quản lý đối với Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng.
3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp
- Thanh tra, kiểm tra Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng là một chức năng cơ bản của quản lý, là một công việc quan trọng phải thực hiện nhằm phát hiện lệch lạc và điều chỉnh kịp thời giúp Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng hoàn thành nhiệm vụ bảo đảm sự toàn vẹn của quá trình quản lý đưa toàn bộ hệ thống quản lý giáo dục đạt hiệu quả tốt.
- Thanh tra, kiểm tra giúp Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng thực hiện tốt nhiệm vụ; thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm; cũng như giúp Hiệu trưởng tự đánh giá và được đánh giá hiệu quả thực hiện nhiệm vụ một cách khách quan.
- Thanh tra, kiêm tra nhằm thực hiện tốt qui chế tố chức, chấp hành văn bản ban hành và hoạt động của hệ thống thanh tra giáo dục.
3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện
- Nâng cao nhận thức, mục đích, ý nghĩa và hiệu quả của thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động giáo dục của nhà trường, đối với đội ngũ Cán bộ quản lý, tập thể cán bộ, giáo viên.
- Thu nhận thông tin về thực hiện nhiệm vụ của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng như cách tố chức, cách quản lý, chất lượng, đánh giá xem thực tế lao động sư phạm có phù hợp với kế hoạch, tiêu chuẩn, qui tắc hay không.
-Kiểm tra, xem xét nhằm phát huy những nhân tố tích cực; đồng thời phát hiện, phòng ngừa, xử lý các vi phạm nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước, ngành, các quyền và lợi ích của tập thể, cá nhân.
Chỉ ra ưu điểm, khắc phục nhược điểm, sai lầm trong công tác quản lý điều này sẽ hỗ trợ rất đắc lực cho công tác tổ chức quản lý nhân sự, quản lý chuyên môn. Đánh giá, khen thưởng đề bạt những cán bộ có phẩm chất, năng
lực và điều hành nhà trường tốt; xử lý, điều chỉnh thay thế, kỷ luật những cán bộ vi phạm nguyên tắc quản lý làm lành mạnh các cơ sở giáo dục, nâng cao trình độ sát với thực tế với yêu cầu công việc.
Bước 1: Chuân bị
- Xây dựng lực lượng cộng tác viên thanh tra
Ngoài cán bộ thanh tra của Phòng GD-ĐT (chủ yếu kiêm nhiệm) cần xây dựng đội ngũ cộng tác viên thanh tra để đảm nhận công việc. Đội ngũ này được lựa chọn từ cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán bộ môn các trường THCS là những người phải có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn cao, nghiệp vụ vững vàng, có thâm niên công tác, có nhiều thành tích được ghi nhận và có uy tín cao trước đồng nghiệp.
Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra cho đội ngũ cộng tác viên thanh tra. Cung cấp đầy đủ văn bản, trang thiết bị làm việc đế thực hiện nhiệm vụ. - Xây dựng nội dung, phương pháp thanh tra, kiểm tra
Nội dung: Thanh tra, kiểm tra toàn diện: chuyên đề; từng mặt; vụ việc; giải quyết khiếu nại tố cáo.
-Hình thức: Thường xuyên; định kỳ; đột xuất.
-Phương pháp: Người thanh tra, kiêm tra phải lựa chọn và kết hợp hài hoà các phương pháp như: Quan sát, kiểm tra, điều tra, phỏng vấn, phân tích, tổng hợp.
Các thành viên trong đoàn thanh tra, kiếm tra và đánh giá phải nắm được mục đích và nhiệm vụ của thanh tra, kiểm tra là phát hiện kịp thời những sai phạm đê uốn nắn, điều chỉnh, động viên phát huy những mặt tích cực và hơn thế nữa là trao đổi góp ý, rút ra bài học kinh nghiệm đê Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng làm tốt hơn sau thanh tra, kiểm tra.
Xây dựng một cách cụ thể, chi tiết kế hoạch thanh tra, kiểm tra: Thòi gian, địa điểm, đối tượng, nội dung,...; thường xuyên, định kỳ, đột xuất trong suốt cả năm học.
Thực hiện đúng lịch thanh tra, kiểm tra đã qui định.
Ke hoạch thanh tra, kiểm tra phải phù hợp với kế hoạch năm học mà Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT, phòng GD-ĐT đã ban hành.
Trước khi tiến hành thanh tra, kiểm tra cần họp đoàn thanh tra nêu rõ mục đích, nội dung và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.
Bước 2: Tiến hành thanh tra, ỉiiem tra
Căn cứ vào kế hoạch, nội dung thanh tra, kiêm tra ra quyết định thành lập đoàn thanh tra và thông báo đến đối tượng thanh tra.
Tiến hành các công việc thanh tra theo trình tự qui định tại: Quyết định số 2151/2006/QĐ-CP về Qui chế hoạt động thanh tra
Nghị định số 85/2006/NĐ-CP ngày 18/8/2006 về Thanh tra giáo dục Thông tư số 43/2006/TT-BGD-ĐT ngày 20/10/2006 về Hướng dẫn thanh tra giáo dục.
Đọc quyết định, tiến hành thanh tra,trao đổi với đối tượng thanh tra, so sánh với chuẩn; đánh giá kết quả; lập biên bản thanh tra.
Bước 3: Sau thanh tra, kiếm tra
Căn cứ vào kết quả thanh tra, kiểm tra; đoàn thanh tra kết luận và gửi kết luận này đến Hiệu trưởng nhà trường.
Trên cơ sở kết luận của đoàn thanh tra, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng khắc phục hạn chế, yếu kém, xác định mặt mạnh đế phát huy. Từ đó, giúp Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng xây dựng nội dung tự bồi dưỡng, bồi dưỡng và rút kinh nghiệm hoàn thiện dần để nâng cao hiệu quả làm việc.
Chính nhờ làm tốt công tác thanh tra, kiêm tra của các cấp quản lý mà chủ yếu là của Phòng GD-ĐT đối với các trường THCS trên địa bàn Thị xã
nên trong 3 năm qua việc thực hiện nề nếp dạy - học, các hoạt động giáo dục, chất lượng giáo dục trong nhà trường được củng cố, được đối mới và có kết quả tốt hơn. Vì thế được Sở giáo dục đánh giá là đơn vị dẫn đầu Tỉnh về chất lượng giáo dục, nổi bật là các trường THCS Lê Quý Đôn, THCS Ba Đình, THCS Ngọc Trạo...
Như vậy thanh tra, kiểm tra không những để cho người Cán bộ quản lý tiên đoán được kết quả xảy ra, nắm bắt được những nguyên nhân và đề ra những biện pháp quản lý có hiệu quả. Thanh tra, kiêm tra là công cụ sắc bén góp phần tăng cường công tác quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS; mặt khác còn nhằm động viên khuyến khích tính tích cực, sự sáng tạo đội ngũ Cán bộ quản lý; chỉ ra khiếm khuyết, sai sót giúp họ có định hướng, điều chinh mọi mặt và nâng cao tinh thần trách nhiệm. Thanh tra, kiếm tra giúp cán bộ quản lý không ngừng nâng cao phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục, đúng như Bác Hồ nói tại Hội nghị thanh tra Miền Bắc năm 1957: “Thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn
của dưới” và như Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khăng định vai trò thanh
tra là “Không coi trọng công tác thanh tra là tước mắt một vũ khỉ cần thiết
của người lãnh đạo'\