Tài nguyên du lịch nhân văn

Một phần của tài liệu tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia u minh thượng tỉnh kiên giang (Trang 66 - 72)

2.2.3.1. Dân số và lao động

VQG U Minh Thượng nằm ở xã An Minh Bắc và xã Minh Thuận thuộc huyện mới U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang, cách thành phố Hồ Chí Minh 365km

về phía Tây Nam. Vùng đệm Vườn Quốc Gia UMT có diện tích 13.069ha và dân số khoảng hơn 4000 hộ ( khoảng hơn 4000 gia đình) sống chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên trong vùng. Qua các điều tra phát triển kinh tế cho hộ nông dân vùng đệm của vườn đã cho thấy, số chủ hộ là nữ giới ít hơn nhiều so với chủ hộ là nam giới.

Bảng 2.9: Dân số các xã vùng đệm và vùng lõi VQG U Minh Thượng

(Đơn vị: Người)

STT Tên xã Dân số Vùng lõi Vùng đệm

1 An Minh Bắc 11.877 0.00 11.877

2 Minh Thuận 9.895 0.00 9.895

Tổng 21.772 0.00 21.772

(Theo Báo cáo điều tra kinh tế xã hội có sự tham gia của người dân)

Dân số trong vùng khoảng 21.772 người thuộc 2 xã An Minh Bắc và xã

Minh Thuận của huyện U Minh Thượng. Năm 2007, hai xã này được sát nhập cùng

với 4 xã khác lập thành huyện U Minh Thượng hiện nay. Dân số sống ở vùng đệm của vườn, hầu như không có dân cư sống trong khu vực lõi của vườn.

Thời gian qua tỉnh Kiên Giang và Ban Quản lí VQG đã có nhiều cố gắng trong công tác ổn định dân cư và hỗ trợ phát triển kinh tế trong vùng. Năm 1992, tỉnh Kiên Giang chủ trương khoanh nuôi, bảo vệ, khôi phục rừng tràm nguyên sinh với diện tích hơn tám nghìn ha và hình thành vùng đệm U Minh Thượng với quy mô gần 14.300 ha thuộc hai xã An Minh Bắc và Minh Thuận. Gần 3.500 hộ dân là gia đình chính sách, hộ nghèo không đất sản xuất ở các huyện khác đã đến định cư, phát triển sản xuất.

Mãi đến năm 1999, toàn vùng vẫn còn hơn 60% diện tích đất để hoang hóa, gần 70% dân số nghèo. Sau khi khảo sát các mô hình kinh tế trong vùng, UBND tỉnh Kiên Giang đã triển khai Dự án phát triển kinh tế nông hộ vùng đệm U Minh Thượng. Hàng trăm tỷ đồng được đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, hệ thống đê bao

khép kín. Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang mở hơn 200 lớp huấn luyện kỹ

nghiệp cho các ấp vùng đệm. Người nông dân bắt tay vào biến những mảnh đất cằn cỗi, chua mặn thành những vùng sản xuất. Nhiều mô hình sản xuất được hình thành và bắt đầu có hiệu quả, dù còn khiêm tốn.

Tuy nhiên,với số dân như trên ta thấy rằng lực lượng lao động ở đây tương đối dồi dào, đây là một tiềm lực lớn cho phát triển các ngành kinh tế, nhất là dịch vụ du lịch. Tuy nhiên do dân số phân bố không đều giữa các ấp trong xã nên lực lượng lao động cũng phân bố không đều. Điều này dẫn tới một thực tế là nơi đông dân thì tài nguyên bị khai thác quá mức, nơi thưa dân thì tài nguyên bị sử dụng lãng phí. Ngoài ra, lực lượng lao động ở địa phương lớn nhưng cơ cấu kinh tế đơn điệu, chỉ một số ít người làm trong lĩnh vực dịch vụ (y tế, giáo dục và du lịch ). Dư thừa lao động, thiếu việc làm, đời sống khó khăn nên người dân kéo nhau vào rừng khai thác lâm sản và vào hồ khai thác thuỷ sản.

Như vậy, giải quyết công ăn việc làm cho người dân đang là một vấn đề cấp thiết cần được sự quan tâm của các ban ngành và chính quyền địa phương.

2.2.3.2. Hoạt động sinh kế của người dân vùng đệm

Hệ thống sinh kế trong vùng đệm chủ yếu là dựa vào canh tác nông nghiệp và là đặc điểm chung nhất ở vùng châu thổ Đồng Bằng sông Cửu Long. Hệ thống canh tác chủ yếu là cây lúa từ 1-3 vụ mỗi năm phụ thuộc vào độ màu của đất và phụ thuộc vào hệ thống thủy lợi bổ sung. Cây trồng phụ là rau, dừa, chuối và tràm được trồng rộng rãi trong vùng. Dân cư ở đây chăn nuôi với quy mô nhỏ và có thu nhập thêm từ những nghề phụ.

Với 4,0 ha đất canh tác trung bình trên mỗi hộ tại U Minh Thượng thì diện tích này nhìn chung rộng hơn so với các vùng khác ở đồng bằng sông Cửu Long ( chỉ có 0,79 ha đất trồng trọt). Một số hộ có diện tích đất canh tác lên đến 10 ha. Năng suất lúa thông thường rất thấp (bình quân thấp hơn 2,5 tấn/ha so với 3,1 tấn/ha cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long) và năng suất ở các vùng khác bị nhiễm

phèn ở khu vực phía nam thì thấp hơn nhiều.

Mỗi hộ thường có từ 1-2 ao hoặc hầm nuôi cá. Sản xuất cá tại nông hộ là nguồn thực phẩm quan trọng và nuôi cá thường kết hợp với trồng lúa. Nuôi cá trên

cơ sở đầu tư thấp vì thường không phải mua thức ăn cho cá mà thức ăn chủ yếu là phế phẩm từ vụ thu hoạch từ trang trại, phân gia súc.

Cá là thực phẩm hàng ngày của phần lớn người dân và là nguồn đạm chính trong hầu hết các gia đình. Người dân đánh bắt cá tự nhiên từ kênh rạch và các vùng ngập nước bằng nhiều phương tiện khác nhau (vó, lưới bén, lưới quăng và câu). Đánh bắt cá với quy mô nhỏ chủ yếu để phục vụ bữa ăn gia đình. Không có số liệu điều tra về sản lượng cá tự nhiện hoặc cá nuôi vì cá nuôi chủ yếu cho mục đích tiêu thụ gia đình và không để buôn bán.

Phần lớn các hộ đều có nuôi gà vịt với số lượng rất nhỏ (15-20con) cho tiêu thụ gia đình và cũng không để buôn bán. Sở dĩ chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô nhỏ trước hết do thiếu kiến thức về chăn nuôi, ít vốn và khó tiếp cận thị trường.

Sản xuất tràm đóng góp rất ít vào thu nhập bình quân của hộ gia đình. Mỗi hộ có nghĩa vụ phải trồng 1ha tràm hay 25% diện tích được giao. Nhiều hộ gia đình không còn trồng tràm vì hiệu quả kinh tế thấp và nhu cầu thị trường giảm sút. Một số hộ trồng thử nghiệm một số loại cây trồng khác thay thế có hiệu quả cao hơn như : chuối, mía và dừa.

Trồng trọt và chăn nuôi là nguồn thu chính cho phần lớn các hộ gia đình. Tuy nhiên, nguồn thu nhập từ các nguồn thu khác có ý nghĩa rất quan trọng cho sinh kế gia đình ở khu vực này. Các nguồn thu như: làm công, cán bộ nhà nước, những người nghỉ hưu, tiền gửi, nội trợ, bán lẻ và kinh doanh nhỏ.

Bên cạnh đó cơ cấu chi tiêu hàng ngày ở khu vực này qua khảo sát gần đây cho thấy: chi tiêu lớn nhất là các khoản chi cho bữa ăn hàng ngày chiếm 28%. Chi

tiêu thấp hơn bình quân cả nước là 46,7% và chứng tỏ rằng một lượng thức ăn nhất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

định do hộ tự sản xuất được gồm: rau quả, cá nuôi và cá tự nhiên. Những con số này cho thấy rằng bình quân tất cả các chi phí chi tiêu hằng ngày được lấy từ nguồn thu nhập với số dư ít ỏi để chi trả cho các chi phí sinh hoạt khác (ví dụ như: sửa nhà, chữa bệnh...)

Có 3 hướng phát triển phục vụ các hệ thống canh tác ở U Minh Thượng có thể được phân biệt, chủ yếu là: 1, sản xuất quảng canh tức là mở rộng diện tích canh

tác trong khi vẫn duy trì canh tác; 2, sản xuất thâm canh tức là tăng canh tác trên 1 đơn vị diện tích thông qua các hình thức canh tác tăng cường và sử dụng đất và công nghệ; 3, đa dạng hóa tức là thay đổi cơ cấu sản xuất và sản phẩm theo hướng thích ứng tốt hơn với điều kiện kinh tế, môi trường, xã hội. Dưới đây là một số giải pháp sinh kế tiềm năng gồm:

+ Thâm canh trồng trọt:

Có cơ hội để tăng sản lượng lúa từ 1 đến 2-3 vụ/năm bằng cách cải tiến hệ thống cung cấp và xử lý nước đặc biệt là ở những khu vực bị nhiễm phèn.

Có thể tăng sản lượng cây trồng đặc biệt là đối với những cây như: chuối, dừa, mía.

Trồng giống dừa cao sản là cây có tiềm năng vì hiệu quả cao và cây giống dễ kiếm tại địa phương.

+ Tăng cường chăn nuôi các loài vật nuôi

Có cơ hội cải thiện phương thức quản lý và tăng năng suất chăn nuôi gà vịt, heo theo quy mô nông hộ. Chăn nuôi các loài vật nuôi dễ dàng làm thay đổi cơ cấu sản xuất. Chăn nuôi để cải thiện dinh dưỡng cho gia đình và có thể giúp nông dân giảm giá thành đầu vào bằng việc giảm thức ăn nuôi cá hoặc làm phân bón.

+ Thâm canh trong nuôi trồng thủy sản:

Nuôi trồng thủy sản trong ao là hợp phần rất nhỏ của hệ thống sinh kế hiện hữu. Có thể tăng thêm sản lượng nuôi trồng thủy sản trong vùng với việc gia tăng lượng thức ăn cho cá từ mức thấp tăng lên mức trung bình và mức cao nhu cung cấp thêm các loại phân heo, phân gia cầm, đất đen, phế phụ phẩm trồng trọt và một lượng nhất định thức ăn viên (giai đoạn cá giống).

+ Thâm canh lâm nghiệp:

Năng suất rừng tràm có thể được cải thiện nếu ứng dụng tốt hơn các kĩ thuật lâm nghiệp.

2.2.3.3. Ẩm thực mùa nước nổi

Khi mưa Ngâu rả rích trên những cánh đồng, lũ bắt đầu dâng ở các kênh rạch U Minh báo hiệu mùa nước nổi với thế giới sinh vật sinh động mà đến đây khách du

lịch được thưởng thức những ẩm thực đặc trưng mùa nước nổi miền Tây. Nước lũ bắt đầu lên thì cũng là lúc bắt đầu mùa cá linh, cá từ thượng nguồn các con sông lên đồng để đẻ. Cá linh lúc này nhỏ bằng mút đũa, gọi là cá linh non. Cá linh thuộc dòng dõi cá trắng, thân nhỏ, vảy nhuyễn và mềm. Cá còn non ngọt thịt, hầu như không có xương, béo. Món ăn làm từ cá linh rất phong phú, đậm đà hương vị miền Tây. Khi nấu, cá không cần đánh vẩy, lấy mật, chỉ cần ngâm nước muối cho sạch nhớt là nấu được rồi.

Cá linh còn chế biến được rất nhiều món hấp dẫn như: lẩu chua cá linh, cá linh non lăn bột chiên cuốn bánh tráng, lẩu mắm cá linh. Những món ăn thôn dã mộc mạc nhưng đó là những đặc sản của quê hương, du đi xa xứ bao lâu, hay một lần đến U Minh thưởng thức đều để lại trong lòng người những hương vị khó phai.

Rau vườn thì có: điên điển (một loại bông vẫn tươi vàng trong mưa lũ, trang trí cho cảnh vật nông thôn bớt phần ảm đạm, có vị ngọt và giòn), bông súng, thêm vào đó có rau dừa, rau ngổ, kèo nèo, đọt sộp, đọt lụa, rau ghém gồm có bắp chuối và thân chuối non xắt nhuyễn trộn rau thơm…

Con cá linh và bông điên điển từ lâu đã là món ăn thân thiết của người dân nơi đây vào mùa mưa. Ngày nay, các món ăn này cũng thường được thực khách lựa chọn trong thực đơn của các nhà hàng sang trọng trong thành phố. Về miền Tây vào mùa nước nổi, quả là hạnh phúc cho những ai được nếm vài món ăn dân dã, mộc mạc bằng bông điên điển để cảm được câu hát “Ăn bông điển điển, nghiêng mình nhớ đất quê…”.

Ngoài ra tháng 10 âm lịch, con nước ròng là mùa ba khía hội, họ hàng nhà ba

khía sống tập trung ở vùng nước lợ, mặn, trải từ Cần Thơ đến Sóc Trăng, Cà Mau,

nhiều nhất ở U Minh. Mỗi năm ba khía chỉ hội một lần vào 3-4 đêm của tháng 10, muốn bắt phải ngủ rừng, ăn cơm bờ bụi, chịu đựng sự “hành hạ” của đám “hút máu người”: đĩa, vắt, muỗi mòng mà chờ đợi. Đi “làm ba khía” là nghề hạ bạc của con nhà nghèo. Đây cũng là một trong những đặc sản nổi tiếng của vùng sông nước U Minh mùa nước nổi.

Đến với U Minh Thượng mùa nước nổi, khách cũng có thể đặt chế biến tại chỗ các món cá vừa chính tay mình câu được, bảo đảm có đầy đủ rau đồng giúp

cảm nhận trọn vẹn hương vị đậm đà đặc sản cá rừng U Minh Thượng của vùng đất Kiên Giang như rau choại, lá mỏ quạ, rau nụ áo, bồn bồn tươi, cát loài…

Tại đây, du khách được thưởng thức cá lóc nướng trui cuốn rau sống, bánh tráng, chấm nước mắm me; cá rô rừng nướng lụi, cá thác lác chế biến thành 5 món… cùng rượu đế miền Tây Nam bộ ở căng tin của vườn.

Một phần của tài liệu tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia u minh thượng tỉnh kiên giang (Trang 66 - 72)