Đoi mới công tác qui hoạch, tuyến chọn, bo nhiệm, miên nhiệm, sử dụng và luân chuyên Cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu Một số giải pliáp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS thị xã bỉm sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 48 - 54)

3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp

Nhằm giúp cho các cấp quản lý giáo dục đổi mới công tác qui hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển Cán bộ quản lý cho phù hợp với điều kiện thực tế và thúc đây giáo dục phát triển.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện

* Công tác qui hoạch

- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII khẳng định: “Qui hoạch cán bộ là nội dung trọng yếu của công tác cán

bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nể nếp, chủ dộng, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ tnrớc mắt và lâu dài. Phải xuất phát từ nhiệm vụ chỉnh trị, nhiệm vụ tô chức; đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức hiện có; dự kiến nhu cầu và khả năng phát triển của đội ngũ cán bộ, công chức đế chủ động có phương hướng đào tạo, bồi dưỡng”.

Trên cơ sở qui hoạch đội ngũ Cán bộ quản lý giáo dục đã có của Thị xã, thường xuyên bổ sung các nội dung mới đế có qui hoạch tổng thể đáp ứng yêu cầu thực tế.

Phòng GD-ĐT cùng với Phòng Nội vụ tham mưu cho UBND Thị xã xây dựng qui hoạch Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường THCS gồm các bước sau:

Thông qua khảo sát, đánh giá, đội ngũ Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường THCS tiến hành phân tích số lượng, cơ cấu, chất lượng,... phân loại Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng theo yêu cầu qui hoạch.

Dự báo nhu cầu Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng từng giai đoạn 2013; 2018; 2023,... căn cứ vào dự báo về dân số, qui mô phát triển số học sinh, số lớp, số trường THCS trên địa bàn Thị xã; căn cứ vào phẩm chất đạo đức, trình độ lý luận chính trị, năng lực tố chức, quản lý; trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học,...

Xác định nguồn bổ sung Hiệu trưởng,Phó Hiệu trưởng:Tại chỗ hoặc từ các trường khác chuyển đến.

Lập danh sách Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng dự nguồn: cấp uỷ, Ban giám hiệu nhà trường giới thiệu cán bộ dự nguồn vào các chức danh Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng; bỏ phiếu tín nhiệm trong cán bộ giáo viên của trường; Phòng GD-ĐT phối hợp với Phòng Nội vụ tập hợp danh sách dự nguồn tham mưu ƯBND Thị xã phê duyệt.

Bố trí, sắp xếp cho cán bộ trong qui hoạch chức danh Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng được tham gia đào tạo, bồi dưỡng hoặc thực hiện điều chỉnh, luân chuyển đế cán bộ được rèn luyện thực tiễn, tích luỹ kinh nghiệm từ các vị trí công tác khác nhau.

Đưa cán bộ dự nguồn vào các vị trí theo yêu cầu qui hoạch. Hàng năm cần định kỳ kiêm tra, đánh giá và có biện pháp bổ sung, hoàn chỉnh để nâng cao hiệu quả công tác qui hoạch như:

Nhận xét, đánh giá cán bộ dự nguồn;

Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch tạo nguồn và danh sách cán bộ dự nguồn; Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng luân chuyển cán bộ; Tiếp tục đưa cán bộ dự nguồn vào các vị trí đã qui hoạch;

Thực hiện đồng bộ các chính sách cán bộ.

Tuyển chọn Cán bộ quản lý là khâu quan trọng để thu hút, phát hiện người có tài, có đức đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công việc quản lýnhà trường.

Tuyến chọn nguồn Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường THCS phải dựa trên cơ sở qui hoạch và nhu cầu thực tế của cơ sở giáo dục cần tuyên chọn. Vì vậy cần có sự đổi mới trong cách tuyển chọn đảm bảo theo hướng:

- Đi từ cơ sở, dựa vào cơ sở, phát huy vai trò Hội đồng trường và các tổ chức đoàn thể trong trường.

- Thực hiện chế độ dân chủ, công khai; công khai hoá tiêu chuẩn trên cơ sở theo qui định Điểu lệ trưòng THCS, Luật giáo dục, Luật Công chức,

Luật Viên chức; Chuân Hiệu trưỏng trường THCS; ngoài ra còn phải xét đến

yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường, đặc điểm tình hình địa phương.

- Khi xem xét tuyên chọn Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường THCS cần lưu ý đến quá trình đào tạo, học tập, kết quả công tác, thành tích mà cán bộ đạt được; phẩm chất đạo đức; trình độ chính trị; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; đặc biệt là uy tín, năng lực quản lý.

* Công tác bo nhiệm

- Bổ nhiệm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trườngTHCS là khâu quan trọng trong công tác quản lý cán bộ. Bởi Hiệu trưởng là người đứng đầu đơn vị có tác động đến chất lượng giáo dục, hiệu quả hoạt động và sự phát triển của nhà trường, Phó Hiệu trưởng là người giúp Hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý ở một số mặt, cùng với Hiệu trưởng thực hiện hoạt động quản lý đê đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra. Vì vậy việc lựa chọn và bổ nhiệm chính xác Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng có đủ phấm chất và năng lực cho nhà trường có tác dụng vừa củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, vừa làm căn cứ đê các cấp quản lý xây dựng qui hoạch, đào tạo bồi dưỡng và thực hiện các chính sách đối với cán bộ; đồng thời qua việc lựa chọn, bổ

nhiệm cán bộ quản lý sẽ nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, chất lượng công tác; tự đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của mình để có biện pháp rèn luyện, phấn đấu, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Việc bổ nhiệm được thực hiện theo Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/02/2003 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII cũng đã nêu: “Thực hiện chế độ bo nhiệm

cỏ thời hạn. Hết thời hạn giữ chức vụ, cấp cỏ thâm quyền căn cứ vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ và yêu cầu công tác đế xem xét quyết định cỏ tiếp tục bô nhiệm cán bộ giữ chức vụ đó nữa hay không”, “Phải đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ đế bổ trí đủng người, đúng việc, đủng lúc và đúng cho\

- Thực hiện bố nhiệm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường THCS cần bảo đảm các yêu cầu sau:

Người được bố nhiệm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trường phải là cán bộ có tên trong qui hoạch Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng.

Người được bổ nhiệm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phải có đủ tiêu chuẩn theo qui định.

Công tác bổ nhiệm phải thực hiện đúng qui trình, qui chế, dân chủ và công khai, tránh nể nang, dân chủ hình thức.

Bên cạnh việc bổ nhiệm, cần làm tốt công tác bổ nhiệm lại theo nhiệm kỳ 5 năm và theo Điều lệ trường THCS: Mỗi Hiệu trưởng không làm quá 02 nhiệm kỳ tại một trường.

* Công tác miên nhiệm

- Việc miễn nhiệm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường THCS là một giải pháp không thể thiếu của công tác tổ chức cán bộ nhằm làm vững mạnh

bộ máy, tạo môi trường lành mạnh cho nhân tố mới phát triển, kịp thời củng cố, đảm bảo sự ốn định tích cực cho toàn bộ máy.

- Khi miễn nhiệm cần bảo đảm các yêu cầu:

Trong thời hạn đảm nhiệm chức vụ vì lý do sức khoẻ hoặc vì hoàn cảnh cá nhân không thể đảm nhận chức vụ nữa thì được tự nguyện từ chức; người không hoàn thành nhiệm vụ, không đảm đương nổi công việc, hoặc có sai phạm, uy tín giảm sút nếu không tự nguyện dù chưa hết nhiệm kỳ thì các cấp quản lý có thẩm quyền có biện pháp kịp thời cách chức.

Việc miễn nhiệm cần đúng đối tượng, đúng thời điểm là giải pháp cần thiết làm cho đội ngũ Cán bộ quản lý trường THCS luôn được sàng lọc, được bổ sung, đem lại niềm tin cho cán bộ, giáo viên trong đơn vị tạo ra môi trường lành mạnh, ốn định và có tác dụng giáo dục cán bộ.

Cần mạnh dạn thực hiện tốt việc miễn nhiệm đê thực hiện phương châm cỏ lên cỏ xuống, cỏ vào có ra coi đây là việc làm bình thường trong công tác bố trí sử dụng cán bộ; tránh tình trạng đã lên không xuống, đã vào

không ra.

* Công tác sử'dụng

- Đe nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục giai đoạn hiện nay, việc sử dụng đội ngũ Cán bộ quản lý là rất cần thiết.

- Để Cán bộ quản lý đạt hiệu quả cao trong công tác khi sử dụng Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng cần chú ý:

Nắm được sở trường, khai thác tiềm năng của từng Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường THCS.

Thực hiện giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cho từng cán bộ quản lý. Thường xuyên yêu cầu cán bộ quản lý báo cáo kết quả thực hiện, tổng kết rút kinh nghiệm.

Sử dụng Cán bộ quản lý phải đúng người, đúng việc, đảm bảo đoàn kết nhất trí cao.

Sử dụng Cán bộ quản lý phải gắn với quản lý đội ngũ Cán bộ quản lý, kiểm tra giám sát để đánh giá đúng mặt mạnh, điểm yếu của đội ngũ Cán bộ quản lý, từ đó có biện pháp khắc phục diêm yếu, phát huy mặt mạnh.

Sử dụng Cán bộ quản lý phải gắn liền với việc bồi dưỡng và bảo vệ cán bộ.

Kiên quyết khắc phục tư tưởng chủ quan, hẹp hòi, định kiến, áp đặt và thực hiện tốt chế độ đãi ngộ đối với Cán bộ quản lý.

* Công tác luân chuyển

- Nghị quyết 11-NQ/TƯ ngày 25/01/2002 của Bộ chính trị về luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý là một trong những khâu đột phá có tính chất quyết định mang tầm chiến lược, có tính vĩ mô đối với đội ngũ lãnh đạo, quản lý.

Thực hiện chế độ luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm loại trừ những yếu tố tiêu cực trong công tác sử dụng cán bộ.

- Mục đích của việc luân chuyển Cán bộ quản lý trường THCS:

Đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ.

Cán bộ quản lý được cọ xát thực tiễn, thấu hiểu tình hình, được rèn luyện, được thử thách giúp họ trưởng thành lửa thử vàng, gian nan thử sức và thực tiễn sẽ đánh thức các tiềm năng còn đang ngủ yên của con người .

Luân chuyên Cán bộ quản lý còn khắc phục tình trạng trì trệ, nhàm chán, gia trưởng, trù dập, chủ quan. Tạo ra cho mỗi Cán bộ quản lý một luồng sinh khí mới, sức sống mới để vươn lên khẳng định mình trong môi trường mới.

Đặt lợi ích chung lên trên hết, chóng cục bộ địa phương;

Làm tốt công tác tư tưởng để Cán bộ quản lý nơi đến, nơi đi có sự trao đổi, bàn giao nhiệm vụ và cung cấp thông tin cần thiết;

Đề cao ý thức trách nhiệm và kỷ luật trong luân chuyển cán bộ;

Căn cứ vào đặc điểm tình hình từng trường, địa phương, nhu cầu công tác, năng lực sở trường cần chú ý tới hoàn cảnh gia đình tạo thuận lợi cho Cán bộ quản lý phát huy thế mạnh của mình.

Thực tiễn cho thấy do đổi mới công tác qui hoạch, tuyển chọn, bố nhiệm nên từ năm 2011 đến nay chất lượng hoạt động của Cán bộ quản lý được cải thiện đáng kể; vì vậy các hoạt động ở các trường THCS đã được triển khai có hiệu quả rõ rệt.

Một phần của tài liệu Một số giải pliáp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS thị xã bỉm sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w