Hiện trạng những lợi ích du lịch mang lại cho cộng đồng

Một phần của tài liệu tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia u minh thượng tỉnh kiên giang (Trang 87 - 88)

Hiện nay, cộng đồng dân cư ở vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên U Minh Thượng ngoài việc nhận được lợi ích từ việc bảo tồn ở vùng lõi còn nhận được những lợi ích mà du lịch mang lại bằng nhiều cách:

Thu nhập những năm gần đây của người dân địa phương tăng lên đáng kể, do xuất hiện những nguồn thu nhập mới như cung cấp cho du khách những sản phẩm địa phương (thức ăn, những đặc sản địa phương). Ngoài ra do VQG chưa có dịch vụ lưu trú du khách, cũng tạo điều kiện thu nhập của người dân tăng lên do kinh doanh nhà nghỉ, nhà trọ cho du khách.

Bên cạnh đó các dịch vụ như các trang trại nông –lâm – ngư kết hợp cho tham quan, giải trí...cũng thu hút số lượng lớn du khách và tạo ra thu nhập đáng kể cho người dân vùng đệm của VQG UMT.

Việc tạo điều kiện cho người dân vùng đệm tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch đã mang lại được lợi ích cho họ. Theo kết quả điều tra người dân địa phương VQG U Minh Thượng có nhu cầu rất lớn trong việc tham gia hoạt động du lịch:

Bảng 2.13: Những hoạt động du lịch mà người dân địa phương muốn tham gia ở VQG UMT

STT Hoạt động du lịch mà người dân muốn tham gia Tỷ lệ (%)

1 Cung cấp thức ăn đồ uống cho khách 29,2

2 Sản xuất và bán hang lưu niệm cho khách 10,8

3 Hướng dẫn khách tham quan 26,7

4 Cung cấp chỗ ở cho du khách 13,3

5 Chèo xuồng đưa khách đi tham quan trong VQG 29,2

Bảng 2.14: Nguyện vọng của người dân địa phương khi được tham gia vào hoạt động du lịch

STT Nguyện vọng của người dân địa phương Tỷ lệ (%)

1 Được vay vốn 40,8

2 Được đào tạo bồi dưỡng những kỹ năng về du lịch 35,0

3 Biết được lợi ích và trách nhiệm đối với du lịch 12,5

4 Không có yêu cầu gì 6,7

(Theo Báo cáo điều tra kinh tế xã hội có sự tham gia của người dân,GTz thực hiện)

Không thể phủ nhận sự ưu ái đặc biệt của Đảng và Nhà nước đến cộng đồng

người dân vùng đệm VQG. Hiện tại, cộng đồng dân cư ở vùng đệm được hưởng sự

đầu tư của nhà nước trong việc làm đường nhựa trên con đê bao, cơ sở vật chất cũng được đầu tư, xây dựng nhiều. Các dự án phát triển bền vững VQG đều có sự đầu tư vốn, huấn luyện kỹ thuật nuôi trồng, đào tạo kỹ thuật viên nông nghiệp cho người dân vùng đệm. Nhiều mô hình sản xuất hình thành và có hiệu quả, người dân có thu nhập cao hơn, ý thức được vấn đề bảo vệ môi trường rừng. Du lịch không chỉ tạo ra thu nhập cho người dân mà còn khuyến khích người dân tham gia vào quá trình quyết định những vấn đề có thể ảnh hưởng tới cơ hội mưu sinh của họ.

Một phần của tài liệu tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia u minh thượng tỉnh kiên giang (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)