Du lịch sinh thái trong các vườn quốc gia

Một phần của tài liệu tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia u minh thượng tỉnh kiên giang (Trang 33 - 40)

1.1.5.1. Khái niệm vườn quốc gia

DLST thường lấy các VQG làm địa điểm để phát triển. VQG đầu tiên được thành lập là VQG Đá Vàng (Yellowstone) ở Mỹ vào năm 1872 (Nguyễn Thị Sơn, 2000) ở Việt Nam, VQG được thành lập sớm nhất là VQG Cúc Phương (1966). Đến nay, hệ thống các VQG đã được hình thành trên khắp các châu lục và các quốc gia.

Theo Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN): “ VQG là những khu

vực rộng lớn có vẻ đẹp thiên nhiên (ở bờ biển hay ở đất liền) được giữ gìn để bảo vệ một hoặc một vài hệ sinh thái đặc biệt. Đồng thời được dùng cho các mục đích giáo dục, nghiên cứu khoa học, nghỉ ngơi giải trí và tham quan du lịch” (Lê Huy Bá, 2006)

Việc thành lập các VQG nhằm vào các mục tiêu chủ yếu sau đây (Sở Văn

hóa - Thể thao và Du lịch Đồng Tháp, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh

Đồng Tháp thời kỳ 2001 - 2010 và định hướng đến năm 2020):

- Để bảo vệ các khu vực tự nhiên và cảnh quan có tầm quan trọng quốc gia

và quốc tế phục vụ cho mục đích vui chơi, giải trí, giáo dục, nghiên cứu khoa học, đời sống tinh thần hay du lịch;

- Để duy trì lâu dài hiện trạng tự nhiên, các minh họa đặc trưng của các vùng

và đa dạng về sinh thái;

- Để quản lý khách du lịch trong việc sử dụng các dịch vụ vui chơi, giải trí,

văn hóa, giáo dục sao cho vẫn duy trì được đặc điểm tự nhiên hoặc gần gũi với thiên nhiên.

1.1.5.2. Quan hệ giữa du lịch sinh thái với bảo tồn tự nhiên ở các vườn quốc gia a. Các dạng quan hệ chủ yếu

Budowski là người đi đầu trong việc đưa ra quan điểm về mối quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo tồn tự nhiên. Mối quan hệ đó được thể hiện ở một trong ba dạng chính sau đây :

- Quan hệ cùng tồn tại: khi có rất ít mối quan hệ giữa hoạt động du lịch và

bảo tồn tự nhiên hoặc cả hai tồn tại một cách độc lập.

- Quan hệ cộng sinh: trong đó cả du lịch và bảo tồn tự nhiên đều nhận được

những lợi ích từ mối quan hệ này và có sự hỗ trợ lẫn nhau.

- Quan hệ mâu thuẫn: khi sự hiện diện của du lịch, nhất là du lịch đại chúng,

làm tổn hại đến nỗ lực bảo tồn tự nhiên. Chính điều này đã thôi thúc các nhà nghiên

cứu du lịch tìm kiếm mô hình phát triển theo hướng bền vững.

Hình 1.3: Các dạng quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo tồn tự nhiên

Nguồn: Nguyễn Thị Sơn, 2000

(A) DL và BT có quan hệ cùng tồn tại DL BT (B) DL và BT có quan hệ cộng sinh  +  DL  +  BT  +  (C)

DL và BT có quan hệ mâu thuẫn

 + -

DL  + - BT

 +

DL= phát triển du lịch, BT= Bảo tồn tự nhiên

Tình trạng A có thể chuyển sang tình trạng B từ đó có thể biến đổi sang C, hoặc từ tình trạng A có thể chuyển trực tiếp sang C

Những mối quan hệ này được thể hiện ở dạng nào là tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó mức độ sử dụng và quản lý tài nguyên là yếu tố quan trọng.

Ở giai đoạn đầu, khi hoạt động du lịch mới phát triển, mức độ sử dụng tài nguyên còn thấp, mối quan hệ thường thể hiện ở dạng quan hệ cùng tồn tại. Lúc này hoạt động du lịch và bảo tồn tự nhiên ít có ảnh hưởng đến nhau và cùng song song tồn tại. Tuy nhiên, dạng quan hệ này rất khó duy trì lâu dài, đặc biệt khi hoạt động du lịch phát triển hơn với mức độ sử dụng tài nguyên cao hơn và những tác động đến môi trường cũng rõ rệt hơn.

Giai đoạn tiếp theo, mối quan hệ này có thể phát triển theo hướng tích cực nếu hoạt động du lịch được quản lý theo quy hoạch phù hợp với các quy luật tự nhiên, có lợi cho bảo tồn và du lịch. Mối quan hệ này được xem là quan hệ cộng sinh, trong đó những giá trị của tự nhiên vẫn được bảo tồn, thậm chí ở điều kiện tốt hơn, trong khi chất lượng sản phẩm du lịch được đảm bảo, lợi ích của ngành du lịch và khu vực được tăng cường.

Trong trường hợp ngược lại, khi du lịch phát triển mà không quan tâm đến công tác bảo tồn thì mối quan hệ sẽ trở thành mâu thuẫn. Thậm chí, ngay cả khi mối quan hệ này đang là cộng sinh, song nếu không được duy trì và quản lý tốt sẽ dễ chuyển sang quan hệ mâu thuẫn. Trong thực tế điều này thường xảy ra, đặc biệt trong trường hợp khi du lịch phát triển với mục đích đơn thuần vì lợi ích kinh tế.

b. Những lợi ích mà du lịch sinh thái có thể mang lại cho các vườn quốc gia

DLST có khả năng mang lại lợi ích về nhiều mặt cho địa bàn phát triển. Các lợi ích có thể được khái quát như sau (Nguyễn Thị Sơn, 2000):

- Tạo động lực quan trọng trong việc thiết lập và bảo vệ các VQG. Nghĩa là

lợi ích hai chiều được hình thành khi DLST hoạt động trong các VQG.

- Các nguồn thu từ du lịch nếu được sử dụng hợp lý có khả năng tạo ra một

cơ chế tự hạch toán tài chính cho VQG, trong đó có cả việc duy trì bảo tồn các giá trị của VQG, nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch.

- Du lịch tạo cơ hội để du khách được tham quan, tiếp xúc và nâng cao hiểu

tích cực trong việc bảo tồn tài nguyên môi trường.

- Những lợi ích thu được từ du lịch ở các VQG, nhất là những vùng đất ít có

giá trị cho nông nghiệp, tạo cho các vùng đó trở nên có giá trị hơn, kích thích sự phát triển khu vực và lân cận.

- Du lịch còn khuyến khích mở rộng những vùng đất giáp ranh, tạo điều kiện

duy trì độ che phủ thực vật tự nhiên, tăng cường bảo vệ môi trường.

- Du lịch tạo điều kiện cải thiện đời sống của dân cư địa phương, từ đó giảm

bớt sức ép lên môi trường ở VQG.

c. Những tác động tiêu cực lên môi trường tự nhiên của hoạt động du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia

DLST phát triển mạnh mẽ tất yếu sẽ đem lại rất nhiều lợi ích về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường. Tuy nhiên, nếu không được quản lý chặt chẽ và tổ chức tốt thì DLST cũng sẽ có những tác động không tốt đến môi trường tự nhiên.

Phát triển DLST và các hoạt động có liên quan đã góp phần không nhỏ làm cho tài nguyên thiên nhiên và môi trường bị xuống cấp một cách trầm trọng. Đó cũng chính là hậu quả của việc sử dụng đất đai, xây dựng các cơ sở du lịch không đúng nơi hoặc không đảm bảo chất lượng, sự có mặt của du khách làm ảnh hưởng đến tài nguyên nước, tài nguyên không khí, tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học, yếu tố thẩm mỹ (Nguyễn Thị Sơn, 2000).

- Ảnh hưởng đến tài nguyên nước: DLST phát triển kéo theo sự phát triển về

khách sạn, nhà nghỉ, cửa hàng ăn uống và các dịch vụ khác làm tăng lượng nước thải sinh hoạt. Lượng nước thải này không được xử lý triệt để cho nên lâu ngày thấm vào nước ngầm làm ảnh hưởng đến nguồn nước giếng ở các địa phương. Bên cạnh đó, lượng du khách đông mà lại còn vứt rác bừa bãi; dầu mỡ do phương tiện giao thông làm ảnh hưởng đến nước sạch ở các sông, hồ.

- Ảnh hưởng lên tài nguyên không khí: Do lượng du khách ngày càng đông,

hoạt động của các phương tiện giao thông phục vụ cũng tăng theo. Hàm lượng bụi, khói từ các hoạt động giao thông ít nhiều làm ô nhiễm bầu không khí.

kết cấu hạ tầng như: khách sạn, nhà hàng, các công trình phục vụ du lịch khác sẽ làm cho diện tích đất bị xâm lấn, thu hẹp. Ngoài ra, quy hoạch DLST không đúng nơi, xây dựng các công trình hạ tầng không đúng quy cách cũng làm cho tài nguyên đất bị phá vỡ. Các hoạt động đi bộ, tham quan trên đường mòn, các khu vực cắm trại, các bãi đỗ xe, v.v, làm tăng cường sự kết chặt đất, lở đất, xói mòn đất, v.v.

- Ảnh hưởng lên tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học: Hoạt động du lịch

làm gia tăng lượng rác thải, một khi không có hoặc thiếu những phương tiện thu gom, thiết bị chứa và phương tiện xử lý rác sẽ gây ảnh hưởng không tốt đối với đời sống sinh vật. Bên cạnh đó, do việc phá rừng xây nhà lưu trú, sự giẫm đạp, bẻ cành, hái hoa, thu lượm cây cảnh ảnh hưởng đến thảm thực vật; các hoạt động tham quan, tiếng ồn của khách, xe cộ, v.v, khiến các loài động vật hoảng sợ dẫn đến sự thay đổi các diễn biến sinh hoạt, địa bàn cư trú, hoạt động kiếm ăn, săn mồi của chúng.

Ngoài ra, nhu cầu tiêu dùng xa xỉ các món ăn từ động vật hoang dã của du khách

dẫn đến việc săn lùng, buôn bán chúng cũng là những tác động làm suy giảm số lượng quần thể động vật.

- Ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ: Các hoạt động vứt rác bừa bãi, khắc, đẽo, viết,

vẽ lên thân cây cũng làm xấu cảnh quan. Việc xây dựng các cơ sở hạ tầng không hợp lý, hài hòa với thiên nhiên làm giảm tính hấp dẫn của không gian du lịch.

Từ những khía cạnh đã phân tích trên về những khả năng mà DLST có thể gây ra đối với môi trường tự nhiên ở các VQG cho thấy một điều rằng: “DLST cũng

như các loại hình du lịch khác cũng chứa đựng sẵn những mầm mống để tự làm hủy hoại môi trường mà nó tồn tại nếu không có sự quản lý, tổ chức tốt của ban quản lý, các nhà điều hành du lịch”.

d. Đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia đối với phát triển du lịch sinh thái

Đa dạng sinh học là tất cả các loài động vật, thực vật và vi sinh vật sống hoang dã trong rừng, trong đất, trong không khí và trong các vực nước. Đa dạng sinh học là tổng thể số lượng những nguồn sống trên hành tinh gồm các cây và các con.

Đa dạng sinh học bao gồm: đa dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng sinh thái. Chính sự đa dạng về gen (đa dạng di truyền), đa dạng loài góp phần tạo nên đa dạng về hệ sinh thái. Đứng ở góc độ DLST, thì đa dạng sinh học bao gồm cả sự đa dạng về văn hóa - đó là con người, một thành viên của thế giới sinh vật, đồng thời là nhân tố quan trọng thuộc các hệ sinh thái.

Đặc trưng của DLST là lấy các khu tự nhiên làm nền tảng cho sự phát triển. Chính vì vậy, sự phong phú của thế giới tự nhiên quyết định lên giá trị của các sản phẩm DLST. Đa dạng sinh học là nhân tố không thể thiếu để từ đó xây dựng các chương trình DLST. Yêu cầu đầu tiên để có thể tổ chức được DLST là sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao.

1.1.5.3. Quan hệ giữa du lịch sinh thái và cộng đồng địa phương a. Vai trò của cộng đồng địa phương đối với du lịch sinh thái

Cộng đồng địa phương đóng vai trò hết sức quan trọng trong phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng. Qua quá trình phát triển DLST ở nhiều quốc gia trên thế giới đã chứng minh được rằng cộng đồng địa phương đóng góp một phần không nhỏ vào việc cung cấp các dịch vụ cho khách du lịch, bảo vệ tài nguyên và môi trường, góp phần thu hút du khách thông qua cách đối đãi, nét đặc sắc văn hóa.

Đối với DLST, địa bàn để nó ra đời và phát triển là các khu vực có nhiều tài nguyên hoang dã, còn khá nguyên trạng. Nhưng tại các khu vực này thường các điều kiện giao thông không thật thuận lợi, đồng thời nằm ở vị trí khá biệt lập với các đô thị lớn, các điểm du lịch khác nên gây khó khăn cho các hoạt động cung cấp dịch vụ của các công ty du lịch. Vì vậy, các nhà kinh doanh du lịch và cả khách du lịch thường dựa vào cộng đồng địa phương để thực hiện mong muốn của mình.

Cộng đồng địa phương sống gần các VQG thường có cuộc sống tương đối khó khăn, thiếu công ăn việc làm nên đã dựa vào điều kiện tự nhiên để kiếm kế sinh nhai. Tuy nhiên, nếu được tham gia và hưởng lợi từ hoạt động du lịch chắc chắn họ sẽ ra sức bảo vệ và gìn giữ tài nguyên, môi trường - điều kiện để DLST có thể tồn tại và phát triển.

Ngoài ra, cộng đồng địa phương cũng có các phong tục tập quán, lễ hội, lối sống, kiến trúc nhà ở, v.v, trở thành tài nguyên du lịch - là đối tượng để du khách có thể tìm hiểu thưởng thức.

Như vậy, cộng đồng địa phương vừa là đối tượng vừa là chủ thể để phát triển DLST tại các VQG.

b. Những lợi ích mà du lịch sinh thái có thể mang lại cho cộng đồng địa phương ở các vườn quốc gia

DLST là loại hình du lịch mà quá trình phát triển có sự cân nhắc rất lớn về vấn đề mục tiêu nào nên đặt lên hàng đầu. Đó là nỗi trăn trở đối với các nhà quản lý và điều hành du lịch ở các VQG. Mặc dù mục tiêu kinh tế không phải là yếu tố quá chú trọng nhưng phát triển DLST ở các VQG có thể mang lại các lợi ích cho cộng đồng địa phương cụ thể như sau (Lê Văn Thăng, 2008):

- Tạo cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho người dân của các cộng đồng có

liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động du lịch.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội được cải thiện rõ rệt hơn, đó là: hệ thống đường giao thông, hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống điện, hệ thống truyền thông, y tế, v.v.

- Góp phần nâng cao nhận thức, mở mang hiểu biết cho cộng đồng trong việc

nhất thiết phải bảo vệ tài nguyên môi trường là con đường duy nhất để đảm bảo cho cuộc sống lâu dài và duy trì phát triển các thế hệ tương lai của họ.

- Tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa khách và dân địa phương, giới thiệu

những giá trị và truyền thống địa phương, tạo mối quan hệ xã hội ngày càng tiến bộ.

- Tăng cường củng cố cộng đồng thông qua việc góp phần làm giảm sự di cư

từ các vùng nông thôn lên thành thị do có việc làm. Cũng nhờ những lợi ích do du lịch mang lại, các cộng động địa phương thể hiện sự đoàn kết và quyết tâm bảo vệ đối với các tài sản vốn có của mình.

c. Những tác động tiêu cực của du lịch sinh thái đối với cộng đồng địa phương ở các vườn quốc gia

DLST là loại hình du lịch có tính ưu việt so với các loại hình du lịch khác về những đóng góp cho cộng đồng. Tuy nhiên, nếu không có sự quản lý, tổ chức tốt trong quá trình phát triển thì DLST cũng có khả năng đem đến những động tiêu cực đối với cộng đồng địa phương:

- Việc khai thác các nguồn lực và tiềm năng thiên nhiên một cách vô tội vạ

khiến cho cảnh quan bị hủy hoại ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân. - Ô nhiễm không khí từ sự gia tăng quá nhanh của các phương tiện giao thông, ô nhiễm nguồn nước mặt từ rác thải, ô nhiễm nguồn nước ngầm từ nước thải sinh hoạt, v.v, đã và đang là những vấn đề môi trường nhức nhối cho các cộng đồng

Một phần của tài liệu tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia u minh thượng tỉnh kiên giang (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)