Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của Giảng viên trường Cao đẳng Sư

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường cao đẳng sư phạm trung ương thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 62)

7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

2.3.Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của Giảng viên trường Cao đẳng Sư

Sư phạm Trung ương TPHCM

đào tạo đội ngũ chủ yếu là giáo viên mầm non và đã được xã hội đánh giá cao thông qua tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm đạt 95%, thí sinh dự thi tuyển sinh mỗi năm đều tăng, riêng năm 2013 trên 6 ngàn thí sinh đăng ký thi tuyển tại trường.

Để được thành công đó, CBQL và GV trong trường đều xác định để giữ trường luôn luôn là thương hiệu đối với xã hội thì phải giữ cho chất lượng đào tạo mà sản phâm là sinh viên ra trường hội tụ được nhiều yếu tố và khả năng mà xã hội yêu cầu. Vì vậy để đạt được điều này thì chương trình đào tạo ở nhà trường luôn cập nhật theo kịp sự phát triển chung của xã hội thì vai trò NCKH trong GV phải phát triển một cách song song. Kết quả NCKH xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn và ngay từ chính quá trình đào tạo, NCKH phục vụ cho đào tạo và GV có hai nhiệm vụ khi công tác tại trường là dạy học và nghiên cứu.

Tuy trường vẫn chỉ là một trường cao đẳng nhưng Ban Giám hiệu không coi nhẹ công tác NCKH của GV trong trường và công tác quản lý hoạt động NCKH, xác định đây chính là công việc trọng tâm quyết định vào sự phát triển của nhà trường. Với nỗ lực đó, thời gian vừa qua trường đã gặt hái được một số thành công trong hoạt động NCKH của Gv trong trường, kết quả như sau:

- Có 22 đề tài nghiên cứu của cán bộ, giảng viên đã được triển khai thực hiện (16 đề tài cấp bộ, 06 đề tài cấp cơ sở), trong đó có 18 đề tài đã được nghiệm thu, 01 đề tài bị thanh lí. Tất cả các đề tài đều tập trung thực hiện mục tiêu được xác định trong Kế hoạch 5 năm về KH&CN của Trường là: “Định hướng qui mô xây dựng và phát triển nhà trường trong giai đoạn 5 năm 2011 – 2015” với các hướng nghiên cứu chính là: Chương trình đào tạo (3 đề tài cấp Bộ); Biên soạn giáo trình tài liệu (09 đề tài và 01 dự án cấp Bộ); Đánh giá trong đào tạo (2 đề tài cấp Bộ); Tổng kết đánh giá hiệu quả đào tạo, giải pháp xây dựng đội ngũ (03 đề tài cấp Bộ, 1 đề tài cấp cơ sở); Nội dung đào tạo và giáo dục sinh viên (05 đề tài cấp cơ sở). Tất cả các đơn vị chuyên môn đều có người trực tiếp tham gia đề tài nghiên cứu khoa học. Ba đơn vị có số lượt GV tham gia chiếm tỷ lệ cao nhất là: Khoa Mĩ thuật (146,3%), Khoa Giáo dục Mầm non (111,6%) và Tổ Bộ môn Tâm lý Giáo dục (71,4%).

- Bên cạnh đó, hoạt động NCKH của sinh viên nhà trường được duy trì đều đặn với kết quả như sau: 100% sinh viên năm thứ 2 của 4 ngành đào tạo (GDMN, GDĐB, Sư phạm âm nhạc, Sư phạm Mĩ thuật) thực hiện Bài tập NCKH, nhưng chỉ có 17 đề tài khoá luận tốt nghiệp của sinh viên được thực hiện. Đến năm 2013, nhà trường đã ban hành quyết định NCKH của sinh viên (QĐ số 588/QĐ-CĐSPTW-KHQT, ngày 28/09/2012) kèm theo qui định hướng dẫn cụ thể công tác quản lý NCKH của sinh viên trong trường. Hội nghị sinh

viên NCKH năm 2013 có 13 đề tài NCKH của sinh viên báo cáo cấp trường, 5 đề tài cấp Khoa và 3 đề tài được giới thiệu tham gia dự thi Euréka Thành đoàn – 2013.

- Có 39 hội thảo, hội nghị khoa học và các khóa tập huấn chuyên môn cấp Trường và đơn vị được tổ chức. Trong số đó có 11 hội thảo, tập huấn có chuyên gia nước ngoài tham dự, báo cáo. Các hội nghị, hội thảo đã góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra đối với công tác đào tạo giáo viên các ngành giáo dục mầm non, giáo dục đặc biệt, sư phạm mĩ thuật và sư phạm âm nhạc thuộc địa bàn các tỉnh phía Nam: Những đòi hỏi mới của thực tiễn, những chuyển đổi cần đặt ra đối với mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo…

- Có 66 đầu sách được giảng viên của trường thực hiện. Trong số đó: 16 đầu sách được công nhận là giáo trình chính thức của trường (14 giáo trình đào tạo GV Mầm non, 01 giáo trình đào tạo GV tiểu học ngành âm nhạc, 01 giáo trình đào tạo GV tiểu học ngành mĩ thuật), số đầu tài liệu trực tiếp phục vụ đào tạo là 44 chiếm tỷ lệ 66,7%, số còn lại là sách dành cho trẻ phục vụ công tác giáo dục trẻ ở trường MN, số đầu tài liệu được in tại các NXB là 56 chiếm tỷ lệ 84,8%.

- 18 số Thông tin KHGD được xuất bản, trong đó có 08 kỉ yếu Hội thảo và 08 Tập san khoa học với 2 ấn phẩm chính: “Nhà trường và thực tiễn giáo dục”; “Đào tạo – NCKH – Hợp tác quốc tế”.

Tóm lại, hoạt động khoa học và công nghệ của trường trong 5 năm qua luôn quán triệt yêu cầu phục vụ các nhiệm vụ xây dựng và phát triển nhà trường với nhiều nội dung đa dạng như: thực hiện các đề tài NCKH cấp Bộ và cơ sở, duy trì và phát triển tạp chí thông tin Khoa học giáo dục, công bố bài báo khoa học của cán bộ giảng viên, tổ chức hội nghị hội thảo khoa học và tổ chức hoạt động NCKH trong sinh viên,….

- Sản phẩm tạo ra từ các hoạt động khoa học và công nghệ (gồm Qui trình, Chuyên đề, Giải pháp, Chương trình đào tạo, Tài liệu phục vụ đào tạo giáo viên và các bài báo khoa học) được sử dụng phục vụ công tác đào tạo và quản lí trường, góp phần nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giảng viên, góp phần khẳng định vị trí của trường trong hệ thống các trường sư phạm, nhất là trong mạng lưới các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non trình độ đại học và cao đẳng.

- Tập san Thông tin Khoa học & Giáo dục của trường đã tạo cơ hội cho đông đảo cán bộ giảng viên đóng góp ý kiến cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của trường và của thực tiễn giáo dục trẻ em, đồng thời tạo ra những ảnh hưởng tích cực đối với thực tiễn giáo dục trẻ ở các địa phương phía Nam, góp phần khẳng định uy tín của nhà trường;

- Trường đã ban hành các văn bản quản lý hoạt động khoa học và công nghệ như qui định thực hiện định mức NCKH trong GV, qui định về việc tổ chức hoạt động nghiên cứu trong sinh viên, qui định chế độ chi tiêu đối với đề tài khoa học công nghệ, qui định về việc tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học, qui định về việc tổ chức Tập san thông tin khoa học,…

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường cao đẳng sư phạm trung ương thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 62)