Quá trình quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của Giảng viên trường Cao

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường cao đẳng sư phạm trung ương thành phố hồ chí minh (Trang 42 - 44)

7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

1.4.7.Quá trình quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của Giảng viên trường Cao

Quá trình quản lý là quá trình hoạt động của chủ thể quản lý nhằm thực hiện hệ thống các chức năng quản lý để đưa hệ quản lý tới mục tiêu đã dự kiến. Các bước trong quá trình quản lý hoạt động NCKH của GV được các trường CĐ – ĐH ở nước ta hiện nay áp dụng từng bước như sau:

- Thông báo kế hoạch NCKH của GV đầu năm. Bộ phận được Hiệu trưởng ủy quyền để triển khai các hoạt động NCKH thường là phòng QLKH căn cứ vào kế hoạch chung của nhà trường, thông báo kế hoạch NCKH của GV theo các định hướng. Chủ thể quản lý đảm bảo trong kế hoạch thể hiện rõ các tiêu chí như: thời gian thực hiên, các chủ đề trọng tâm của nhà trường giao cho hoạt động NCKH của GV, kinh phí…

- Phòng Quản lý Khoa học căn cứ vào biên bản của Hội đồng Khoa học cấp Khoa, Bộ môn tổ chức Hội đồng duyệt danh mục đề tài nhằm đảm bảo các đề tài của GV. Chủ thể quản lý đảm bảo được tiến hành đúng với định hướng chung của nhà trường, kết quả của đề tài mang tính ứng dụng vào thực tiễn cao.

- Hội đồng duyệt đề cương đề tài: GV bảo vệ đề cương đề tài NCKH của bản thân trước Hội đồng, nếu đề cương đầy đủ các nội dung theo đúng yêu cầu, tiến độ thực hiện theo đúng qui định, đề tài có tính ứng dụng cao thì sẽ phê duyệt cho GV thực hiện.

- Hội đồng duyệt kinh phí đề tài: GV bảo vệ thuyết minh kinh phí thực hiện trong quá trình NCKH, Chủ thể quản lý đảm bảo các mục chi trong kế hoạch tài chính phải rõ ràng, hợp lệ đúng với quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường. Nếu trong quá trình quản lý có sự chênh lệch buộc GV phải tường trình để Ban Giám hiệu duyệt.

- Hội đồng duyệt thuyết minh đề tài: GV bảo vệ thuyết minh đề tài của bản thân. Trong thuyết minh thể hiện rõ tiến độ làm việc, kết quả đạt được theo từng tiến độ, đối tượng sẽ được thừa hưởng kết quả hay sản phẩm đạt được khi nghiên cứu kết thúc.

- Hội đồng kiểm tra tiến độ đề tài: Thông qua Hội đồng này chủ thể quản lý kiểm tra được tiến độ thực hiện đề tài của GV, trong quá trình thực hiện đề tài nếu GV gặp khó khăn thì phải có phương hướng hỗ trợ hoặc khắc phục tránh xảy ra tình trạng chậm tiến độ, bỏ thực hiện đề tài ảnh hưởng đến hoạt động khoa học – công nghệ chung của toàn trường.

- Hội đồng nghiệm thu chuyên đề thuộc đề tài NCKH của GV: Nghiệm thu chuyên đề để đánh giá mức độ thành công hay chất lượng của đề tài. Đây là Hội đồng rất quan trọng ảnh hưởng đến kết quả NCKH của GV. Tùy theo từng đề tài mà sẽ có nhiều chuyên đề, các chuyên đề này chính là trọng tâm của đề tài. Nếu chuyên đề của đề tài không được Hội đồng đánh giá cao, không đạt chất lượng hoặc đi lệch so với danh mục và thuyết minh của đề tài thì GV bắt buộc phải bổ sung và chỉnh sửa lại theo đúng yêu cầu.

- Hội đồng nghiệm thu đề tài NCKH của GV: GV tổng hợp các kết quả của chuyên đề, hoàn tất sản phẩm NCKH đề trình bày trước Hội đồng nghiệm thu đề tài. Các đề tài đạt loại xuất sắc, tốt có khả năng ứng dụng cao vào quá trình đào tạo của trường, góp phần vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy thì phải được nhân rộng, phổ biến toàn trường.

Tóm lại, quá trình quản lý hoạt động NCKH cuả GV trường CĐ – ĐH được tiến hành theo các trình tự trên nhưng phải căn cứ vào điền kiện của mỗi trường để có những phương pháp khác nhau. Trong hoạt động NCKH của GV, chủ thể quản lý của mỗi trường

đều mặt mục tiêu chất lượng của sản phẩm NCKH của GV là tiêu chí không thể thiếu, bên cạnh đó để quá trình quản lý được tiến hành một cách nhịp nhàng thì phải có rất nhiều các biện pháp khác như khích lệ, động viên và khen thưởng, chế tài…

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường cao đẳng sư phạm trung ương thành phố hồ chí minh (Trang 42 - 44)