Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng-phát triển và tổng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật tạo nguyên liệu thực phẩm giàu glucosamine và protein từ cua đồng (Trang 31 - 32)

M Ở ĐẦU

1.4.1.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng-phát triển và tổng

Nguồn carbon

A.niger có khả năng đồng hóa tốt các loại đường monosaccharide, disaccharide

như glucose, fructose, maltose, sucrose.[17]

Chitin (có thể ở dạng huyền phù, dạng bột hay dạng thô) và các dẫn xuất của chitin vừa là cơ chất cảm ứng, vừa là nguồn carbon làm tăng khả năng sinh chitinase. Nghiên cứu của Jesú de la Cruz và cộng sự (1922) chỉ ra rằng nấm sợi tạo chitinase khi có nguồn carbon là chitin chứ không phải là nguồn cellulose hay nguồn nào khác.

Nguồn nitrogen

Takashi và CS (2002) nghiên cứu khả năng sinh chitinase từ nấm sợi

Aspergillus sp. chỉ ra rằng hoạt tính chitinase cao khi sử dụng nguồn nitrogen từ

(NH4)2SO4. Bổ sung 2% cao nấm men (w/v) vào môi trường nuôi cấy bán rắn thì hoạt tính chitinase của nấm sợi tăng lên đáng kể (Nampoothiri, 2003). [13], [17]

Nhiệt độ

Nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến tốc độ sinh trưởng và khả năng sinh enzyme của

A.niger. Chúng sinh trưởng được ở nhiệt độ tối thiểu là 6-80

C và tối đa là 45-470 C, tối ưu ở 28-350C. Aspergillus sp. tổng hợp chitinase có hoạt tính cao nhất ở điều kiện nhiệt độ 370

C (Takashi và cs, 2002). [17], [20]

Độ pH

Khoảng pH mà A.niger sinh trưởng tốt là ở môi trường hơi acid pH=4- 6,5. Tuy nhiên, có một số chủng A.niger sinh trưởng được ở pH=2 (Patt, 1981). [13], [68]. Tùy thuộc vào từng loài, từng chủng mà pH môi trường ban đầu thích hợp là acid, trung tính hay kiềm. Aspergillus sp. tổng hợp chitinase cao nhất ở pH môi trường từ 5- 6, Trichoderma harzianumsinh trưởng thích hợp để tổng hợp chitinase ở pH môi trường từ 4- 6.

Chất cảm ứng

Chitinase có thể là enzyme cảm ứng hoặc enzyme cấu trúc. Trong các môi trường nuôi cấy vi sinh vật tổng hợp chitinase, người ta đều bổ sung thêm cơ chất chitin nhằm kích thích khả năng sinh chitinase của vi sinh vật. Nhìn chung, sự hiện diện của chitin trong môi trường nuôi cấy hữu ích cho việc tạo chitinase (Monreal và Reese, 1969). Trong số các cơ chất, chitin huyền phù có khả năng thúc đẩy tạo chitinase cao nhất (Bhushan, 2000). Trong hầu hết các trường hợp, khi nồng độ chitin khoảng 1-1,5% là vi sinh vật có khả năng tạo chitinase (Felse và Panda, 2000). [17]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật tạo nguyên liệu thực phẩm giàu glucosamine và protein từ cua đồng (Trang 31 - 32)