Chức năng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của Giảng viên trường Cao

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường cao đẳng sư phạm trung ương thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 42)

7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

1.4.6.Chức năng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của Giảng viên trường Cao

1.4.6.1. Chức năng quản lý

Chức năng quản lý là một dạng hoạt động quản lý chuyên biệt thông qua đó chủ thể quản lý tác động vào đối tượng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu nhất định.

Chức năng quản lý giáo dục: “Một dạng hoạt động quản lý chuyên biệt thông qua đó chủ thể quản lý tác động vào đối tượng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu quản lý giáo dục

nhất định”.

Có nhiều quan điểm khác nhau về phân loại các chức năng quản lý:

Theo truyền thống, H. Fayol đưa ra 5 chức năng quản lý đó là: Kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp, kiểm tra.

Theo D. M. Kruk có 5 chức năng quản lý đó là: Kế hoạch, tổ chức, phối hợp, chỉ đạo, kiểm kê và kiểm tra.

Theo G. Kh. PôPốp có 3 chức năng quản lý đó là: Quản lý sơ bộ (xác định mục tiêu, dự đoán…), quản lý cụ thể (tổ chức, ra lệnh, chỉ huy), kiểm tra (kiểm kê, phân tích, mối liên hệ ngược).

Theo Unesco có 8 chức năng quản lý: Xác định nhu cầu, thẩm định và phân tích dữ liệu, xác định mục tiêu, kế hoạch hóa, triển khai công việc, điều chỉnh, đánh giá, sử dụng liên hệ ngược và tái xác định các vấn đề cho quá trình quản lý tiếp theo.

Theo quan điểm hiện đại, từ những chức năng quản lý đã nêu có thể khái quát chức năng quản lý có nền tảng sau: Kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. Và trong đề tài này, chúng tôi chọn có 4 chức năng quản lý như sau:

- Lập kế hoạch: Là quá trình thiết lập các mục tiêu, hệ thống các hoạt động và các điều kiện đảm bảo thực hiện được các mục tiêu đó. Là thiết kế các bước đi cho hoạt động tương lai để đạt được những mục tiêu đã xác định thông qua việc sử dụng tối ưu những nguồn lực đã có và sẽ được khai thác. Lập kế hoạch đi trước việc thực hiện toàn bộ chức năng quản lý khác và các chức năng quản lý khác muốn đạt hiệu quả cũng đều phải lập kế hoạch.

- Tổ chức: Là quá trình sắp xếp và phân bổ công việc, quyền hành và các nguồn lực cho các thành viên trong tổ chức để đạt được các mục tiêu của tổ chức một cách có hiệu quả. Chức năng tổ chức bao hàm việc lập kế hoạch, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra và gồm các công việc như: tổ chức khai thác và tiếp nhận nguồn lực, tổ chức triển khai kế hoạch, tổ chức thiết lập cấu trúc tổ chức bộ máy, xác lập cơ chế phối hợp, giám sát và thông tin, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá…

- Lãnh đạo: Là điều hành, điều khiển tác động, huy động và giúp đỡ những cán bộ dưới quyền thực hiện những nhiệm vụ được phân công. Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người làm cho họ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt được các mục tiêu của tổ chức.

kịp thời giúp cho hệ quản lý vận hành tốt đạt mục tiêu ban đầu đề ra. Kiểm tra là nhằm xác định kết quả thực hiện kế hoạch trên thực tế, phát hiện những sai lệch để có biện pháp đề phòng và khắc phục kịp thời và hiệu quả.

Với 4 chức năng quản lý này thì chúng có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau để đạt được mục đích của các nhà quản lý. Nếu một trong bốn chức năng yếu hoặc không hoạt động một cách nhịp nhàng thì đều có ảnh hưởng tới mục tiêu được đặt ra lúc đầu của các nhà quản lý. Vì vậy, để mong muốn có được kết quả như kỳ vọng của các nhà quản lý thì 4 chức năng này phải thực hiện một cách đồng bộ, thể hiện qua hình ảnh sau đây:

Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý

1.4.6.2. Chức năng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của Giảng viên trường

Cao đẳng – Đại học

Chức năng quản lý hoạt động NCKH của GV trong trường CĐ – ĐH bao gồm các chức năng sau:

- Lập kế hoạch: Trong công tác quản lý hoạt động NCKH của GV trường CĐ – ĐH thì việc lập kế hoạch từ đầu năm học rất quan trọng, việc lập kế hoạch đảm bảo đúng tiến độ, mục tiêu của nhà trường qui định.

- Căn cứ vào kế hoạch chung của năm học từng trường CĐ – ĐH xác định các nội dung trọng tâm mang tính chiến lược của nhà trường thì hoạt động khoa học – công nghệ của không năm ngoài định hướng chung đó. NCKH của GV cũng phải được nghiên cứu và

Kế hoạch

Tổ chức

Chỉ đạo Kiểm tra

triển khai dựa vào những nội dung của nhà trường đã xác định.

- Các đơn vị phối hợp để triển khai hoạch động NCKH được qui định và thể hiện rõ trong kế hoạch nhằm đảm bảo kế hoạch được tiến hành thuận lợi.

- Tổ chức thực hiện: Căn cứ vào kế hoạch đã đươc Ban Giám hiệu phê duyệt, các bộ phận như: phòng/ban, khoa/tổ bộ môn, khoa và GV có kế hoạch bộ phận hoặc cá nhân cho công tác NCKH. Các công việc trong quá trình tổ chức thực hiện liên quan đến hoạt động NCKH của GV bao gồm các công việc như: Thông báo và định hướng đề tài, hội đồng xét chọn danh mục, duyệt đề cương, duyệt thuyết minh đề tài, duyệt kinh phí đề tài, kiểm tra tiến độ, nghiệm thu chuyên đề, nghiệm thu đề tài, công tác lưu trữ.

- Công tác chỉ đạo: Chủ thể quản lý phải xuyên suốt trong các công tác thuộc các chức năng quản lý của hoạt động NCKH của GV nhằm mục đích các công tác đều được đúng tiến độ. Công tác chỉ đạo kịp thời khi có những vấn đề phát sinh, có kế hoạch khắc phục và điều chỉnh kịp thời những vẫn phải đảm bảo đúng với qui định chung.

- Công tác kiểm tra, đánh giá: Đây là một chức năng quan trọng và cuối cùng thuộc các chức năng quản lý. Công tác kiểm tra như: tiến độ, chất lượng đề tài phải được chủ thể quản lý thường xuyên, định kỳ kiểm tra nhằm hạn chế những sai sót trong quá trình thực hiện. Công tác này phải được minh bạch, đánh giá công bằng tạo được niềm tin trong đội ngũ GV và cũng là sức mạnh lan tỏa huy động được nhiều GV tham gia vào hoạt động NCKH của nhà trường.

1.4.7. Quá trình quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của Giảng viên trường Cao đẳng – Đại học

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường cao đẳng sư phạm trung ương thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 42)