Thuyết minh quy trình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật tạo nguyên liệu thực phẩm giàu glucosamine và protein từ cua đồng (Trang 106 - 108)

M Ở ĐẦU

3.6.2. Thuyết minh quy trình

Bước 1: xử lý nguyên liệu

Rửa sạch nhiều lần với nước, bóc yếm cua, rửa thật sạch trong phần yếm cua. Hấp chín cua ở 1000C/15 phút

Xay nhuyễn, thanh trùng ở 700

C trong 30 phút

Xác định chỉ tiêu nguyên liệu: độ ẩm, hàm lượng Ntổngsố, Nformol,Namoniac, calci, chitin có trong cả khối thịt và vỏ cua xay.

Bước 2: xác định tỉ lệ nước cho vào cơ chất cua xay

Bước 3: nuôi cấy B.amyloliquefaciens trong MT6, ở các điều kiện tốt nhất đã khảo sát: thời gian nuôi cấy 44 giờ, nhiệt độ 350C, pH môi trường =7,0; nuôi lắc 150 vòng/phút. Điều kiện cấy sinh khối B.amyloliquefaciens

Chỉnh pH nguyên liệu 6,5-7,0

Khảo sát tỉ lệ giống (%) B.amyloliquefaciens

Khuấy trộn liên tục

Khảo sát thời gian thủy phân nguyên liệu và hàm lượng Nformol

Bước 4

Gạn lọc dịch thịt, cất giữ trong tủ đông

Bước 5

Nuôi cấy L.casei trong môi trường dịch tương đậu nành bổ sung 4% đường succrose và thành phần khoáng của môi trường MRS, đã được khảo sát các điều kiện nuôi cấy tốt nhất: thời gian 64 giờ, nhiệt độ 350C, pH môi trường =6,0; tỉ lệ

giống L.casei 5%, nuôi ở trạng thái tĩnh. Theo dõi thời gian trích ly calci trong vỏ

cua mau ngừng nhất đồng thời có giá trị pH thật vừa phải để L.casei phát triển được và không làm hư hỗn hợp.

Bước 6

Xác định lượng đường (%) bổ sung vào hỗn hợp vỏ cua xay và dịch lên men

Bước 7

Lọc và tách phần vỏ cua đã trích ly calci, còn dịch calci hòa tan cất vào ngăn mát tủ lạnh (nhiệt độ từ 80C- 150C)

Bước 8

Nuôi cấy A.niger trong MT1 với các điều kiện tốt nhất đã khảo sát: thời gian nuôi cấy 56 giờ, nhiệt độ 300C, pH môi trường = 5,0; nồng độ chất cảm ứng chitin huyền phù 0,5%, nuôi lắc 150 vòng/ phút. Sử dụng sinh khối lẫn enzyme chitinase thô trong môi trường cho vào vỏ cua xay (chitin). Xác định tỉ lệ chitin: sinh khối

A.niger lẫn enzyme chitinase thô cho vào hỗn hợp. Chọn tỉ lệ phù hợp để tiến hành

thủy phân chitin

Theo dõi thời gian để vỏ cua mau mềm.

Bước 9

Trộn hỗn hợp dịch thịt cua thủy phân với dịch calci hòa tan và hỗn hợp chứa một phần chitin được thủy phân

Cho vào hỗn hợp chất bảo quản kalisorbate liều lượng 0,1% so với cơ chất khô, đảo trộn thật kỹ

Tiếp theo cho vào hỗn hợp chất chống đóng vón Ca3(PO4)2 liều lượng 1,5% so với cơ chất khô, đảo trộn.

Chỉnh pH 6,5=7,0 sau đó cho vào hỗn hợp chất nhũ hóa lecithin liều lượng 1,5% so với cơ chất khô, đảo trộn.

Cô đặc sản phẩm Sấy khô ở 1050

C có quạt hút

Sản phẩm tạo thành: bột cua hòa tan

Bước 10

Phân tích chỉ tiêu dinh dưỡng sản phẩm (hàm lượng Ntổng số, Nformol,Namoniac, calci hòa tan, glucosamine)

Kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm: định lượng vi sinh vật và hàm lượng kim loại nặng có trong sản phẩm.

Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật tạo nguyên liệu thực phẩm giàu glucosamine và protein từ cua đồng (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)