Hoàn thiện về mặt tổ chức và nâng cao vai trò của các bộ phận quản lý hoạt động

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường cao đẳng sư phạm trung ương thành phố hồ chí minh (Trang 79 - 81)

7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

3.2.3. Hoàn thiện về mặt tổ chức và nâng cao vai trò của các bộ phận quản lý hoạt động

động nghiên cứu khoa học của Giảng viên trong trường

Mục đích: Đối với mỗi tổ chức thì công tác nhân sự luôn là bài toán khó khăn với các nhà quản lý. Nhưng không vì khó khăn đó mà không thể hướng tới hoàn thiện hơn nữa các mặt về tổ chức, nâng cao vai trò của các bộ phận NCKH trong trường để từ đó có các biện pháp hỗ trợ tích cực cho GV nhất là trong hoạt động NCKH.

Cách thực hiện

3.2.3.1. Hoàn thiện về mặt tổ chức

Hiện nay, ở trường CĐSPTW TPHCM có 02 bộ phận quản lý hoạt động NCKH của GV đó là:

- Hội đồng Khoa học và Đào tạo - Phòng QLKH&HTQT

Trong đó, Phòng QLKH&HTQT là phòng chức năng, là bộ phận giúp việc cho Ban Giám hiệu đặc biệt là Bà Phó Hiệu trưởng phụ trách mảng NCKH và Hội đồng Khoa học và Đào tạo. Theo chúng tôi thì cả 02 bộ phận này cần phải hoàn thiện hơn nữa về mặt tổ chức.

Về Hội đồng Khoa học và Đào tạo: Theo điều lệ của trường CĐ – ĐH đều có Hội đồng Khoa học – Đào tạo có hai chức năng gắn với hai nhiệm vụ của trường CĐ – ĐH là quản lý hoạt động NCKH và hoạt động Đào tạo. Đây là một hoạt động quan trọng cho nên thường thì hoạt động của các bộ phận này rất cồng kềnh, cơ chế hoạt động đôi khi chưa được rõ ràng. Để công tác này đạt hiệu quả tốt, chúng tôi đưa ra những biện pháp sau:

+ Tách Hội đồng Đào tạo và Khoa học thành 02 Hội đồng: Hội đồng Khoa học và Hội đồng Đào tạo. Hiệu trưởng sẽ là Chủ tịch của cả hai hội đồng.

Hội đồng Khoa học gồm Chủ tịch Hội đồng là Hiệu trưởng, Phó Chủ tịch và Thư ký Hội đồng hoặc có thể là Trưởng phòng QLKH&HTQT và các thành viên là PGS, TS, Chủ nhiệm Khoa, GV có trình độ chuyên môn cao trong trường, tùy theo tình hình thực tế của trường theo từng giai đoạn để có kể hoạch thay thế hoặc bổ sung. Bên cạnh đó, Trường cũng có thể mời một số GV ngoài Trường là thành viên về NCKH nhằm mục đích đánh giá khách quan và có những biện pháp hữu hiệu thông qua những trao đổi kinh nghiệm và thành công trong công tác đào tạo ở những trường khác áp dụng vào trường giảm thiểu những rủi ro, khó khăn cho trường.

+ Quy định rõ về mặt tổ chức quy định rõ những thành viên nào có mặt trong từng hội đồng về tiêu chuẩn, học hàm – học vị ...

Hội đồng Khoa học có một số chức năng ccụ thể như sau:

- Hoạch định, xây dựng các chương trình, dự án, đề án và hệ thống đề tài NCKH. - Chỉ đạo việc triển khai thực hiện đề tài NCKH.

- Xét duyệt và nghiệm thu các đề tài khoa học.

- Hợp tác với các đơn vị, cơ sở trong và ngoài nước về NCKH.

Về Phòng QLKH&HTQT:

- Tăng cường nhân sự cho Phòng và cần phải lựa chọn những người có đủ điều kiện như am hiểu về khoa học, có niềm say mê và yêu thích khoa học. Có khả năng giao tiếp, trình độ ngoại ngữ tốt…

- Nếu có điều kiện thì tách riêng riêng thành 02 phòng: Phòng QLKH&HTQT để mỗi mảng đều có cơ hội phát triển và tránh cồng kềnh về bộ máy nhân sự trong phòng.

3.2.3.2. Nâng cao vai trò của các bộ phận quản lý khoa học

Đối với Hội đồng Khoa học và Đào tạo

- Hoàn thiện chương trình đào tạo, kế hoạch NCKH của GV toàn trường, xây dựng các hướng NCKH lâu dài mang tính chiến lược từ 10 năm đến 15 năm và các kế hoạch ngắn hạn và trung hạn, các chiến lược này phải gắn với nhu cầu đào tạo của xã hội và tình hình thực tế tại trường.

- Tổ chức triển khai các đề tài khoa học các cấp.

- Mở rộng hợp tác nghiên cứu, có kế hoạch hợp tác với các trường CĐ – ĐH cùng ngành hoặc các Viện, các Trung tâm NCKH trong nước. Thông qua những hợp tác này thì

một mặt triển khai các đề tài còn mặt khác sẽ tạo điều kiện cho đội ngũ GV trẻ nhanh chóng làm quen với việc NCKH.

- Xây dựng các chế độ, qui định đối với việc triển khai các công trình NCKH nhằm tạo động lực cho GV tích cực tham gia hoạt động NCKH như: kinh phí, khen thưởng, nghiệm thu…

Đối Phòng QLKH&HTQT

- Tham mưu cho Hội đồng Khoa học cũng như Ban Giám hiệu định hướng rõ ràng hơn các mảng đề tài trọng điểm mà trường đang quan tâm. Những mâu thuẫn bắt buộc phải giải quyết, những khó khăn trong quá trình giảng dạy của GV chuyển thành các đề tài NCKH để có sau khi nghiên cứu kế quả có thể áp dụng vào quá trình giảng dạy hoặc thực tiễn hơn là những đề tài còn mang tính lý thuyết cao từ đó để hướng dẫn cho các Khoa, các Tổ Bộ môn đăng ký.

- Định kỳ tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm về NCKH để từ học hỏi kinh nghiệm quản lý hoạt động NCKH của các GV trong và ngoài trường, quốc tế.

- Phòng QLKH&HTQT cũng như là “cái lôi” khoa học nhỏ nằm trong “cái lôi” lớn của toàn trường. Vì vậy, cán bộ Phòng phải gương mẫu đi đầu trong hoạt động NCKH, cho nên phải tích cực và chủ động tham gia các hoạt động NCKH của trường.

- Nâng cao không ngừng chất lượng Tập san “Thông tin khoa học và thực tiễn giáo dục”. Hoàn tất đề án nâng cấp Tập san lên Tạp chí Khoa học để Tạp chí trở thành một kênh khoa học, nơi công bố những kết quả NCKH không chỉ của GV mà còn của sinh viên với xã hội.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường cao đẳng sư phạm trung ương thành phố hồ chí minh (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)