Du lịch sinh thái trong các vườn quốc gia của Việt Nam

Một phần của tài liệu tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia u minh thượng tỉnh kiên giang (Trang 46)

1.2.2.1. Tiềm năng du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia Việt Nam

Theo số liệu thống kê, đến năm 2008 ở Việt Nam có 30 VQG. Các VQG phân bố tương đối đồng đều trên phạm vi cả nước và hầu hết nằm trong các vùng sinh thái tương đối điển hình.

Nhờ vào các điều kiện thuận lợi như sau đã tạo cho các VQG ở Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển DLST (Nguyễn Bá Thụ, Nguyễn Hữu Dũng, 1998):

Phần lớn các VQG tọa lạc ở vị trí không quá xa các tuyến đường giao thông chính, trung tâm đô thị. Ngày nay với sự đa dạng về các loại phương tiện đi lại làm cho việc tiếp cận các địa bàn này khá thuận lợi cho du khách.

Mỗi VQG đều có hệ sinh thái đa dạng cùng với các loài động thực vật đặc sắc, điển hình cho các vùng sinh thái khác nhau của Việt Nam. VQG còn là nơi sinh trưởng của nhiều loài động thực vật đặc hữu, quý hiếm như: sao la, mang lớn, tê giác, voi, hổ, trầm hương, cẩm thị, kim giao, thủy tùng, v.v.

Hầu hết các VQG có cảnh quan thiên nhiên đẹp có khả năng hấp dẫn khách du lịch nội địa và quốc tế. Bên cạnh đó, ở nhiều VQG còn có các di tích lịch sử văn hóa, các yếu tố văn hóa bản địa đặc sắc. Tất cả các điều kiện đó góp phần tạo nên sự hấp dẫn và lôi cuốn du khách đến các VQG vì mục đích du lịch.

1.2.2.2. Hoạt động du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia Việt Nam

Thị trường khách DLST ở Việt Nam bao gồm nhiều thị phần nhưng chung một mục đích là có nhu cầu tới các vùng thiên nhiên.

Số lượng khách DLST ở Việt Nam trong những năm gần đây có sự gia tăng nhanh. Nếu coi khách du lịch đến các điểm du lịch có ưu thế nổi trội về môi trường tự nhiên là khách DLST thì con số này ước chiếm khoảng gần 50% tổng lượng khách du lịch nội địa và trên 30% tổng lượng khách du lịch quốc tế (Phạm Trung Lương, 2002).

Khách du lịch nội địa là sinh viên, học sinh, cán bộ nghiên cứu. Thông thường các tour được thực hiện do các trường học tổ chức cho các đoàn sinh viên, học sinh hoặc các đơn vị khác tổ chức cho nhân viên thông qua công ty điều hành

tour (Phạm Trung Lương, 2002). Khách du lịch nội địa đi du lịch dựa vào thiên nhiên nhiều hơn là DLST. Khách thường có số ngày lưu trú trung bình từ 1 đến 3 ngày. Tại các VQG khách chỉ sử dụng các cơ sở lưu trú loại trung bình như nhà sàn và chi cho lưu trú từ 40.000 đồng đến 120.000 đồng/ngày. Khách tới các VQG đóng góp mức vé vào cửa từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng (Phạm Trung Lương, 2002).

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tham gia vào các hoạt động DLST thường ở độ tuổi từ 20 đến 40, tỷ lệ nam và nữ ngang nhau. Họ thường có thời gian lưu trú trung bình từ 17 đến 25 ngày và có nhu cầu kết hợp nhiều điểm du lịch trong cùng một chuyến đi. Khách du lịch quốc tế đến VQG chi cho các dịch vụ lưu trú thường từ 100.000 đến 150.000 đồng/phòng/đêm. Chi cho ăn uống trung bình trên 50.000 đồng/ngày. Khách quốc tế đóng góp mức vé vào cửa tại các VQG là 10.000

- 60.000 đồng/người (Phạm Trung Lương, 2002).

Nhìn chung, sự phát triển DLST ở các VQG Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn sau:

Thuận lợi:

- Nhu cầu mong muốn trở về thiên nhiên ngày càng trở nên bức bách. Do đó,

DLST đang được Nhà nước đặc biệt quan tâm, đầu tư nhằm mục đích vừa thúc đẩy phát triển ngành du lịch, vừa để bảo vệ hệ sinh thái và phát triển bền vững.

- Nước ta có nhiều VQG có vị trí thuận lợi, với hệ sinh thái đa dạng, phong

phú, đặc trưng, là nơi tập trung các loài động thực vật quý hiếm được ghi vào sách đỏ thế giới.

- Việc tiếp tục nâng cấp các KBTTN thành các VQG của Nhà nước tạo điều

kiện thuận lợi cho phát triển DLST.  Khó khăn:

- Các VQG vẫn bị tác động mạnh bởi các hoạt động khai thác lâm sản, săn

bắn, v.v, của dân cư đang sống trong phạm vi vùng đệm.

- Việc thiết lập các VQG dẫn đến việc thay đổi nơi cư trú và điều kiện sản

xuất của dân cư sống trong VQG, trong khi họ chưa được cung cấp đủ điều kiện để thay thế phương thức sống vốn dựa vào rừng.

- Trình độ nhận thức chưa cao về giá trị của môi trường tự nhiên và lợi ích lâu dài trong việc bảo vệ môi trường của người dân địa phương cũng như của đa số

khách tham quan gây khó khăn trong việc nâng cao chất lượng môi trường du lịch

cũng như công tác bảo tồn.

- Thiếu đội ngũ cán bộ điều hành, quản lý và nghiệp vụ được đào tạo chính

quy về DLST để đáp ứng yêu cầu trong việc đảm bảo vận hành du lịch hòa hợp với công tác bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương.

- Các dịch vụ du lịch như thông tin du lịch, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ

thuật để đảm bảo yêu cầu của DLST còn hạn chế và chưa đồng bộ.

- Thu nhập của cán bộ, nhân viên phục vụ du lịch, nhân viên bảo vệ và chăm

sóc rừng còn thấp.

- Người dân sống ở gần VQG có trình độ dân trí thấp, lại nghèo nàn lạc hậu

gây ra không ít khó khăn cho việc bảo vệ rừng và phát triển DLST.

- Lực lượng kiểm lâm còn ít so với diện tích rừng quá lớn ở các khu DLST

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Ngày nay, xu hướng chung của toàn thế giới coi du lịch nói chung, DLST nói riêng như là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, DLST đang trên đà chuyển mình và đã trở nên phổ biến đối với những người yêu thiên nhiên.

DLST được chấp nhận trên phạm vi quốc tế với những ý tưởng phát triển bền vững. Phát triển DLST không những đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững mà còn làm giảm các tác động của khách du lịch đến văn hóa và môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng nguồn lợi từ du lịch và đóng góp những tài chính cho việc bảo tồn tài nguyên du lịch (Nguyễn Thị Sơn, 2000).

Tuy vậy, thật là nguy hại nếu DLST được nhìn nhận như là “liều thuốc bách

bệnh tự động chữa trị cho tất cả những gì ốm yếu của du lịch”. Điều này được

Koeman nhấn mạnh, DLST có thể chứ không phải tự động là một loại du lịch bền vững. Để đạt được sự bền vững, DLST phải đảm bảo cân bằng các mục tiêu kinh tế, môi trường và xã hội trong khuôn khổ các nguyên tắc và các giá trị đạo đức (Nguyễn Thị Sơn, 2000).

Trong DLST cần phải có hoạt động giáo dục môi trường, đồng thời phải được quản lý chặt chẽ dựa trên các nguyên tắc, yêu cầu nhằm duy trì sự thống nhất của môi trường tự nhiên, đảm bảo những lợi ích tối đa cho địa phương và giảm thiểu các tác động tiêu cực của du lịch mà suy cho cùng cộng đồng địa phương phải gánh chịu.

Việt Nam là nước có nhiều tiềm năng về du lịch nói chung và DLST nói riêng, đặc biệt với hệ thống các VQG và các KBTTN là những khu vực có khả năng rất lớn trong việc hình thành, phát triển DLST và thu hút du khách. Tuy nhiên, hiện tại DLST ở Việt Nam chưa thật sự phát triển mạnh mẽ tương xứng với tiềm năng vốn có của mình, đồng thời những địa bàn có hoạt động DLST đúng nghĩa thật sự chưa nhiều. Có nhận định: Loại hình DLST ở Việt Nam mới chỉ chú trọng đến các mục tiêu về môi trường và về sức khỏe chứ chưa mang ý nghĩa giáo dục về trách nhiệm bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường tự nhiên và phát huy những giá trị văn hóa cao đẹp của các dân tộc và các lợi ích khác (Lê Huy Bá, 2006).

Chương 2. TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DLST VƯỜN QUỐC GIA U MINH THƯỢNG TỈNH KIÊN GIANG 2.1. Giới thiệu về VQG U Minh Thượng

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển VQG U Minh Thượng

VQG U Minh Thượng được thành lập theo quyết định của chính phủ Việt

Nam năm 1993 (Buckton etal.1999). Cùng năm này kế hoạch đầu tư đã được Bộ Lâm Nghiệp trước đây thẩm định và phê duyệt (cục Kiểm Lâm, 1998). Năm sau đó, Khu bảo tồn thiên nhiên U Minh Thượng và Hội đồng quản lý khu di tích Lịch sử đã được thành lập để giám sát về tổ chức khu vực và quản lý nguồn kinh phí của Chính Phủ thông qua chương trình 327 Quốc Gia (N.sage và M.Greve 2000).

Ngày 14/01/2002, quyết định số 11/2002/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ về chuyển hạng khu BTTN U Minh Thượng thành VQG. Vườn quốc gia U Minh Thượng có diện tích 21.107 ha, trong đó vũng lõi chiếm 8.038 ha, vùng đệm chiếm 13.069 ha.Cũng theo quyết định này, VQG U Minh Thượng thuộc sự quản lý của UBND tỉnh Kiên Giang. Đây là loại rừng với hệ sinh thái rừng nhiệt đới ngập nước thuộc loại rất hiếm trên thế giới.

Theo bản kế hoạch đầu tư mới, Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên U Minh Thượng và hộ đồng quản lý khu di tích lịch sử đã được cấu trúc lại thành Ban quản lý VQG theo quyết định số 49/QĐ-UB ngày 8/7/2002 của UBND tỉnh.

Hiện tại, BQL có 58 cán bộ và 8 trạm bảo vệ rừng, Bản quy hoạch đầu tư mới đã được xây dựng năm 2003 (Thái Thành Lượm Giám đốc vườn quốc gia U Minh Thượng, 2003).

U Minh Thượng có tên trong danh lục các khu rừng đặc dụng Việt Nam đến năm 2010 được xây dựng bởi Cục kiểm lâm và BNN & PTNT với diện tích 8053ha ( cục kiểm lâm,2003) danh lục này hiện vẫn chưa được chính phủ phê duyệt.

Năm 2007, VQGUMT được UNESCO công nhận là một khu vực quan trọng thuộc Khu Dự Trữ Sinh Quyển Kiên Giang.

2.1.2. Mục tiêu thành lập VQG U Minh Thượng

- Bảo vệ hữu hiệu tài nguyên đa dạng sinh học của VQG U Minh Thượng.

Bảo tồn đa dạng sinh học cho 387 loài thực vật, 172 loại côn trùng, 66 loại cá, 7 loại ếch nhái, 31 loại bò sát, 172 loài chim và 32 loài thú trong đó có 4 loài được xếp vào sách đỏ Việt Nam năm 2007, 7 loài có trong nghị định 32/2006/ND/CP của Chính Phủ. Một số loài rất hiếm trong nước như rái cá lông mũi, rái cá vuốt bé, mèo cá, cầy giông đốm lớn… Trong đó có nhiều loài quý hiếm đang bị đe doạ tuyệt chủng trên quy mô toàn cầu.

- Phòng chống cháy hiệu quả rừng tràm trên đất than bùn và đánh giá khả

năng phục hồi một cách tự nhiên của rừng tràm sau cháy.

- Phát triển, mở mang DLST tạo điều kiện cho người dân trong khu vực có

thêm thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo; Đồng thời nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên môi trường trong nhân dân.

- Thu hút các nguồn tài trợ quốc tế phục vụ cho mục đích bảo tồn thiên nhiên

và ĐDSH. Góp phần tăng cường sức mạnh cho tuyến phòng thủ phía Tây Nam của Tổ Quốc.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý VQG U Minh Thượng

Hiện nay, ban quản lý VQG U Minh Thượng có 58 cán bộ và 8 trạm bảo vệ rừng. VQG U Minh Thượng thuộc sự quản lý của UBND tỉnh Kiên Giang và Bộ Nông Nghiệp và PTNT. Mọi hoạt động tổ chức du lịch của VQG U Minh Thượng đều do Ban Giám Đốc và phòng du lịch sinh thái và giáo dục môi trường.

Hình 2.1: Sơ đồ nhân sự trung tâm DLST VQG U Minh Thượng

Nguån: Ban qu¶n lý VQG U Minh Thượng

2.1.4. Các khu chức năng

Ngày 14/01/2002, quyết định số 11/2002/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ

về chuyển hạng khu BTTN U Minh Thượng thành VQG. Theo quyết định này,có các phân khu chức năng như sau:

Bảng 2.1: Các phân khu chức năng tại VQG U Minh Thượng

Phân khu chức năng Diện tích

Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 7838 ha

Phân khu phục hồi sinh thái 200ha

Phân khu hành chính và dịch vụ 15 ha Tổng diện tích 8053ha (Theo quyết định số 11/2002/QĐ-TTg) Bộ Nông Nghiệp và PTNT VQG U Minh Thượng Phòng quản lý bảo vệ tài nguyên rừng Phòng Nghiên cứu Khoa học và Môi trường

UBND Tỉnh Kiên Giang

Phòng du lịch sinh thái và giáo dục môi trường Phòng tổ chức hành chính Ban Giám Đốc Phòng kế hoạch tài chính

2.2. Tiềm năng phát triển DLST

2.2.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ

VQG U Minh Thượng nằm trên địa bàn xã An Minh Bắc và xã Minh Thuận, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang có toạ độ địa lí là: Từ 9°31 đến 9°39' vĩ Bắc và từ 105°03' đến 105°07' kinh độ Đông.

Phạm vi ranh giới:

- Phía Đông giáp huyện Vĩnh Thuận.

- Phía Tây giáp huyện An Biên, An Minh.

- Phía Bắc giáp huyện Gò Quao.

- Phía Nam giáp huyện Thới Bình của tỉnh Cà Mau.

Rừng nằm trong địa giới của huyện U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang, thuộc

vùng bán đảo Cà Mau. Với tổng diện tích là 8053ha, ở phía Bắc một vùng đầm lầy

than bùn rộng lớn thuộc 2 tỉnh Kiên Giang và Cà Mau. VQG U Minh Thượng nằm trong vùng ngập nước ngọt bao gồm trên vùng đất than bùn, trảng cỏ ngập nước theo mùa và vùng đầm lầy trống. Đến U Minh Thượng, du khách sẽ được tận hưởng không khí trong lành cùng với không gian khoáng đãng, tha hồ nhìn ngắm chim muông, thú rừng, và các loài động thực vật. Nhiều địa chỉ để các bạn tham quan như mảng chim, mảng dơi quạ, tràm nguyên sinh, quần thể heo rừng, rái cá, kỳ đà, và đặc biệt là khu giải trí câu cá Hồ Hoa Mai...

2.2.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên

2.2.2.1. Tài nguyên sinh vật

Lớp phủ thực vật

Mặc dù rừng tràm chiếm ưu thế trong phần lớn khu vực đầm lầy than bùn, nhưng hệ thực vật trong VQG U Minh Thượng cũng khá đa dạng. Dựa vào mật độ che phủ và thời gian sinh trưởng của tràm, sự chen lẫn của các loài thực vật với nhau và các quần xã thực vật khác, có nhiều đơn vị lớp phủ được ghi nhận trong khu vực VQG U Minh Thượng. Dưới đây là một số kiểu lớp phủ thực vật chính trong VQG U Minh Thượng:

Bảng 2.2: Diện tích các kiểu lớp phủ thực vật VQG U Minh Thượng

STT Kiểu lớp phủ Diện tích

(ha)

1 Rừng tràm 3446,43

2 Rừng tràm chen lấn cây bụi và thực vật thủy sinh 2851,39

3 Thực vật thủy sinh 1404,63

4 Mặt nước và thực vật thủy sinh 213,10

5 Sậy và cây tạp 137,45

Tổng 8053,00

(Lớp thực vật của tỉnh Kiên Giang. Nxb Kiên Giang, Tr 68-129)

Rừng Tràm: Hiện trạng cho thấy rừng tràm với độ che phủ từ 20-80%

chiếm ưu thế trong toàn bộ khu vực VQG U Minh Thượng. Với diện tích 3446,43 ha trong đó với 1595,04 ha trồng rừng tràm với mật độ từ thưa đến dày. Mặc dù phần lớn tràm bị chết do trận cháy năm 2002, nhưng vẫn còn lại một lượng lớn tràm được xem là rừng tràm bán tự nhiên còn lại trên đầm lầy than bùn.

Theo kết quả phân chia trong đơn vị rừng tràm, có 5 đơn vị lớp phủ rừng tràm trong khu vực VQG: 1, tràm trưởng thành mật độ dày ; 2, tràm trưởng thành mật độ trung bình ; 3, tràm trưởng thành mật độ thưa ; 4, tràm nhỏ mật độ dày ; 5, tràm vừa mật độ trung bình.

Trong đó tràm trưởng thành mật độ dày là dãy rừng tràm còn sót lại sau trận

cháy năm 2002, với diện tích khoảng 370,75 ha. Hầu hết tràm có mật độ trung bình với độ che phủ trên 70% và có độ tuổi trên 17 năm. Một dãy tràm nằm cạnh kênh Ngang là chỗ cho cộng đồng Dơi làm nơi trú ngụ.

Đối với tràm trưởng thành mật độ trung bình thì đây cũng là dãy tràm còn lại sau trận cháy năm 2002, với diện tích khoảng 182,30 ha. Tràm có độ tuổi trên 14 năm và độ che phủ trung bình từ 40-60%. Phần lớn dãy rừng tràm này nằm cạnh dãy rừng tràm trưởng thành có mật độ dày. Giữa những cụm tràm có sự sống của những nhóm thực vật khác như sậy, bèo tai chuột, bèo cái…nhưng mật độ không

Một phần của tài liệu tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia u minh thượng tỉnh kiên giang (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)