Đổi mới công tác đánh giá Cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu Một số giải pliáp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS thị xã bỉm sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 65 - 72)

- Tổ chức thực hiện

3.2.5. Đổi mới công tác đánh giá Cán bộ quản lý

3.2.5.1. Mục tiêu của giải pháp

- Làm rõ iru điểm, khuyết điếm, mặt mạnh, mặt yếu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, năng lực quản lý; hiệu quả công tác và triển vọng phát triển của mỗi Cán bộ quản lý.

- Đánh giá một cách trung thực chính xác về năng lực, phâm chất của Cán bộ quản lý là cơ sở vững chắc tạo ra động lực thúc đẩy Cán bộ quản lý cống hiến tâm trí, sức lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Phải lấy kết quả, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo chủ yếu trong đánh giá.

- Đánh giá, phân loại Cán bộ quản lý là căn cứ đế tuyển chọn; xây dựng qui hoạch; đào tạo, bồi dưỡng; bố trí sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ.

- Đánh giá Cán bộ quản lý, đánh giá giáo viên là một nội dung quan trọng của công tác cán bộ; đây là một trong những thành công trong công tác cán bộ của Đảng, góp phần khắng định về quan điểm rõ ràng nhất quán về phương pháp sáng tạo, đúng đắn, khoa học.

- Đánh giá phải đảm bảo khách quan, toàn diện, khoa học, công bằng trên cơ sở tự phê bình và phê bình, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai; phải đặt trong phạm vi công tác và điều kiện cụ thê của nhà trường, địa phương.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Quyết định 286/QĐ/TW ngày 08/02/2010 về việc Ban hành Qui chế đánh giá cán bộ, công chức, vì vậy khi đánh giá Cán bộ quản lý cần thực hiện theo các nội dung sau:

*Các căn cứ đê đánh giá Cán bộ quản lý

1. Theo Điều 27, 28 Luật Công chức số 20/2008/L-CTN ngày 28 tháng 11 năm 2008;

2. Theo điều 39,40,41,42 Luật Viên chức số 58/2010/QH12; 3. Tiêu chí đánh giá đối với Hiệu trưởng:

Đối với hiệu trưởng được đánh giá theo “Chuân Hiệu irưỏng truòng

THCS” Ban hành theo Thông tư 29/TT-BGD-ĐT ngày 22/10/2009: Gồm 3

tiêu chuẩn và 23 tiêu chí (Phụ lục 2)

4. Chức trách nhiệm vụ của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng:

Đối với Hiệu trưởng trường THCS thực hiện theo Điều 19-Điều lệ trường THCS: Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng: Có 9 nhiệm vụ.

5. Ngoài ra khi đánh giá Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng còn phải căn cứ vào môi trường và điều kiện mà Cán bộ quản lý đó thực hiện nhiệm vụ trong thời hạn đánh giá

*Nội dung đánh giá: 3 nội dung chính I Mức độ thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao + về phâm chất chính trị, đạo đức, lối sống + Chiều hướng và triển vọng phát triển

*Thời hạn đánh giá

Đánh giá Cán bộ quản lý theo định kỳ hàng năm vào dịp hết học kỳ, kết thúc năm học, hết nhiệm kỳ, bổ nhiệm lại.

* Qui trình đánh giá xếp loại Cán bộ quản lý

Hàng năm, tất cả Cán bộ quản lý phải tự đánh giá và được nhà trường đánh giá xếp loại một lần chính thức vào cuối năm học.

+ Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp Cán bộ quản lý đánh giá

"Phàn loại Cán bộ quản lý

Căn cứ vào kết quả đánh giá, phân loại Cán bộ quản lý theo 4 mức sau: + Hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ;

+ Hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ; + Hoàn thành chức trách, nhiệm vụ; + Chưa hoàn thành chức trách, nhiệm vụ.

Thực hiện đổi mới công tác đánh giá Cán bộ quản lý, kết hợp với thực hiện hai văn bản: Thông tư 29/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 Ban hành Qui định chuẩn Hiệu trưởng trường THCS; Quyết định 286/QĐ/TW ngày 08/02/2010 Ban hành Qui chế đánh giá cán bộ, công chức trong các năm gần đây đã có tác dụng lớn, đã làm thay đổi, đổi mới cách đánh giá Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng. Trên địa bàn Thị xã Bim Sơn cách đánh giá đội ngũ Cán bộ quản lý các trường THCS từ năm 2011 đến nay đã trở nên rõ ràng hơn; khoa học; có quy trình; có cách thức, có tiêu chuẩn, tiêu chí và đã chuyển từ đánh giá định tính sang định lượng. Từ đó giúp việc đánh giá Cán bộ quản lý đảm bảo khách quan, công bằng, chính xác hơn; góp phần thúc đẩy hiệu quả làm việc của mỗi Cán bộ quản lý, giúp công tác xét thi đua khen thưởng tốt hơn.

3.2.6. Đoi mới cơ chế quản lý trường học theo hướng thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm

3.2.6.1. Mục tiêu của giải pháp

- Nhằm trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho Hiệu trưởng, cho

nhà trường trong việc tổ chức công việc, sắp xếp bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính đê hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Đổi mới cơ chế quản lý trường học theo hướng thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhằm thực hiện chủ trương xã hội hoá trong việc huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội đối với phát triển nhà trường, phát triển giáo dục, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước.

- Nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo, trong quản lý của Hiệu trưởng các trường THCS.

3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Theo Nghị định so 43/NĐ-CP ngày 25/4/2006 do Chính phủ ban hành

Qui định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tô chức bộ máy, biên chế và tài chỉnh đoi vói đon vị sự nghiệp công ỉập>\ Đây là một đối

mới lớn về cơ chế quản lý trường học, tác động lớn đến cách thức làm việc và hiệu quả công tác của Hiệu trưởng. Theo Nghị định này người Hiệu trưởng thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cần tuân thủ:

*Các nguyên tắc

Hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Thực hiện dân chủ, công khai theo qui định của pháp luật.

Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm phải gắn với tự chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và trước pháp luật về những quyết định của mình; đồng thòi chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đảm bảo lợi ích của Nhà nước, quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân theo qui định của pháp luật.

*Nội dung

Theo“Thông tư liên tịch sổ 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 15/4/2009 về Hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tô chức bộ máy, biên chế đoi với don vị sự nghiệp

công lập giảo dục và đào tạo”. Theo đó, người Hiệu trưởng cần thực hiện

các nhiệm vụ sau:

1. Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ I Xác định nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện. + Hoạt động liên kết, họp tác

2. Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế 3. Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tuyển dụng

4. Quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về quản lý và sử dụng cán bộ, viên I về ký hợp đồng làm việc, bố nhiệm vào ngạch, nâng ngạch, chuyển ngạch.

+ về sắp xếp, bố trí, phân công công tác, điều động, biệt phái, tiếp nhận, luân chuyến, nghỉ hưu, thôi việc, chấm dứt hợp đồng làm việc đối với cán bộ, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý.

+ về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, cách chức các chức danh lãnh đạo, quản lý đơn vị.

+ về nâng bậc lương I về đào tạo, bồi dưỡng + về khen thưởng, kỷ luật

*2ơ chức thực hiện

+ Trách nhiệm của Hiệu trưởng:

Hiệu trưởng: Người đứng đầu nhà trường là người đại diện theo pháp luật của đơn vị trong quan hệ với các tổ chức, cá nhân; chịu trách nhiệm về các hoạt động của đơn vị trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm được giao. Hiệu trưởng có các trách nhiệm cụ thể sau đây:

Phổ biến, quán triệt Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006; Thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 15/4/2009 và các

văn bản hướng dẫn, thực hiện đến toàn bộ cán bộ, viên chức trong nhà trường; thống nhất trong lãnh đạo, cấp uỷ Đảng, tổ chức công đoàn, về chủ trương thời gian thực hiện, định hướng phát triển nhà trường trước mắt và lâu dài.

Chỉ đạo xây dựng phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP trình cơ quan có thâm quyền phê duyệt.

Chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo thường xuyên theo định kỳ và báo cáo đột xuất theo yêu cầu cúa cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp về hoạt động của nhà trường.

Ban hành theo thấm quyền các qui chế làm việc, qui chế dân chủ cơ quan, qui chế khen thưởng, kỷ luật; qui định về tuyển dụng, sử dụng cán bộ, viên chức và người lao động và các qui định khác nhằm đảm bảo thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm, phù hợp với đề án thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm và điều lệ tố chức, hoạt động của nhà trường đã được phê duyệt.

Phối hợp với cấp uỷ Đảng, Ban chấp hành Công đoàn cung cấp về một số việc sau đây:

Báo cáo và tham khảo ý kiến của cấp ủy Đảng và Hội đồng trường của nhà trường trước khi đề nghị với cấp trên hoặc quyết định những vấn đề: Qui hoạch phát triển; kế hoạch 5 năm, hàng năm và các biện pháp thực hiện; thành lập, tố chức lại, giải thể các tố chức chuyên môn nghiệp vụ và tổ chức có tên gợi khác trực thuộc nhà trường, đề án sắp xếp lao động.

Tham khảo ý kiến của Ban chấp hành Công đoàn nhà trường các vấn đề: Qui chế dân chủ cơ quan, qui chế làm việc, qui chế khen thưởng, kỷ luật; qui định về sử dụng cán bộ, viên chức và người lao động; phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cùng cấp tổ chức Hội nghị cán bộ, viên chức hàng năm theo qui định pháp luật.

Báo cáo và tham khảo ý kiến Hội nghị cán bộ, viên chức hoặc cán bộ chủ chốt của nhà trường trước khi đề nghị hoặc quyết định các vấn đề: Qui hoạch phát triển, kế hoạch 5 năm, hàng năm và các biện pháp thực hiện của đơn vị; đề án sắp xếp lao động: qui chế dân chủ cơ quan.

Báo cáo bằng văn bản xin ý kiến của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp trong trường hợp cấp uỷ Đảng, Ban chấp hành Công đoàn cùng cấp có ý kiến khi chưa thống nhất.

I Trách nhiệm của các cấp có thẩm quyền:

Các cơ quan có thâm quyền giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho nhà trường (của đơn vị sự nghiệp nói chung) phê duyệt phương án. Sau khi nhận được phương án trình của đơn vị sự nghiệp trong thời hạn 15 ngày.

Các cơ quan có thẩm quyền thực hiện trách nhiệm theo qui định Điều 32 của Nghị định 43/2006/NĐ-CP và có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV. Hàng năm có sơ kết đánh giá tình hình thực hiện.

Thực hiện chủ trương, chính sách về đổi mới quản lý trường học theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, các năm học vừa qua Hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn Thị xã Bỉm Sơn đã có ý thức, có cách tiếp cận và đã chuyển biến trong tư duy quản lý. Một số Hiệu trưởng đã có cách làm mới, sáng tạo trong quản lý, đi đầu là Hiệu trưởng các trường THCS Xi Măng, Ba Đình, Lê Quý Đôn, Bắc Sơn... làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, chuyển biến đáng kể cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà trường, nâng cao chất lượng giáo dục.

Một phần của tài liệu Một số giải pliáp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS thị xã bỉm sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w