Tài nguyên du lịch tự nhiên

Một phần của tài liệu tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia u minh thượng tỉnh kiên giang (Trang 53 - 66)

2.2.2.1. Tài nguyên sinh vật

Lớp phủ thực vật

Mặc dù rừng tràm chiếm ưu thế trong phần lớn khu vực đầm lầy than bùn, nhưng hệ thực vật trong VQG U Minh Thượng cũng khá đa dạng. Dựa vào mật độ che phủ và thời gian sinh trưởng của tràm, sự chen lẫn của các loài thực vật với nhau và các quần xã thực vật khác, có nhiều đơn vị lớp phủ được ghi nhận trong khu vực VQG U Minh Thượng. Dưới đây là một số kiểu lớp phủ thực vật chính trong VQG U Minh Thượng:

Bảng 2.2: Diện tích các kiểu lớp phủ thực vật VQG U Minh Thượng

STT Kiểu lớp phủ Diện tích

(ha)

1 Rừng tràm 3446,43

2 Rừng tràm chen lấn cây bụi và thực vật thủy sinh 2851,39

3 Thực vật thủy sinh 1404,63

4 Mặt nước và thực vật thủy sinh 213,10

5 Sậy và cây tạp 137,45

Tổng 8053,00

(Lớp thực vật của tỉnh Kiên Giang. Nxb Kiên Giang, Tr 68-129)

Rừng Tràm: Hiện trạng cho thấy rừng tràm với độ che phủ từ 20-80%

chiếm ưu thế trong toàn bộ khu vực VQG U Minh Thượng. Với diện tích 3446,43 ha trong đó với 1595,04 ha trồng rừng tràm với mật độ từ thưa đến dày. Mặc dù phần lớn tràm bị chết do trận cháy năm 2002, nhưng vẫn còn lại một lượng lớn tràm được xem là rừng tràm bán tự nhiên còn lại trên đầm lầy than bùn.

Theo kết quả phân chia trong đơn vị rừng tràm, có 5 đơn vị lớp phủ rừng tràm trong khu vực VQG: 1, tràm trưởng thành mật độ dày ; 2, tràm trưởng thành mật độ trung bình ; 3, tràm trưởng thành mật độ thưa ; 4, tràm nhỏ mật độ dày ; 5, tràm vừa mật độ trung bình.

Trong đó tràm trưởng thành mật độ dày là dãy rừng tràm còn sót lại sau trận

cháy năm 2002, với diện tích khoảng 370,75 ha. Hầu hết tràm có mật độ trung bình với độ che phủ trên 70% và có độ tuổi trên 17 năm. Một dãy tràm nằm cạnh kênh Ngang là chỗ cho cộng đồng Dơi làm nơi trú ngụ.

Đối với tràm trưởng thành mật độ trung bình thì đây cũng là dãy tràm còn lại sau trận cháy năm 2002, với diện tích khoảng 182,30 ha. Tràm có độ tuổi trên 14 năm và độ che phủ trung bình từ 40-60%. Phần lớn dãy rừng tràm này nằm cạnh dãy rừng tràm trưởng thành có mật độ dày. Giữa những cụm tràm có sự sống của những nhóm thực vật khác như sậy, bèo tai chuột, bèo cái…nhưng mật độ không nhiều.

Tràm trưởng thành mật độ thưa đây là những dãy tràm có chiều ngang khá nhỏ phần lớn tràm đều lớn tuổi phân bố không đều theo các kênh rạch nhỏ bên trong VQG. Chiếm diện tích khoảng 358,05 ha, các cụm tràm này qua quan sát cho thấy đều có độ tuổi trên 14 năm.

Tràm nhỏ mật độ dày, đây là cánh rừng tràm có độ tuổi từ 9-10 năm, có độ che phủ trên 70% ở khu trung tâm của VQG, với diện tích khoảng 243,89 ha. Tràm phát triển trên khu vực tầng than bùn có độ dày lớn nhất (>1m), nên có địa hình cao nhất khu vực VQG U Minh Thượng. phía ngoài là những cánh tràm thưa chen lẫn cây bụi hoặc cây thủy sinh.

Tràm tuổi trung bình mật độ trung bình bao bọc xung quanh rừng tràm có

mật độ dày hoặc hoặc một số cụm tràm nằm rải rác trên các con rạch nhỏ trong khu vực VQG U Minh Thượng. Là cánh rừng tràm tái sinh trung bình có độ che phủ từ 40-60%. Diện tích của cánh rừng này chiếm khoảng 200,33 ha. Do mật độ tràm trung bình nên chen giữa thường có những cây bụi như sậy, bèo cái…

Rừng tràm chen lấn cây bụi và thực vật thủy sinh

Trong khu vực VQG U Minh Thượng có một diện tích khá lớn khoảng 2851,39 ha rừng tràm phát triển chen lấn cây bụi và thực vật thủy sinh. Chính sự hiện diện của các loài thực vật khác đã làm tăng sự đa dạng sinh học thực vật trong khu vực đất than bùn U Minh Thượng.

Dựa vào mật độ tràm và mật độ các thực vật khác chen lấn có thể chia làm 7 đơn vị phụ được ghi nhận: 1, tràm nhỏ, mật độ dày xen sậy ; 2,tràm lớn xen sậy và bèo cái ; 3,tràm nhỏ mật độ trung bình xen sậy ; 4,tràm nhỏ thưa xen với bèo cái ; 5,tràm trung bình mật độ thưa xen với choại ; 6, tràm trung bình mật độ thưa xen với bồn bồn ; 7,tràm thưa xen sậy ; 8,tràm nhỏ, mật độ thưa xen sậy.

Thực vật thủy sinh

Trong điều kiện ngập nước quanh năm ngoài tràm cộng đồng thực vật thủy sinh với nhiều loài phát triển trong khu vực VQG U Minh Thượng. Phổ biến nhất là bèo cái, bèo tai chuột, bồn bồn, rong đuôi chồn, súng ma, thủy nữ ấn…

Dựa vào tính đồng nhất và ưu thế của một số loài thực vật khác nhau trong quần xã, một số lớp phủ của quần xã thực vật thủy sinh được phân chia trong khu vực VQG U Minh Thượng. Trong đó quần xã bèo cái xen lẫn thủy sinh khác lên đến 1404,63ha.

Bèo cái phát triển khá nhiều trong khu vực VQG U Minh Thượng hiện diện từ các kênh rạch đến các cánh rừng, những vùng ngập nước. Theo những khu vực kênh, rạch bèo cái làm trở ngại việc đi lại, di chuyển tàu ghe.

Mặt nước và thực vật thủy sinh

Do địa hình thấp và bị ngập nước nhiều năm nên một khu vực có diện tích khá lớn khoảng 213,1 ha. Được đánh giá là vùng mặt nước với một ít loài thực vật thủy sinh đang sinh sống. Quần xã thực vật thủy sinh chủ yếu đang sinh sống được ghi nhận ở khu vực này chủ yếu là bồn bồn, súng ma, bèo cái, rong đuôi chồn. Vài nơi trong khu ngập nước cao có súng ma phát triển, loài Năng Ống vẫn thấy xuất hiện từng đốm nhỏ. Những nơi như vậy là dấu vết của một khu đồng cỏ ngập nước theo mùa trước đây bi ngập từ năm 2003 đến nay. Tràm cũng xuất hiện với từng cụm nhỏ phân bố rải rác với mật độ khoảng 1-2% diện tích vùng mặt nước.

Sậy và cây tạp

Một quần xã thực vật gồm sậy và những cây tạp phân bố dọc 2 bên bờ kênh bên trong và kênh rãnh của VQG. Với diện tích khoảng 137,45 ha. Ngoài cây sậy còn nhiều loài thực vật từ than gỗ đến cây bụi, thân leo.

Nhóm cây gỗ chiếm ưu thế là tràm, có nơi có Trâm Bầu, Gáo Vàng, Khuynh Điệp được trồng xen lẫn vào những dãy Sậy. Sậy chiếm ưu thế trong loài thân thảo, trên bờ nếu có trảng trống thì thường gặp cỏ ống, những thực vật ký sinh có thể gặp như Choại, Giây Giác, Bòng bong…đeo bám những thân cây gỗ ngay cả những thân cây sậy.

Hệ thực Vật

Trần Triết đã nghiên cứu về thảm và hệ thực vật dựa vào ảnh vệ tinh landsat

chup tháng 11/1998, kết hợp với khảo sát thực địa tác giả đã xác định được 243 loài

Hòa thảo 42 loài, họ cói 28 loài, họ Cúc 12 loài, họ đậu 12 loài, họ cafe 7 loài. U Minh Thượng có khu hệ thực vật đa dạng và phong phú bao gồm nhiều loại hiếm và đặc hữu. Năm 2000 Trần Triết đã ghi nhận 226 loài thực vật bậc cao có mạch. Trong số đó có loại bèo tấm nhọn là loại hiếm trong khu vực Đông Nam Á, nhưng trong khu vực VQG UMT thì lại rất phổ biến.

Năm 2003 Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật đã kế thừa những thông tin này và bổ sung nâng số lượng thực vật lên 299 loài, 102 họ.

Đợt khảo sát tháng 8/2009 đã bổ sung thêm nâng tổng số loài đã ghi nhận trên toàn khu vực 387 loài thuộc 108 họ, gồm 13 loài đặc hữu và 5 loài quý hiếm.

Đây là khu vực đồng bằng, dải đất ven biển nên độ phong phú cao thuộc những họ thích hợp với hệ sinh thái đồng bằng, đất chua phèn, than bùn, chịu ngập nước như: họ cúc, họ cỏ, họ cói. Nhiều loại rừng ngập mặn như: họ Đước, họ cỏ roi ngựa, chi Mắm.

Trong khu vực chỉ có duy nhất 1 loài được ghi trong SĐVN, 2007, bậc VU sẽ nguy cấp: Côm Cánh Ướt, họ côm, cây phân bố hẹp vùng Đồng Tháp Mười, chịu ngập úng về mùa mưa.

Khu hệ động vật

Những kết quả khảo sát bước đầu đã thống kê được cho thấy hệ động vật ở VQG U Minh Thượng được đánh giá là có tính đa dạng sinh học cao nhất khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long thể hiện như sau:

Nhóm Thú: Qua kết quả nghiên cứu đã ghi nhận được ở VQG U Minh

thượng có 32 loài thuộc 13 họ, 7 bộ, 12 loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam và IUCN. Trong đó có 10 loài thú ăn thịt thuộc 4 họ, 4 loài trong số đó được xếp trong sách đỏ Việt nam 2007, 7 loài có trong nghị định 32/2006/ND/CP của chính phủ. Một số loài rất hiếm trong cả nước cũng có ở đây như: Rái cá lông mũi, rái cá vuốt bé, mèo cá, cầy going đốm lớn…

Bảng 2.3: Danh sách các loài thú ăn thịt ở VQG U Minh Thượng

STT Tên Bộ ăn thịt thuộc họ Độ quý hiếm

SĐ 2007 NĐ 32

1 Rái cá vuốt bé Họ Chồn VU IB

2 Rái cá lông mũi Họ Chồn EN IB

3 Cầy vòi hương Họ Cầy

4 Cầy Giông đốm lớn Họ Cầy VU IIB

5 Cầy giông Họ Cầy

6 Cầy hương Họ Cầy

7 Cầy móc cua Họ Cầy lỏn

8 Cầy lỏn Họ Cầy lỏn

9 Mèo rừng Họ mèo IB

10 Mèo cá Họ mèo EN IB

(Theo tạp chí khoa học ĐHQGHN, khoa học tự nhiên và công nghệ 25 (2009) Trg 40-44)

Độ quý hiếm: SĐ 2007, sách đỏ Việt Nam 2007 VU: Sẽ nguy cấp

EN: Nguy cấp

NDD32: danh sách động thực vật rừng quý hiếm ban hành theo nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30 thang 3 năm 2006 của chính phủ.

IB: nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại IIB: hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại

Như vậy ở VQG U Minh Thượng có số thú ăn thịt chiếm 25,6% tổng số loài thú ăn thịt của Việt Nam (10/39), cao nhất trong các VQG và khu bảo tồn thiên nhiên thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, nhưng ít hơn nhiều so với các vùng khác trong cả nước ( so với 22 loài ở vùng núi Tà Đùng thuộc Tây Nguyên, 27 loài ở VQG Phong Nha- Kẻ Bàng thuộc miền Trung, 22 loài thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên). Tuy nhiên số lượng cá thể của 1 loài thú ở đây lại khá cao so

với các vùng khác, đặc biệt là một số loài quý hiếm như: rái cá vuốt bé, rái cá lông mũi, mèo cá, cầy giông đốm lớn.

Sự phong phú và đa dạng của khu hệ thú tại VQG U Minh Thượng được chứng minh qua bảng dưới đây:

Bảng 2.4: Tài nguyên thú rừng ở một số VQG trong cả nước

TT Tên VQG Loài Họ Bộ % số loài toàn quốc

1 VQG UMT 32 13 7 14

2 VQG Ba Vì 43 21 8 19

3 VQG Cát Bà 20 10 5 9

4 VQG Bến En 53 21 10 23

5 VQG Bạch Mã 55 23 9 24

(Theo báo cáo hội thảo du lịch sinh thái bền vững tại Việt Nam)

Nhóm chim

Qua báo cáo đánh giá khu hệ chim VQG U Minh Thượng của Trần Văn Thắng (tháng 5 năm 2011). Tổng số có 152 loài chim thuộc 39 họ đã được ghi nhận quá trình điều tra. Kết hợp với kết quả giám sát khu hệ chim trước đây của Nguyễn Phúc Bảo Hòa và Trần văn Thắng (1999-2003), Buckton et al (1999), saford (1997), có thêm 20 loài chim. Tổng cộng thành phần loài chim ở VQG U Minh Thượng tính đến thời điểm này lên đến 172 loài thuộc 42 họ. Trong đó 152 loài chim được ghi nhận trong đợt khảo sát trên có 2 loài chim (Bói cá nhỏ Ceryle rudis và Cốc đế Phalacrocorax carbo) được ghi nhận bổ sung cho khu hê chim VQG U Minh Thượng. Hai loại chim Sả rừng và Diều mào do safford ghi nhận năm 1996-1997 cũng được ghi nhận trong đợt khảo sát này mà không được ghi nhận trong các đợt khảo sát và giám sát khu hệ chim trước đây.

Trong 172 loài chim ghi nhận tại VQG U Minh Thượng, 19 loài được xem là có giá trị quan trọng trong bảo tồn. Trong 19 loài này, 9 loài nằm trong danh sách đang hoặc sắp bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu do IUCN đề cử, trong đó 3 loài thuộc cấp đánh giá “sắp nguy cấp”, 7 loài đánh giá “ sắp bị đe dọa”. Sáu loài nằm trong sách đỏ Việt Nam(2007) đều với mức độ đe dọa bậc R. Bảy loài có số lượng cá thể trong quần thể vượt quá ngưỡng 1% so với quần thể của chúng trong vùng

Đông Nam Á và trên Thế Giới. Quần thể vùng Đông Nam Á và thế giới dựa trên con số ước tính của Wetlands international (2000).

Bảng 2.5: Những loài chim quan trọng trong bảo tồn tại VQG UMT

STT Tên Việt Nam Sách đỏ UICN 2000 Sách đỏ Việt Nam

2007

1 Choắt mỏ thẳng đuôi đen Near-threatened

2 Diều cá đầu xám Near-threatened

3 Đại bàng đen Vulnerable

4 Cổ rắn Near-threatened 5 Diệc lửa 6 Cò ngàng lớn 7 Cò ngàng nhỏ 8 Cò ruồi 9 Cò hương 10 Quắm đen

11 Cò quắm đầu đen Near-threatened

12 Bồ nông chân xám Vulnerable R

13 Cốc đen

14 Cốc đế R

15 Cò lạo Ấn độ Near-threatened R

16 Cò nhạn R

17 Hạc cổ trắng R

18 Già đẩy Java Vulnerable R

19 Rồng rộc vàng Near-threatened

Nhóm bò sát và lưỡng cư

Bảng 2.6: So sánh bò sát giữa VQG U Minh Thượng với các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên khác.

Địa điểm Diện tích (ha) Bậc phân loại

Số bộ Số họ Số loài

Cát tiên 74.219 3 17 79

VQG UMT 21.107 2 11 31

A Lưới (TT Huế) 116.642 2 13 49

Lò xò- Xa mát 18.806 2 15 56

Nguồn: Tạp chí sinh học 24(2A),2000

Qua bảng ta thấy VQG U Minh Thượng có diện tích tương đối nhỏ so với

các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên khác. Tuy nhiên nhìn chung số loài bò sát ở đây tương đối phong phú về số loài, thể hiện là 31 loài thuộc 11 họ, 2 bộ. Ngoài 31 loài bò sát thì VQG U Minh Thượng có 7 loài lưỡng cư khác, tổng cổng là 38 loài. Trong đó 20 loài đang bị đe dọa diệt vong trong cả nước và trên thế giới. Các loài cần đặc biệt ưu tiên gồm: trăn gấm, rắn hổ chúa, rùa răng, rùa hộp lưng đen, rùa ba giờ và cua đinh.

Nhóm thuỷ sinh

Vườn quốc gia U Minh Thượng là khu rừng ngập nước có hệ động thực vật phong phú, là nơi giao lưu và chuyển tiếp giữa hai khu hệ sinh vật nước mặn và nước ngọt, chứa đầy đủ các yếu tố sinh thái mặn, lợ, ngọt khiến khu hệ sinh vật ở đây trở nên phức tạp.

Tháng 3 năm 2002 xảy ra trận cháy rừng, khu hệ sinh vật biến đổi nhiều, sau

một thời gian dài bơm nước mặn chống cháy và giữ ấm cho rừng đã chuyển toàn bộ hệ thống thủy vực nước ngọt của VQG U Minh Thượng sang hệ sinh thái lợ mặn (độ mặn 5-15%). Khu hệ thủy sinh vật biến đổi nhiều, theo xu thế bất định hình bởi sự pha trộn các khu hệ ngọt-lợ-mặn, nghiêng về mặn nhiều hơn. Song tài nguyên thủy sinh vật nói chung và khu hệ động vật nổi nói riêng luôn luôn biến đổi dưới tác

động của khí hậu, chế độ mưa nắng trong năm và tác động của con người, khả năng phục hồi của khu hệ sinh vật, trong đó có thuy sinh vật là một hiện hữu.

Qua hai đợt khảo sát tháng 8 và tháng 11 năm 2004 ở VQG U Minh Thượng, đã xác định được 75 loài động vật nổi, thuộc 6 nhóm: Protozoa, Rotatoria, cladocera, Copepoda,Ostracoda và larvae. Trong đó nhóm có số lượng loài cao nhất là Rotatoria: 29 loaì chiếm 38,7%, tiếp đến là Cladocera với 21 loài chiếm tỷ lệ 28,0%. Các nhóm còn lại như Protozoa, Copepoda, Ostracoda và Larvae có số lượng loài ít hơn, chỉ dao động trong khoảng từ 2-10 loài, đạt tỷ lệ từ 2,7%-13,3%.

Bảng 2.7 : Cấu trúc thành phần loài động vật nổi ở VQG U Minh Thượng

TT Nhóm loài

Năm 2002 Năm 2004

Số loài Tỷ lệ

(%) Số loài Tỷ lệ

(%)

1 Protozoa( Động vật nguyên sinh) 0 0 2 2.7

2 Rotatoria (Luân trùng) 5 14.3 29 38.7

3 Cladocera ( giáp xác râu ngành) 5 14.3 21 28.0

Một phần của tài liệu tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia u minh thượng tỉnh kiên giang (Trang 53 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)