Tăng cường công tác quản lý hoạt động NCKH của cán bộ, GV

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường cao đẳng sư phạm trung ương thành phố hồ chí minh (Trang 84 - 85)

7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

3.2.6. Tăng cường công tác quản lý hoạt động NCKH của cán bộ, GV

Mục đích: Bổ sung nhân sự chuyên trách về NCKH của GV trong mỗi bộ phận trong trường nhằm nâng cao tính trách nhiệm cũng như mức độ quan trọng của hoạt động NCKH của GV trong trường.

Cách thực hiện

Để hoạt động NCKH của nhà trường đi vào ổn định, các đề tài NCKH có chất lượng và số lượng thì điều tất yếu phải tăng cường công tác quản lý hoạt động NCKH. Tham gia hoạt động này không chỉ có Ban Giám hiệu, Hội đồng Khoa học và Đào tạo và Phòng QLKH&HTQT còn có Ban Chủ nhiệm các khoa và các Bộ môn thuộc trường. Sau đây là một số biện pháp nhằm tăng cường hoạt động NCKH của GV ở các khoa và bộ môn:

- Tăng biên chế quản lý NCKH ở các Khoa, Bộ môn

+ Mỗi khoa, bộ môn cần có một trợ lý phụ trách NCKH, trợ lý này sẽ giúp cho Ban Chỉ nhiệm khoa, bộ môn trong việc:

+ Theo dõi việc đăng ký đề tài NCKH, tiến độ triển khai và nghiệm thu của GV. + Tham mưu cho Ban Chủ nhiệm, bộ môn xây dựng và triển khai hoạt động NCKH.

- Quản lý NCKH theo

+ Định mức: Bên cạnh các định mức về số tiết dạy trong năm, công tác kiêm nhiệm… đối với từng đối tượng cần có những định mức cụ thể về NCKH. Hiện nay, ở trường đều đã có các mức quy định khá cụ thể, đảm bảo cho các chức danh đóng góp, cống hiến theo đúng khả năng và hưởng quyền lợi theo kết quả công tác của mình đạt được. Tuy nhiên, thực sự các định mức này chưa đi vào chiều sâu chất lượng mà mới chỉ dừng lại ở số lượng công việc. Khi đã có định mức cụ thể của từng GV trong trường về NCKH thì bắt buộc phải đạt được chứ không phải hình thức, tránh tình trạng NCKH chỉ là hình nón tập trung ở rất ít GV.

+ Kế hoạch: Kế hoạch của mỗi GV dù ở kế hoạch mang tính ngắn hạn hay dài hạn phải được thể hiện rõ vào nội dung công việc, thời gian thực hiện và sản phẩm đạt được phải thể hiện rõ ràng trên kế hoạch. Kế hoạch đó phải được Tổ Bộ môn cũng như trong khoa thông qua nhằm hỗ trợ, chia sẻ công việc để bất cứ GV nào cũng có thể hoàn tất kế hoạch của bản thân. Kế hoạch của bản thân GV dựa trên kế hoạch năm học được xây dựng từ đầu năm học.

Quản lý kế hoạch của GV vừa thể hiện sự tôn trọng, tính chủ động của GV và vừa thể hiệm sự quản lý nghiêm túc của cán bộ quản lý. Việc kiểm tra kế hoạch phải được thường xuyên. Tuy nhiên, cũng không nên quá cứng nhắc theo bản kế hoạch, phải có tính mềm dẻo, linh động, cũng như tùy thuộc vào hoàn cảnh nhưng cũng phải có lý do dù khách quan hay chủ quan có tính thuyết phục cao khi kế hoạch không thực hiện đúng tiến độ.

+ Thi đua: Thi đua là một công cụ quản lý tốt nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động NCKH của GV. Tuy nhiên, trên thực tế thì thi đua chưa trở thành một động lực thúc đẩy sự phát triển NCKH của từng cá nhân. Phần thưởng mang yếu tố tinh thần nhiều hơn vật chất cũng phần nào giảm đi hiệu quả của thi đua, đặc biệt trong lĩnh NCKH đòi hỏi rất nhiều đầu tư về trí lực lẫn thời gian. Cho nên cần phải có phần thưởng xứng đáng hơn nữa để bên cạnh yếu tố tinh thần, NCKH còn mang lại hiệu quả đích thực về vật chất cho người nghiên cứu, được như vậy thì công NCKH mới thật sự thành công trở thành mục đích chính của người GV vừa giảng dạy vừa nghiên cứu.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường cao đẳng sư phạm trung ương thành phố hồ chí minh (Trang 84 - 85)