho du khách (dã ngoại, cắm trại, nghỉ ngơi), trong đó có

điểm đỗ xe đón khách tham quan vào tuyến trong.

Trung tâm đón khách, bãi đỗ xe Lối vào Vùng dịch vụ du lịch của cộng đồng địa phương Vùng dành cho du khách Vùng dành cho các hoạt động giải trí mở rộng hơn Đài quan sát Vùng tự nhiên hoang dã sử dụng ở mức độ thấp Vùng tài nguyên bảo vệ nghiêm ngặt Các điểm hấp dẫn tự nhiên hoặc văn hóa Đường đi bộ hoặc đi xuồng trên sông, suối Đường vào tham quan bằng ô tô

5). Vùng dành cho các dịch vụ du lịch của cộng đồng: khu vực này thường ở

lân cận cổng VQG hoặc giáp ranh với vùng đệm.

Gunn đã khẳng định, việc khoanh vùng trong phạm vi lãnh thổ của VQG để lượng khách chủ yếu tập trung trong những trung tâm dịch vụ sẽ không gây tác động lớn đến nguồn tài nguyên nhạy cảm và quý hiếm (Nguyễn Thị Sơn, 2000) .

b. Quản lý lượng khách phù hợp trên cơ sở sức chứa du lịch

Nhằm hạn chế đến mức tối đa các tác động có thể có của hoạt động DLST đến tự nhiên, văn hóa, môi trường, theo đó DLST cần được tổ chức với sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về sức chứa.

Sức chứa du lịch là số lượng người cực đại mà hệ sinh thái ở khu du lịch có thể chấp nhận, không gây suy thoái hệ sinh thái tự nhiên, không gây xung đột xã hội giữa cộng đồng địa phương và du khách, không gây suy thoái nền kinh tế truyền thống của cộng đồng bản địa” (Lê Huy Bá, 2006).

Từ khái niệm trên cho thấy, trong phát triển DLST sức chứa là yếu tố quan trọng hàng đầu, nó liên quan trực tiếp đến sự bền vững của khu, điểm du lịch và nó

quyết định sự tồn tại của nền văn hóa bản địa. Sức chứa giải thích cho ta thấy một (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khu, điểm DLST chỉ chấp nhận một khối lượng khách và phương tiện chuyên chở nhất định (Lê Huy Bá, 2006).

Do khái niệm sức chứa bao gồm cả định tính và định lượng, vì vậy khó có thể xác định một con số chính xác về sức chứa cho một khu vực. Mặt khác, mỗi khu vực khác nhau sẽ có sức chứa khác nhau.

Để đơn giản, Boullón đưa ra một công thức chung để xác định sức chứa du lịch của một khu vực, chia thành yêu cầu khu vực do du khách sử dụng và tiêu

chuẩn trung bình cho từng cá nhân (m2/người) (Phạm Trung Lương, 2002):

Khu vực do du khách sử dụng Sức chứa =

Tiêu chuẩn trung bình cho mỗi cá nhân

Tiêu chuẩn không gian trung bình cho mỗi khách thay đổi phụ thuộc vào hình thức hoạt động du lịch.

Ví dụ: Hoạt động giải trí ở các khu du lịch

- Nghỉ dưỡng biển : 30 - 40 m2/người - Hoạt động cắm trại ngoài trời : 100 - 200 m2/người - Thể thao : 200 - 400 m2/người Tổng số khách có thể tham quan mỗi ngày được tính:

Số lượng khách tham quan hàng ngày = Sức chứa x Hệ số luân chuyển Thời gian khu vực mở cửa cho khách tham quan Hệ số luân chuyển =

Thời gian trung bình của một cuộc tham quan

Theo Ceballos - Lascurain, sức chứa du lịch của một khu vực cụ thể còn liên

quan đến các yếu tố như: chính sách cho du lịch và quản lý VQG, hiện trạng tham quan, các yếu tố ảnh hưởng đến điểm tham quan, khả năng phục vụ, v.v, (Nguyễn Thị Sơn, 2000):

Sức chứa tự nhiên (physical capacity): là số khách tối đa mà điểm tham

quan có khả năng chứa.

Trong đó:

A - diện tích dành cho du lịch (Area for tourist use) V/a - chi tiêu bình quân khách cho diện tích (số khách/m2

, Visitor/area)

Rf - Hệ số quay vòng (số lượt tham quan hàng ngày, Rotation factor)

mà Rf = Tổng thời gian mở cửa/Thời gian trung bình một lần tham quan

Sức chứa thực tế (real capacity): là sức chứa tự nhiên bị hạn chế bởi các

điều kiện cụ thể của địa điểm tham quan như: môi trường, sinh thái, xã hội.

PCC = A x V/a x Rf

100 - Cf1 100 - Cf2 100 - Cfn RCC = PCC x x x …x

Cf - các biến số điều chỉnh, nếu biểu thị bằng % sẽ là:

Trong đó: Cf - biến số điều chỉnh

Ml - mức độ hạn chế của biến số Mt - tổng số khả năng của biến số

Các biến số điều chỉnh liên quan tới các đặc điểm và điều kiện cụ thể của mỗi tuyến, điểm tham quan và không nhất thiết giống nhau.

Sức chứa cho phép (enable capacity): là sức chứa thực tế bị hạn chế bởi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

các điều kiện liên quan đến mức độ quản lý du lịch. Chẳng hạn, mức độ đảm bảo yêu cầu quản lý chỉ đáp ứng X%, ECC sẽ là:

Như vậy, PCC luôn lớn hơn RCC và RCC lớn hơn ECC hoặc chỉ bằng khi mức độ quản lý đảm bảo 100%.

Sức chứa thay đổi tùy thuộc vào địa điểm, tính mùa, thời gian, thái độ của người sử dụng, các phương tiện, tình trạng và mức độ quản lý, cũng như đặc trưng động về môi trường của bản thân điểm du lịch.

c. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương

Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào DLST không phải chỉ vì lý do công bằng và bình đẳng mà còn vì họ có thể đóng góp được những kiến thức quý báu vào công tác quản lý, hướng dẫn về địa bàn phát triển DLST và đồng thời là yếu tố hấp dẫn du khách. Cho nên cộng đồng cần được tham gia vào quá trình ra quyết định, lập kế hoạch và quản lý DLST. Sự tham gia này có thể diễn ra với nhiều mức độ khác nhau tùy thuộc vào quyền hạn và năng lực của cộng đồng địa phương.

Khi tham gia vào hoạt động DLST, cộng đồng có thể có thêm nguồn thu

Ml

Cf = x 100 Mt

nhập thông qua những cơ hội việc làm có được, thông qua những sản phẩm và dịch vụ của họ được du khách sử dụng. Nguồn thu nhập này có thể giúp giảm sự phụ thuộc của họ vào các hoạt động ảnh hưởng đến tính bền vững của DLST.

Khi cộng đồng có được nguồn thu nhập từ DLST, họ sẽ có khả năng nâng

cao dịch vụ y tế và giáo dục. Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng lâu dài tới việc nhận thức về bảo tồn trong cộng đồng và giảm các sức ép lên địa bàn phát triển DLST.

Để hoạt động bảo tồn có hiệu quả thì lợi ích thu được từ DLST phải được chia sẻ cho đa số dân cư của cộng đồng, nghĩa là hiệu quả của công tác bảo tồn sẽ tỷ lệ thuận với số dân cư tham gia và được hưởng lợi ích từ DLST (Nguyễn Thị Sơn, 2000).

Một phần của tài liệu tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia u minh thượng tỉnh kiên giang (Trang 27 - 33)