7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
1.4.8. Kết quả quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của Giảng viên trường Cao đẳng
đẳng – Đại học
NCKH giáo dục là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của ngành giáo dục đặc biệt là NCKH trong GV. Hiện nay, Bộ GD&ĐT trực tiếp quản lý 3 đại học vùng (có 20 trường Đại học thành viên), 32 trường Đại học, học viện, 3 trường Cao đẳng, 2 viện nghiên cứu. Tổng số GV, nghiên cứu việc tại các trường CĐ – ĐH là 25.571 người, trong đó có 106 giáo sư, 1.097 phó giáo sư, 2.762 tiến sĩ và tiến sĩ khoa học, 9.551 thạc sĩ, 10.055 cử nhân và kỹ sư. [7, tr.9]
Hoạt động khoa học – công nghệ của các trường CĐ – ĐH đã có nhiều chuyển biến và thành công rõ rệt. Sau đây là một số thống kê trích từ hai cuộc hội thảo “Hoạt động Khoa học – Công nghệ các trường CĐ – ĐH” năm 2005 và 2011:
Giai đoạn 1996 – 2003, các trường CĐ – ĐH đã triển khai hơn 3.800 đề tài NCKH và 90 dự án thử nghiệm cấp Bộ. Riêng trong giai đoạn này, các trường đại học đã thực hiện 99 đề tài và dự án thuộc các chương trình khoa học – công nghiệp trọng điểm cấp Nhà nước và 25 đề tài độc lập cấp Nhà nước. [6, tr.20]
Giai đoạn năm 2006 – 2010 đã triển khai thực hiện 7 đề tài độc lập cấp nhà nước, 3 dự án, 5 nhiệm vụ hợp tác nghiên cứu theo nghị định thư, 71 đề tài nghiên cứu cơ bản, 11 dự án cấp Bộ, 97 đề tài trọng điểm cấp Bộ, 977 đề tài cấp bộ phân cấp, 11 dự án cấp Bộ. Đã có trên 1.135 bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế, 4.895 trong các hội nghị khoa học chuyên ngành trong nước và quốc tế. Những kết quả NCKH giáo dục đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng Luật Giáo dục, Chiến lược phát triển giáo dục, làm căn cứ quan trọng để triển khai việc đổi mới nội dung, chương trình, đổi mới phương pháp dạy và học, lấy người học làm trung tâm. [7, tr.16]
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT thì có trên 70% các đề tài NCKH gắn với luận án đào tạo Tiến sĩ và Thạc sĩ. [7, tr.18] Thông qua các đề tài NCKH, đội ngũ cán bộ khoa học có cơ hội tiếp cận và làm quen với phương pháp NCKH mới và hiện đại không chỉ trong nước mà cả các nước tiên tiến khác trên thế giới. Qua NCKH, GV cũng tích lũy nhiều kiến thức mới vào trong quá trình đào tạo cho sinh viên, các bài giảng trở lên phong phú, góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại. Bên cạnh sự nỗ lực của Bộ GD&ĐT trong việc tạo động lực cho các trường CĐ – ĐH phát triển tăng về số lượng và chất lượng hoạt động NCKH thì Bộ GD&ĐT cũng kịp thời ban hành, điều chỉnh những văn bản hướng dẫn thực hiện trong quá trình NKCH của các GV, thủ tục hành chính được đơn giản và minh bạch hơn từ khâu thông báo đến nghiệm thu các đề tài. Đây cũng là một yếu tố quan trọng trong việc tạo động lực cho GV dễ dàng tiếp cận với công tác NCKH.
Nhìn chung, kết quả quản lý hoạt động NCKH cuả GV trường CĐ – ĐH đã có nhiều gặt hái được nhiều kết quả đáng mừng, kết quả đó đã được ứng dụng vào quá trình đào tạo tạo ra đội ngũ nhân lực phát triển về mọi mặt phục vụ cho xã hội trong công cuộc hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 – 2010, hoạt động khoa học – công nghệ đã đào tạo hàng nghìn Nghiên cứu sinh, hàng chục nghìn luận văn Thạc sĩ, góp phần đổi mới hàng trăm chương trình đào tạo ở các bậc đại học và sau đại học. [7, tr.26]
Tiểu kết Chương 1
Quản lý hoạt động NCKH của GV là một hoạt động không thể thiếu trong các cơ sở giáo dục. Nếu công tác quản lý không tốt thì sẽ không có kết quả được, đó đã là chân lý ở tất cả các ngành không riêng trong các cơ sở giáo dục.
Để NCKH không xa rời với thực tiễn thì chiến lược, chương trình NCKH trong các trường CĐ – ĐH phải được hoạch định rõ ràng dựa trên nhiều tiêu chí và được tổ chức quản lý một cách chặt chẽ. Để nâng cao chất lượng giáo dục đại học không chỉ nâng cao hoạt động NCKH mà còn phải tăng cường công tác quản lý của hoạt động này.
Ngày nay, khi xã hội đánh giá một cơ sở đào tạo tốt thì sẽ có đội ngũ GV giỏi và sinh viên đạt thành tích cao trong học tập và có khả năng ứng dụng kiến thức vào sự phát triển của xã hội. NCKH sẽ giúp cho GV tìm tòi, sáng tạo, phát hiện ra tính mới để có thể áp dụng vào trong thực tiễn giáo dục hay áp dụng vào ngay quá trình đào tạo. Thực tế, cho thấy rằng con đường NCKH là con đường tất yếu dẫn đến thành công và nâng cao năng lực của người GV.
Quản lý hoạt động NCKH của GV trong các trường CĐ – ĐH có 04 chức năng cơ bản là:
- Lập kế hoạch - Tổ chức thực hiện - Chỉ đạo
- Kiểm tra và đánh giá
Tất cả các đơn vị phối hợp, các cấp quản lý phải phối hợp nhịp nhàng, huy động tối đa các nguồn lực nhằm mục tiêu cao nhất là đạt hiệu quả trong công tác NCKH trong trường.
Đây chính là cơ sở để nghiên cứu và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động NCKH của GV trường CĐSPTW TPHCM để tìm ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của công tác này.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ
PHẠM TRUNG ƯƠNG TPHCM