Thiết kế vở ghi bài phần phi kim lớp 10 ‎cho HSTBY

Một phần của tài liệu “Thiết kế tài liệu hỗ trợ việc dạy và học phần hóa phi kim lớp 10 với đối tượng học sinh trung bình – yếu” (Trang 54)

2.4.1.Những định hướng khi thiết kế vở ghi bài cho HSTBY

Khó khăn rất lớn trong dạy và học môn Hóa là học sinh không đủ thời gian để ghi bài vì lượng kiến thức trong một tiết khá nhiều. Nhiều HS nếu tập trung nghe giảng thì chép bài không kịp, còn nếu chú tâm ghi bài thì không theo kịp tiến độ bài giảng của GV. Vì vậy, theo chúng tôi việc tổ bộ môn hoặc giáo viên biên soạn vở ghi bài cho học sinh là điều hết sức cần thiết. Sau đây là một số định hướng khi thiết kế vở ghi bài cho HSTBY:

- Vở ghi bài được thiết kế theo các nguyên tắc sau:

+ Đảm bảo tính chính xác, khoa học.

+ Đảm bảo bám sát chuẩn kiến thức và kĩ năng. + Đảm bảo tính logic, hệ thống của kiến thức. + Đảm bảo tính đặc trưng bộ môn.

+ Đảm bảo kiến thức trọng tâm cần nắm của bài học. + Đảm bảo tính hiệu quả.

- Việc thiết kế và sử dụng vở ghi bài nhằm hỗ trợ vai trò, chức năng của SGK.

- Vở ghi bài được thiết kế theo phương án mềm dẻo, phân nhiệm vụ tùy theo học lực và thời gian mà HS có thể làm các bài tập bắt buộc hay bài tập làm thêm.

- Trong vở ghi bài, đối với những bài có lượng kiến thức nhiều, những phần có tính chất thông báo có thể được in sẵn để tiết kiệm thời gian (tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng). Trong vở ghi bài có để trống những phần kiến thức để các em tự điền vào. GV yêu cầu HS tự điền trước ở nhà bằng bút chì, trong quá trình học trên lớp GV sẽ hướng dẫn các em chỉnh sửa.

- Vở ghi bài hình thành cho học sinh phương pháp học tập tích cực, nâng cao ý thức tự giác học tập, rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu tài liệu thông qua hướng dẫn của tài liệu, giúp HS hiểu bài và nhớ bài lâu hơn.

- Việc thiết kế vở ghi bài nhằm giúp HS nắm được những kiến thức quan trọng trong một bài học, tiết kiệm thời gian cho việc ghi bài, từ đó các em có đủ thời gian để nghe giảng, suy nghĩ, làm bài tập.

2.4.2. Cấu trúc của vở ghi bài

Chúng tôi biên soạn vở ghi bài theo cấu trúc sau:

Số thứ tự bài Tên bài học(viết hoa)

Trọng tâm bài học (được in sẵn)

A. CHUẨN BỊ

GV đưa ra các hoạt động chính của bài mà HS cần chuẩn bị trước khi đến lớp.

B. NỘI DUNG

- Nội dung cơ bản của bài học được trình bày theo hệ thống thứ tự các đề mục. Trong phần nội dung GV có thể sử dụng các kênh hình là các sơ đồ, biểu đồ, các bảng, … minh họa.

- Ngoài ra, chúng tôi còn biên soạn các phiếu học tập kèm theo để GV củng cố kiến thức từng phần hoặc toàn bài cho HS (nếu thấy cần thiết).

C. BÀI TẬP CỦNG CỐ

GV có thể sử dụng hình thức củng cố bằng câu hỏi trắc nghiệm hay tự luận. Cuối tiết học, nếu còn thời gian GV sẽ kiểm tra mức độ hiểu bài của HS, nếu hết thời gian thì yêu cầu HS về nhà tự làm, GV sẽ sửa ở phần trả bài của tiết học sau.

D. DẶN DÒ

- GV hướng dẫn HS những kiến thức phải học thuộc, một số “mẹo” giúp HS nhớ bài lâu.

- Bài tập cần phải làm ở nhà.

E. TƯ LIỆU THAM KHẢO

- Liệt kê một số tài liệu các em có thể tham khảo.

- Ở phần này, chúng tôi mở rộng cho HS những kiến thức nâng cao để HS tự nghiên cứu thêm.

2.4.3.Vở ghi bài phần phi kim lớp 10

Bài 21: “Khái quát về nhóm halogen”

Bài 21 KHÁI QUÁT VỀ NHÓM HALOGEN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trọng tâm bài học

-Vị trí nhóm halogen trong bảng tuần hoàn, bao gồm những nguyên tố nào. -Cấu hình electron nguyên tử và cấu tạo phân tử halogen.

-Tính chất cơ bản của halogen, giải thích.

A. CHUẨN BỊ

Hoạt động 1: Vị trí nhóm halogen trong bảng tuần hoàn

...

Hoạt động 2: Cấu hình electron nguyên tử và cấu tạo phân tử của các nguyên tố trong nhóm halogen ... ... Hoạt động 3: Tính chất vật lí của các halogen ... ...

Hoạt động 4: Tính chất hóa học chung của các halogen

... ... ...

B. NỘI DUNG BÀI HỌC

I. Nhóm halogen trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

gồm ... nguyên tố ... HALOGEN KHHH STT CẤU HÌNH ELECTRON LỚP NGOÀI CÙNG

II. Cấu hình electron nguyên tử và cấu tạo phân tử của các nguyên tố trong nhóm halogen

1. Giống nhau

– Đều có số electron ở lớp ngoài cùng là … ... → Cấu hình electron lớp ngoài của nguyên tử các halogen là: ... → Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử các halogen đều có ………electron độc thân.

Công thức electron Công thức cấu tạo

... ...

2. Khác nhau

– Từ flo đến iot số lớp electron ………., bán kính nguyên tử ... – Lớp ngoài cùng của nguyên tử flo không phân lớp ……….., còn nguyên tử clo, brom, iot có phân lớp ...

III. Khái quát về tính chất của các halogen

1. Tính chất vật lí Nguyên tố SHNT lớp ngoài cùng Cấu hình e kính Bán Độ âm điện Trthái ạng Màu sắc t 0 nc, t0s F Cl Br I

Các halogen ít tan trong ………, tan nhiều trong các ... (trừ ... ... ).

2.Tính chất hóa học

- Nguyên tử X có 7 electron ở lớp ngoài cùng dễ ………. electron để tạo thành……….. có cấu hình electron của khí hiếm.

... - Có độ âm điện ... - Halogen là những ………. là chất ……….. Tính oxi hóa ... từ flo đến iot.

Trong các hợp chất flo luôn có số oxi hóa là ………….., còn các halogen khác ... ... ... ... ... ... C. BÀI TẬP CỦNG CỐ

1. Xác định số oxi hóa của halogen trong các hợp chất sau: a. HF, HCl, HBr, HI, HClO2, HClO4, HClO, HClO3, HIO3. b. OF2, Cl2O7, Br2O7, I2O7,KClO3, NaClO, MnCl2, KClO4.

... ... 2. Vì sao trong tất cả các hợp chất flo luôn có số oxi hóa âm còn các halogen khác thì không?

... ...

3. Câu nào sau đây không chính xác? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Halogen là những phi kim điển hình, chúng là những chất oxi hóa mạnh. b. Trong hợp chất, các halogen đều có thể có số oxi hóa: -1, +1, +3, +5, +7. c. Khả năng oxi hóa của halogen giảm dần từ flo đến iot.

D. DẶN DÒ

- Học thuộc sự biến đổi tính chất của các halogen.

- Mẹo nhớ: Trong cùng nhóm halogen, từ trên xuống dưới “BK tăng”.

+ B:bán kính , tính bazơ của hiđroxit tăng; K: tính kim loại, tính khửtăng.

+ Ngược lại: các tính chất khác giảm (độ âm điện, tính axit của hiđroxit, tính phi kim, tính oxi hóa, năng lượng ion hóa thứ nhấtđều giảm).

- BTVN bắt buộc: 1,2,3/SGK; 4750/dạng7.

- BTVN làm thêm: 5156/dạng 7; đề kiểm tra số 1. - Soạn bài 22: “Clo”.

E. TƯ LIỆU THAM KHẢO

- Sưu tập hình ảnh và ứng dụng của các halogen trong đời sống.

- Tài liệu tham khảo: Tham khảo SGK hóa học lớp 10 chương trình nâng cao cách viết cấu hình electron của nguyên tử F, Cl, Br, I ở trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích, vẽ sự phân bố electron vào obitan nguyên tử, cho biết số electron độc thân có thể có từ đó rút ra kết luận về các số oxi hóa có thể có của chúng.

Bài 22: “Clo” (lưu trong CD)

Bài 23: “Hiđro clorua - Axit clohiđric và muối clorua”

Bài 23 HIĐRO CLORUA – AXIT CLOHIĐRIC VÀ MUỐI CLORUA Trọng tâm bài học

- Tính chất vật lí, tính chất hóa học, điều chế hiđro clorua và dung dịch của nó trong nước (axit clohiđric).

- Cách nhận biết ion clorua.

A. CHUẨN BỊ

Hoạt động 1: Tính chất vật lí của HCl

... ...

Hoạt động 2: Tính chất hóa học cơ bản của HCl

... ... ...

Hoạt động 3: Điều chế dung dịch axit HCl

- Trong công nghiệp: ... ... - Trong phòng thí nghiệm: ... ...

Hoạt động 4: Muối clorua – Tính tan và nhận biết

... ...

B. NỘI DUNG BÀI HỌC I. Tính chất vật lí

1. Hiđro clorua

- Chất khí, không màu, mùi sốc, rất độc. - Nặng hơn không khí khoảng 1,26 lần.

- Tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit (ở 00C, một thể tích H2O hòa tan gần 500 thể tích khí HCl).

2. Axit clohiđric (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chất lỏng, không màu, mùi sốc, có D=1,19 g/ml.

- Axit đặc nhất có nồng độ 37% bốc khói trong không khí ẩm.

II. Tính chất hóa học

1. Khí hiđro clorua khô

- Quì tím: ... - Tác dụng với kim loại:... - Tác dụng với CaCO3: ...

2. Dung dịch axit clohiđric

a. Tính axit mạnh: (do ... ) - Làm quỳ tím hóa ...

- Tác dụng với bazơ và oxit bazơ:  ... CuO + HCl  ... FeO + HCl  ... Fe2O3 + HCl  ... Fe3O4 + HCl  ... NaOH + HCl  ... Fe(OH)3 + HCl  ... - Tác dụng với muối  ... CaCO3 + HCl  ... Na2SO3 + HCl  ... ….. + HCl  AgCl + ... - Tác dụng với kim loại (………..)  ... Na + HCl  ... Fe + HCl  ... Cu + HCl  ...

* Điều kiện để phản ứng trao đổi xảy ra:

- Chất tham gia phản ứng phải tan vào nhau (nếu có một chất không tan trong nước thì chất còn lại phải là axit).

– Sản phẩm tạo thành có ít nhất một trong ba chất: + Chất không tan (kết tủa).

+ Chất bay hơi (khí). + Nước. b. Tính khử: (do……….) …………. + HClđ  ... …………. + HClđ  ... …………. + HClđ ... * Kết luận

- Khí HCl có nhiều tính chất khác dung dịch axit HCl.

III. Điều chế

1. Trong phòng thí nghiệm (phương pháp sunfat)

* Giai đoạn 1: Điều chế khí hiđro clorua từ NaCl rắn và H2SO4

NaCl (rắn) + H2SO4đặc →≤2500C ... NaCl (rắn) + H2SO4đặc →≥4000C ... .

* Giai đoạn 2: Điều chế axit clohđric.

2. Trong công nghiệp

a. Phương pháp sunfat: ... ...

b. Phương pháp tổng hợp: ... ... Khí HCl sinh ra từ phản ứng trên được nước hấp thụ theo nguyên tắc ngược dòng tạo dung dịch axit clohiđric đặc.

IV. Muối của axit clohiđric. Nhận biết ion clorua

1. Muối của axit clohiđric

- Tính tan: ... ...

- Ứng dụng quan trọng của muối clorua:

... ... ...

2. Nhận biết ion clorua ...

- Thuốc thử: ... ... .. - Phương trình phản ứng: ... ... ...

- Ví dụ: Bằng phương pháp hóa học phân biệt 4 lọ dung dịch mất nhãn sau: HCl, HNO3, KNO3, KCl.

... ... ... ... ... ... C. BÀI TẬP CỦNG CỐ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.Viết các phương trình phản ứng xảy ra cho các sơ đồ sau: HCl → Cl2→ FeCl3→ NaCl → HCl → CuCl2

... ... ... ... ...

2. Nhận biết các dung dịch mất nhãn bằng phương pháp hoá học:

Ca(OH)2, HCl, NaCl, Na2CO3.

... ... ... ...

D. DẶN DÒ

- Học thuộc tính chất hóa học, điều chế HCl.

- BTVN bắt buộc: 6,7/trang 106 SGK; 3/dạng 1; 17,19,23/dạng 9. - BTVN làm thêm: 64 68/dạng 9; đề kiểm tra số 3.

- Soạn bài 24: “Sơ lược về hợp chất có oxi của clo”

E. TƯ LIỆU THAM KHẢO

- Tính khử của ion halogenua tăng dần từ F-  I-.

- Tính axit và tính khử tăng dần: HF < HCl < HBr < HI. Vì tính khử của HBr, HI rất mạnh nên không thể điều chế bằng cách cho H2SO4 đặc tác dụng với muối

khan tương ứng giống HF và HCl vì chúng sẽ tác dụng với chất oxi hóa mạnh là H2SO4 đặc nóng.

- Axit clohiđric có trong dịch vị dạ dày, nếu nồng độ vượt mức ta sẽ bị bệnh đau dạ dày, lúc đó khi chúng ta uống thuốc đau dạ dày, trong cơ thể sẽ xảy ra phản ứng trung hòa làm giảm nồng độ axit trong dạ dày.

Bài 24: “Sơ lược về hợp chất có oxi của clo” (lưu trong CD)

Bài 25: “Flo – Brom – Iot” (lưu trong CD)

Bài 29: “Oxi – Ozon” (lưu trong CD)

Bài 30: “Lưu huỳnh”

Bài 30 LƯU HUỲNH

Trọng tâm bài học

– Sự biến đổi cấu tạo phân tử của lưu huỳnh, tính chất vật lí theo nhiệt độ. – Tính chất hóa học của lưu huỳnh.

– Ứng dụng, điều chế lưu huỳnh.

A. CHUẨN BỊ

Hoạt động 1: Tính chất vật lí + Dạng thù hình

... + Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cấu tạo phân tử và tính chất vật lí

... ... Hoạt động 2: Tính chất hóa học ... ... Hoạt động 3: Ứng dụng ... ... Hoạt động 4: Sản xuất

... ...

B. NỘI DUNG BÀI HỌC I. Tính chất vật lí

1. Hai dạng thù hình của lưu huỳnh

Lưu huỳnh ………. và lưu huỳnh ………... Hai loại này có thể biến đổi qua lại tùy theo nhiệt độ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lí

Nhiệt độ Trạng thái Màu Cấu tạo phân tử

Dưới 113°C 119°C 187°C 445°C 1400°C 1700°C II. Tính chất hóa học - Cấu hình electron: ... - Trạng thái cơ bản, nguyên tử S có ……… electron độc thân.

- Các số oxi hóa có thể có của lưu huỳnh là: ...

1. Tác dụng với kim loại

Al + S  ... Fe + S  ... Hg + S ...

2. Tác dụng với hiđro

H2 + S  ...

3. Tác dụng với phi kim (trừ N2, I2)

S + O2  ... S + F2 ...

Khi S tác dụng với các nguyên tố có độ âm điện nhỏ thì S thể hiện tính ... ... Khi cho S tác dụng với các nguyên tố có độ âm điện lớn thì S thể hiện tính ...

III. Ứng dụng của lưu huỳnh

... ...

IV. Sản xuất lưu huỳnh

1. Khai thác lưu huỳnh

Trong tự nhiên, lưu huỳnh ở dạng đơn chất tạo thành mỏ hay ở dạng hợp chất như muối sunfat, muối sunfua.

Khai thác lưu huỳnh ... ...

2. Sản xuất lưu huỳnh từ hợp chất

- ... ... - Dùng H2S khử SO2: ... … ... …

C. BÀI TẬP CỦNG CỐ

1. Hãy viết phương trình phản ứng biểu diễn sự biến đổi của số oxi hóa của nguyên tố lưu huỳnh theo sơ đồ sau: S2 S0 S2 S4 S0

− − + → → → → ... ... ... ... ... 2. Từ những chất khí sau: Hiđro sunfua, lưu huỳnh và oxi, viết các PTHH điều chế khí sunfurơ. Phân tích vai trò chất tham gia phản ứng.

... ... ...

D. DẶN DÒ

- Mẹo nhớ về số oxi hóa của lưu huỳnh: “Lưu huỳnh có lúc chơi khăm,

xuống hai lên sáu lúc nằm thứ tư” S vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa. - BTVN bắt buộc: 1,2,4/trang 172 SGK; BT 24 dạng 1; 13 dạng 8. - BTVN làm thêm: 5,7,8/trang 172 SGK; 39/48 SBT; đề kiểm tra số 8.

- Soạn bài 32: “Hiđro sunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit”

E. TƯ LIỆU THAM KHẢO

- Lưu huỳnh phản ứng với nhiều phi kim trừ N2 và I2.

- Lưu huỳnh có tác dụng chống nấm mốc. Hiện nay, trong măng khô được bán trên thị trường có hàm lượng lưu huỳnh vượt hàng trăm lần mức cho phép của WHO. Nếu ăn nhiều người sử dụng có thể bị tổn thương thần kinh, chức năng tim mạch, tức ngực. Ở Bến Tre, người dân dùng hơi S để sấy nhãn, có nhiều người dân ở khu vực đó bị ngộ độc do ngửi nhiều hơi lưu huỳnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tài liệu tham khảo: Tham khảo SGK hóa học lớp 10 chương trình nâng cao cách viết cấu hình electron của nguyên tử S ở trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích, vẽ sự phân bố electron vào obitan nguyên tử, cho biết số electron độc thân có thể có của S, từ đó rút ra kết luận về các số oxi hóa có thể có của S.

Bài 32. “Hiđro sunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit”

Bài 33: “Axit sunfuric – Muối sunfat” (lưu trong CD)

2.5.Hệ thống hóa lý thuyết phần phi kim lớp 10 dùng cho HSTBY

Theo Đại từ điển Tiếng Việt [48, tr 797] “Hệ thống là thể thống nhất được tạo

Một phần của tài liệu “Thiết kế tài liệu hỗ trợ việc dạy và học phần hóa phi kim lớp 10 với đối tượng học sinh trung bình – yếu” (Trang 54)