Các đề tự kiểm tra thường xuyên

Một phần của tài liệu “Thiết kế tài liệu hỗ trợ việc dạy và học phần hóa phi kim lớp 10 với đối tượng học sinh trung bình – yếu” (Trang 108 - 111)

Thời gian làm bài: 15 phút

ĐỀ SỐ 1. Khái quát về nhóm halogen

Câu 1: Trong các tính chất dưới đây, tính chất chung của các đơn chất halogen là A. phân tử gồm hai nguyên tử. C. ở nhiệt độ thường chất ở thể rắn. B. có tính chất oxi hóa mạnh. D. tác dụng mạnh với nước.

Câu 2: Nước Giaven là hỗn hợp gồm các chất

A. NaCl, NaClO4, H2O. C. NaCl, NaClO, H2O. B. NaCl, NaClO3, H2O. D. HCl, HClO, H2O.

Câu 3: Các nguyên tử nguyên tố nhóm halogen đều có số electron lớp ngoài cùng là A. 5. B. 8. C. 7. D. 2.

Câu 4: Đặc điểm nào dưới đây không phảiđặc điểm chung của các nguyên tố nhóm halogen?

A. Có số oxi hóa – 1 trong mọi hợp chất.

B. Nguyên tử chỉ có khả năng thu thêm 1 electron. C. Lớp electron ngoài cùng có 7 e.

D. Tạo ra hợp chất cộng hóa trị có cực với hiđro.

Câu 5: Trong các phản ứng hóa học, để chuyển thành anion, nguyên tử của các nguyên tố halogen đã

A. nhận thêm 1e. C. nhận thêm 2e.

Câu 6: Cho 10 gam Ca phản ứng vừa đủ với halogen X2 thu được 50 gam muối khan. Đơn chất X2 là

A.F2. B.Cl2. C. Br2. D.I2.

Câu 7: Số oxi hóa của halogen trong các chất F2O, Cl2O3, Br2O5, I2O7 lần lượt là: A. +1, +3, +5, +7. C.1, +5, +3, +7.

B.+1, +5, +3, +7. D.1, +3, +5, +7.

Câu 8: Những nguyên tố có cấu hình electron lớp ngoài cùng ns2np5 là

A. nhóm IVA. B. nhóm VIA. C. nhóm VA. D. nhóm VIIA.

Câu 9: Chọn phát biểu không đúng:

Trong nhóm VIIA theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì A. bán kính của nguyên tử các nguyên tố tăng.

B. số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố tăng. C. độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố giảm dần.

D. nhiệt độ nóng chảy của nguyên tử các nguyên tố tăng.

Câu 10: Hỗn hợp A chứa 2,2 gam hai muối NaX và NaY (X; Y là hai nguyên tố halogen ở hai chu kỳ liên tiếp trong bảng tuần hoàn) phản ứng vừa đủ với 150 ml dung dịch AgNO3 0,2 M. Tên của 2 halogen trên là:

A. F, Cl. B. Cl, I. C. Br, I. D. Cl, Br.

ĐỀ SỐ 2. Clo

Câu 1: Khi mở vòi nước máy, nếu chú ý sẽ phát hiện mùi lạ, đó là do nước máy còn lưu giữ mùi chất sát trùng là clo. Khả năng diệt khuẩn của nước clo là do

A. clo độc nên có tính sát trùng. B. clo có tính oxi hóa mạnh.

C. có HClO, chất này có tính oxi hóa mạnh. D. có oxi nguyên tử nên có tính oxi hóa mạnh.

Câu 2: Cho phản ứng: Cl2 + H2O  HCl + HClO. Vai trò của clo là

A.chất oxi hóa. C.vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử.

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol Fe trong 13,44 lít (đktc) khí clo. Sau phản ứng khối lượng muối thu được là

A. 14,5 gam. B. 32,5 gam. C. 16,25 gam. D. 21,3 gam.

Câu 4:Lá đồng khi đốt nóng có thể cháy sáng trong khí A. Vậy khí A là

A.CO. B. N2. C. H2. D. Cl2.

Câu 5: Trong các halogen, clo là nguyên tố A. có độ âm điện lớn nhất.

B. có tính phi kim mạnh nhất.

C. tồn tại trong vỏ trái đất dưới dạng hợp chất với trữ lượng lớn nhất. D. có số oxi hóa – 1 trong mọi hợp chất.

Câu 6: Dãy gồm các chất đều có thể tác dụng với clo là:

A. Na, H2, N2. C. KOH (dd), H2O, KF (dd). B. NaOH (dd), NaBr (dd), NaI (dd). D. Fe, K, O2.

Câu 7: Trong phòng thí nghiệm, khí clo thường được điều chế bằng cách oxi hóa hợp chất

A. HCl. B. NaCl. C. KClO3. D. KMnO4.

Câu 8: Cho dung dịch chứa 7,3 gam HCl đặc tác dụng hết với MnO2 khi đun nóng. Thể tích khí clo thu được (đktc) là

A. 2,24 lít. B. 1,12 lít. C. 3,36 lít. D. 4,48 lít.

Câu 9: Cho phản ứng hóa học sau: SO2 + Cl2 + 2H2O → H2SO4 + 2HCl. Vai trò của các chất trong phản ứng?

A. SO2 là chất oxi hóa, Cl2 là chất khử. B. Cl2 là chất oxi hóa, SO2 là chất khử. B. SO2 là chất khử, H2O là chất oxi hóa. D. Cl2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử.

Câu 10: Clo là khí độc phá hoại niêm mạc đường hô hấp, để loại bỏ clo dư trong quá trình tiến hành thí nghiệm người ta thường sử dụng hóa chất là

A.H2O. B. HCl. C. NaCl. D. NaOH.

ĐỀ SỐ 3. Hiđro clorua – Axit clohiđric và muối clorua (lưu trong CD)

ĐỀ SỐ 4. Sơ lược về hợp chất có oxi của clo (lưu trong CD)

ĐỀ SỐ 6. Luyện tập nhóm halogen (lưu trong CD)

ĐỀ SỐ 7. Oxi – Ozon (lưu trong CD)

ĐỀ SỐ 8. Lưu huỳnh (lưu trong CD)

ĐỀ SỐ 9. Hiđrosunfua – lưu huỳnh đioxit – lưu huỳnh trioxit (lưu trong CD)

ĐỀ SỐ 10. Axit sunfuric – Muối sunfat (lưu trong CD)

ĐỀ SỐ 11. Luyện tập: Oxi và lưu huỳnh (lưu trong CD)

Một phần của tài liệu “Thiết kế tài liệu hỗ trợ việc dạy và học phần hóa phi kim lớp 10 với đối tượng học sinh trung bình – yếu” (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)