Những cơ hội và thách thức

Một phần của tài liệu tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia u minh thượng tỉnh kiên giang (Trang 92 - 96)

2.4.2.1. Những cơ hội

-Thứ nhất, Diễn biến kinh tế, chính trị, an ninh thế giới có tác động mạnh hơn khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu và toàn diện. Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, các vùng lãnh thổ vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh

và tính phụ thuộc lẫn nhau. Quan hệ song phương, đa phương ngày càng được mở

rộng trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và những vấn đề chung hướng tới mục tiêu thiên niên kỷ. Các mối quan hệ Á-Âu, Mỹ-Châu Á, Nhật Bản-ASEAN và các nền kinh tế trong APEC ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực.

- Thứ hai,Quan hệ ngoại giao tích cực của Việt Nam với thế giới đang mở ra cơ hội thu hút đầu tư vốn và cộng nghệ vào Việt Nam nói chung và đầu tư du lịch nói riêng. Các nền kinh tế lớn, các tổ chức quốc tế đang tích cực hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường, trong đó dòng đầu tư FDI và ODA cho phát triển du lịch trong đó đặc biệt là du lịch sinh thái ngày một tăng.

- Thứ ba, VQG U Minh Thượng đang là điểm đến hấp dẫn của du khách trong tương lai, xu hướng tăng lên của dòng khách du lịch quốc tế cũng như nội địa. Du lịch sinh thái đang ngày càng phát triển, khách du lịch đang lựa chọn loại hình du lịch này nhiều hơn.

-Thứ tư, Hội nhập kinh tế thế giới, VQG U Minh Thượng đang nhận được nhiều dự án đầu tư phát triển từ trong và ngoài nước. VGQ U Minh Thượng đang được đầu tư, phục vụ cho việc nghiên cứu, bảo tồn các nguồn giống, gen sinh học quý hiếm.

- Thứ năm, du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng đã là một xu hướng phổ biến trên toàn cầu, du lịch quốc tế liên tục tăng trưởng; du lịch nội khối chiếm tỷ trọng lớn; du lịch khoảng cách xa có xu hướng tăng nhanh. Du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế dịch vụ phát triển nhanh nhất và lớn nhất trên bình diện thế giới, góp phần vào sự phát triển và thịnh vượng của các quốc gia. Đặc biệt các nước đang phát triển, vùng sâu, vùng xa coi phát triển du lịch là công cụ xoá đói, giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế. Đây là cơ hội to lớn về xu thế thời đại mà Việt Nam có thể tận dụng để phát triển mọi loại hình du lịch đa dạng, tận dụng lợi thế về tài nguyên du lịch để nhanh chóng đạt mục tiêu phát triển. Đặc biệt xu hướng du lịch sinh thái đang nổi lên là cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế cho các vùng nghèo và đời sống người dân vùng đệm còn khó khăn như VQG U Minh Thượng

2.4.2.2. Những thách thức

- Thứ nhất, Du lịch Việt Nam nói chung và du lịch sinh thái UMT nói riêng sẽ chịu tác động mạnh mẽ của những bất ổn chính trị, xung đột, khủng bố, dịch bệnh, thiên tai, khủng khoảng kinh tế, tài chính tại ở các nước đối tác, các thị trường truyền thống. Khi là thành viên của WTO những tác động tiêu cực này sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn, khó lường hơn trong khi năng lực thích ứng và ứng phó với những biến động trên thị trường của Việt Nam còn hạn chế. Tranh chấp, bất đồng khu vực, đặc biệt vấn đề gắn với biển đông có tác động mạnh, trực tiếp và đột ngột đến hoạt động du lịch của Việt Nam. Đây là thách thức bao trùm trong quá trình hội nhập du lịch toàn cầu, ứng phó với khủng khoảng kinh tế, bất ổn an ninh, chính trị trên bình diện quốc tế.

- Thứ hai,Sức ép cạnh tranh quốc tế cũng như trong nước ngày càng gay gắt. Du lịch sinh thái là loại hình du lịch còn non trẻ và còn nhiều điểm yếu. Đặc biệt du lịch sinh thái VQG U Minh Thượng vừa bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2004, kinh nghiệm trong quản lý cũng như phục vụ còn khá yếu kém. Cạnh tranh giữa các VQG, KBTTN trong vùng ĐBSCL như : VQG Tràm Chim, U Minh Hạ… đang trở nên quyết liệt hơn với quy mô. Sự cạnh tranh này cả về dòng vốn đầu tư và thu hút

khách, cả về chất lượng và hiệu quả kinh doanh và xây dựng hình ảnh, thương hiệu riêng.

- Biến đổi khí hậu đang có tác động mạnh mẽ hơn so với dự báo. VQG U

Minh Thượng đang đứng trước nạn cháy rừng đe dọa, mặc dù việc phòng chống

cháy rừng luôn được đặt lên đầu tiên, tuy nhiên việc hạn hán kéo dài, thiếu nước tưới vào mùa khô luôn là nỗi lo lắng của Ban quản lý rừng U Minh.

- Nhu cầu du lịch thế giới có nhiều thay đổi, hướng tới những giá trị mới

được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hoá truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, hoang dã), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi). Du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, du lịch cộng đồng gắn với xoá đói giảm nghèo, du lịch hướng về cội nguồn, hướng về thiên nhiên là những xu hướng nổi trội. Chất lượng môi trường trở thành yếu tố quan trọng cấu thành giá trị thụ hưởng du lịch.

Đây là thách thức vô cùng lớn về quan điểm, nhận thức và chuyên môn kỹ thuật. Du lịch Việt Nam nói chung và du lịch sinh thái UMT nói riêng nếu không nắm bắt kịp xu hướng này sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu, mất thị phần và hiệu quả thấp. Sự quay lưng của du khách với điểm đến sẽ là thảm họa.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

VQG U Minh Thượng là một trong ba vùng lõi thuộc Khu dự trữ sinh quyển

Kiên Giang, và là Khu dự trữ sinh quyển lớn thứ 2 trong 8 Khu dự trữ sinh quyển

của Việt Nam đã được UNESCO công nhận. Với tính đa dạng sinh học cao bậc nhất Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều loài động thực vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ.

Ngoài tính đa dạng sinh học rất cao,VQG U Minh Thượng còn mang vẻ đẹp

hoang sơ, đặc trưng của vùng sông nước miền Tây. Đến với UMT du khách được

đắm chìm trong cảnh sắc thiên nhiên hiếm có, thả hồn vào thiên nhiên và thưởng thức những ẩm thực đặc trưng của vùng. Nơi đây còn là quê hương của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. UMT đang và sẽ là điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước.

Bên cạnh những giá trị tài nguyên du lịch hấp dẫn, VQG U Minh Thượng có hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật, dịch vụ ngày càng được chú trọng hoàn thiện.

Tuy nhiên VQG U Minh Thượng còn có một số khó khăn hạn chế cần được chú ý khắc phục để nâng cao chất lượng phục vụ và tăng tính hấp dẫn đối với du khách. Đó là dịch vụ lưu trú khách du lịch, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, vị trí tiếp cận khó khăn, sự hạn chế và đơn điệu của các dịch vụ du lịch…

Số lượng khách đến ngày một tăng nhưng doanh thu từ hoạt động du lịch còn thấp, sự yếu kém về cơ sở hạ tầng du lịch là thực trạng đáng quan tâm đối với vấn đề phát triển DLST ở VQG U Minh Thượng.

DLST với bản chất là du lịch có giáo dục môi trường, bảo tồn và góp phần phát triển cộng đồng địa phương sẽ là phù hợp và cần được khuyến khích phát triển ở VQG U Minh Thượng. Bởi vậy, những định hướng và các giải pháp cho DLST ở VQG này trong những năm tới là vô cùng cần thiết.

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DLST VQG U MINH THƯỢNG

Một phần của tài liệu tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia u minh thượng tỉnh kiên giang (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)