Hệ thống bài tập phần phi kim lớp 10 dùng cho HSTBY

Một phần của tài liệu “Thiết kế tài liệu hỗ trợ việc dạy và học phần hóa phi kim lớp 10 với đối tượng học sinh trung bình – yếu” (Trang 95 - 108)

Dựa trên các nguyên tắc và quy trình đã trình bày, chúng tôi tiến hành xây dựng HTBT phần phi kim lớp 10. HTBT gồm hai phần: bài tập tự luận và bài tập trắc nghiệm. Trong bài tập tự luận có 2 loại là bài tập định tính và bài tập định lượng. Các dạng bài tập vận dụng các phương pháp giải theo algorit đã đề ra. Sau đây là HTBT mà chúng tôi đã xây dựng và sử dụng trong quá trình thực nghiệm. Trong khuôn khổ phần chính luận văn, chúng tôi chỉ xin giới thiệu những bài tập cơ bản, điển hình nhất gồm 68 bài tập tự luận, 33 bài tập trắc nghiệm ở chương “Nhóm halogen”, chương “Oxi – Lưu huỳnh” gồm 62 bài tập tự luận, 30 bài tập trắc nghiệm được lưu trong CD.

2.6.4.1. Hệ thống bài tập chương “Nhóm halogen”

A. BÀI TẬP TỰ LUẬN

I. Bài tập định tính

Dạng 1: Thực hiện chuỗi phản ứng

Bài 1: Viết phương trình hóa học của các phản ứng theo chuỗi sau:

Cl2 MnO2 NaCl KMnO4 KClO3 CuCl2 FeCl3 CaOCl2

CaCl2 NaOCl HClO

HCl FeCl2 FeCl3 CuCl2 AgCl

Bài 2: Viết phương trình hóa học biểu diễn sơ đồ phản ứng sau: a. MnO2 →(1) Cl2→(2) HCl →(3) NaCl →(4) NaNO3 b. NaCl →(1) Cl2→(2) NaClO →(3) HClO→(4) HCl →(5) AgCl →(6) Ag

Bài 3: Viết phương trình hóa học biểu diễn sơ đồ phản ứng sau: a. NaCl →(1) Cl2 →(2) NaCl →(3) HCl →(4) CuCl2→(5) Cu(NO3)2 →(6) Cu(OH)2 ↓ FeCl3→(8) Fe(NO3)3→(9) Fe(OH)3 →(10) FeCl3 →(11) FeCl2 b. KMnO4 →(1) Cl2 →(2) Br2 →(3) I2 →(4) AlI3→(5) Al(NO3)3 ↓ NaClO →(7) Cl2 →(8) HCl →(9) Cl2 →(10) HClO

Bài 4:Hoàn thành các phương trình hóa học biểu diễn các phản ứng sau: Kali clorua →(1) clo →(2) natri clorua →(3) natri hiđroxit →(4)

natri hipoclorit →(5) clo →(6) sắt(III) clorua →(7) sắt(II) clorua →(8) sắt(III) clorua →(9) kali clorua →(10) hiđro clorua

Bài 5. Hãy bổ túc và cân bằng các phản ứng sau:

2 2 7 (1) K Cr O +HCl→ (4) Cl2 + KOHđậm đặc→t0 0 t 2 (2) Fe+O → (5) Fe O3 4 +HCl→ (3) ZnBr2 + Cl2 → (6) CaOCl2 + HCl →

Bài 6: Hãy bổ túc và cân bằng phản ứng: a. CaCl2 + H2SO4đặc →

b. Fe + Cl2→ A c. Fe + HCl → B + C d. B + Cl2→ A

Dạng 2: Giải thích hiện tượng

Bài 7: Giải thích hiện tượng xảy ra.

a. Cho giấy quỳ tím ẩm tiếp xúc với khí Cl2. b. Cho giấy quỳ tím ẩm tiếp xúc với khí HCl.

c. Đưa ra ánh sáng ống nghiệm đựng AgCl có nhỏ thêm ít giọt quỳ tím.

(7)

Bài 8: Tại sao nước clo có tính tẩy màu, sát trùng và khi để lâu lại mất đi những tính chất này?

Bài 9: Vì sao không thể điều chế HF bằng cách cho hỗn hợp H2SO4 đặc và MnO2 tác dụng với muối florua?

Bài 10: Để điều chế flo, người ta điện phân dung dịch KF trong HF lỏng đã được loại bỏ hết nước. Tại sao phải tránh sự có mặt của nước?

Bài 11: Clorua vôi và nước Giaven đều có tính oxi hóa mạnh nên thường được dùng để tẩy trắng và sát trùng. Nhưng tại sao clorua vôi lại được dùng rộng rãi hơn nước Giaven?

Bài 12: Cho kali pemanganat tác dụng với dung dịch HCl đặc thu được chất khí A. Dẫn khí thu được vào dung dịch KOH ở nhiệt độ thường và đun nóng. Cho biết hiện tượng xảy ra, giải thích và viết phương trình phản ứng.

Dạng 3: Chứng minh tính chất, viết PTHH theo yêu cầu

Bài 13: Viết PTHH của các phản ứng chứng minh tính oxi hóa của clo mạnh hơn brom và iot.

Bài 14: Viết PTHH của các phản ứng chứng tỏ rằng: a. Cl2là chất oxi hóa (3pt).

b. Cl2vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa (3pt). c. Tính oxi hóa của Cl2 > Br2 > I2. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bài 15: Dẫn ra PTHH của các phản ứng chứng minh rằng: a. Dung dịch HCl thể hiện tính axit (3pt).

b. Dung dịch HCl thể hiện tính oxi hóa (1pt). c. Dung dịch HCl thể hiện tính khử (4pt).

Bài 16: Viết PTHH của các phản ứng của hiđro với flo, clo, brom, iot và cho biết vai trò của các halogen trong các phản ứng đó.

Bài 17: Dẫn khí Cl2 vào trong dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường và ở 100oC. Viết phương trình phản ứng và cho biết vai trò của Cl2 trong 2 phản ứng trên.

Bài 18: Clo tác dụng với các chất nào dưới đây? Viết phương trình phản ứng. Na, Fe, Fe2O3, H2, Cu, H2O, Al, NaOH đặc, H2SO4, Ag, Au, Zn, H2S, FeCl2, SO2.

Bài 19: Viết PTHH của các phản ứng xảy ra nếu có khi cho Cl2, Br2, I2 lần lượt tác dụng với các chất sau:

a. K, Na, Rb, Mg, Ba, Al, Fe, Ca, Zn, Cu, H2, H2O.

b. Các dd: KOH (ở t0thường), KOH (ở 1000C), NaOH, Ca(OH)2, KI, MgBr2.

Bài 20: Viết PTHH của các phản ứng xảy ra nếu có khi cho dung dịch axit clohiđric tác dụng với các chất sau đây: CuO, SiO2, Fe2O3, Ag, Na2O, Zn, MnO2, Pb(NO3)2, AgNO3, Na2SO4, Al, Fe, NaOH, Fe3O4, Na2CO3, Cu, KNO3, KMnO4.

Bài 21: Viết PTHH của các phương trình phản ứng xảy ra nếu có. a. Cho Br2 lần lượt tác dụng với Al, Fe, Zn, H2, NaI, NaCl. b. Cho I2 lần lượt tác dụng với Al, Fe, H2, KBr.

c. Cho F2 lần lượt tác dụng với H2, Au, Na, H2O.

Bài 22: Viết PTHH của các phản ứng xảy ra nếu có khi lần lượt cho các cặp chất sau tác dụng với nhau:

a. NaCl + ZnBr2 e. HBr + NaI i. AgNO3 + ZnBr2 m. HCl + Fe(OH)2 b. KCl + AgNO3 f. CuSO4 + KI j. Pb(NO3)2 + ZnBr2 n. HCl + FeO c. NaCl + I2 g. KBr + Cl2 k. KI + Cl2 o. HCl + CaCO3 d. KF + AgNO3 h. HBr + NaOH l. KBr + I2 p. HCl + K2SO3.

Dạng 4: Xác định cặp chất có tồn tại với nhau hay không

Bài 23: Các cặp chất sau đây có cùng tồn tại trong một dung dịch không? a. FeCl2 + KNO3 d. MgI2 + NaOH

b. Na2CO3 + HCl e. NaBr + AgNO3 c. Ba(OH)2 + HCl f. Na2SO4 + Pb(NO3)2

Dạng 5: Nhận biết chất

Bài 24: Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt 4 lọ mất nhãn chứa các dung dịch riêng biệt sau: NaOH, HCl, NaCl, Na2CO3.

Bài 25: Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt 4 lọ hóa chất mất nhãn chứa các chất rắn riêng biệt sau: Na2CO3, NaNO3, BaCl2, NaOH.

Bài 26: Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt 4 lọ hóa chất mất nhãn chứa các chất rắn riêng biệt sau: CaCO3, CaSO4, CaCl2, CaO.

Bài 27: Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất hãy phân biệt 4 lọ hóa chất mất nhãn chứa các dung dịch riêng biệt sau: BaCl2, H2SO4, KOH, HCl.

Bài 28: Chỉ dùng nước và một thuốc thử khác, hãy phân biệt 4 lọ bị mất nhãn chứa các chất bột sau: BaSO3, NaCl, BaSO4 và Na2S.

Bài 29: Hãy phân biệt các chất khí riêng biệt đựng trong 4 bình mất nhãn sau: O2, CO2, H2S, SO2.

Bài 30: Hãy trình bày phương pháp hóa học phân biệt 4 bình chứa các chất khí riêng biệt sau: khí hiđro clorua, khí sunfurơ, khí cacbonic, khí oxi.

Dạng 6: Điều chế các chất

Bài 31: Muối ăn không những có tầm quan trọng trong đời sống hằng ngày của con người mà còn là nguyên liệu để sản xuất natri hiđroxit, clo, axit clohiđric. Viết PTHH của các phản ứng dùng để sản xuất các chất trên.

Bài 32: Viết PTHH của các phản ứng xảy ra trong quá trình sản xuất CaOCl2 từ đá vôi, nước và muối ăn.

Bài 33:Hiđro florua thường được điều chế bằng cách cho axit sunfuric đặc tác dụng với canxi florua. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra.

Bài 34: Viết PTHH của phản ứng điều chế trực tiếp Cl2 (4 pt), khí HCl (2pt).

Bài 35: Viết PTHH của các phản ứng điều chế khí Cl2 từ chất ban đầu lần lượt là: a. HCl. b. NaCl. c. KClO3. d. NaClO. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bài 36: Từ các chất sau đây: KMnO4 rắn, dung dịch HCl đặc, KBr, Al và H2O. Viết PTHH của các phản ứng có thể điều chế AlBr3.

Bài 37: Có những chất sau: KMnO4, MnO2, K2Cr2O7 lần lượt tác dụng với dung dịch HCl đặc. Nếu các chất oxi hóa có số mol bằng nhau thì chọn chất nào có thể điều chế được lượng khí clo nhiều nhất?

Bài 38: Cho các chất sau: NaCl rắn, MnO2, dung dịch NaOH, dung dịch KOH, H2SO4 đặc, Ca(OH)2 rắn. Từ các chất trên có thể điều chế được các chất sau không?

a. Nước Giaven . b. Kali clorat. c. Clorua vôi.

Bài 39: Từ các chất ban đầu là nước, muối ăn, KOH, CaCO3 hãy lập sơ đồ và viết PTHH của các phản ứng điều chế: kali clorat, vôi tôi, clorua vôi.

II. Bài tập định lượng

Dạng 7: Xác định tên nguyên tố hóa học

Bài 40. Khi iot hóa hoàn toàn một kim loại có hóa trị III không đổi thu được 81,6 gam muối cần hết 76,2 gam iot. Xác định tên kim loại.

Bài 41. Để trung hòa hết 16g một hiđroxit của một kim loại nhóm IA cần dùng hết 500 ml dung dịch HCl 0,8M. Tìm công thức của hiđroxit trên.

Bài 42.Hòa tan hoàn toàn 5 gam kim loại kiềm thổ vào nước thu được dung dịch A. Để trung hòa hết dung dịch A cần vừa đủ 125 ml dung dịch HCl 2M. Xác định tên kim loại.

Bài 43. Hòa tan hết 4,05 gam một kim loại X bằng 73 gam dung dịch HCl 25%, lượng axit dư được trung hòa bởi 100 ml dung dịch NaOH 0,5M. Xác định tên X.

Bài 44. Cho một lượng đơn chất halogen tác dụng hết với magie thu được 9,5 gam magie halogenua. Cũng lượng đơn chất halogen đó tác dụng hết với nhôm tạo ra 8,9 gam nhôm halogenua. Xác định tên halogen trên.

Bài 45. Hòa tan x gam 1 kim loại hóa trị III vào bình chứa dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 3,36 lít khí (đktc), đồng thời khối lượng dung dịch của bình tăng lên 2,4 gam. Tính giá trị của x và xác định tên kim loại.

Bài 46. Khi cho 0,54 gam kim loại B có hóa trị không đổi tác dụng hết với HCl dư thu được 672 cm3 khí H2(đktc). Hãy xác định tên kim loại B.

Bài 47.Cho 31,84 gam hỗn hợp NaX và NaY (X, Y là hai nguyên tố halogen ở hai chu kỳ liên tiếp) tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được 57,34 gam kết tủa. Xác định tên X, Y và tính % khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.

Dạng 8: Toán có chất dư

Bài 48.Cho 0,8 lít khí Clo phản ứng hoàn toàn với 0,3 lít khí hiđro.

a. Tính thể tích khí HCl thu được (các thể tích đo ở cùng điều kiện to, áp suất). b. Tính thành phần % về thể tích của các khí có trong hỗn hợp sau phản ứng.

Bài 49. Hòa tan hoàn toàn 1 mol khí hiđro clorua vào nước rồi cho vào tiếp 300 gam dung dịch NaOH 10%. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dung dịch thu được có tính chất gì? Axit, bazơ hay trung tính?

Bài 50.Trộn 50 ml dd HCl 0,12M với 50 ml dd NaOH 0,1M. Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch thu được sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Bài 51. Cho 4,35 gam MnO2 tác dụng hết với dung dịch HCl dư. Toàn bộ khí Cl2 sinh ra cho hấp thụ hoàn toàn vào 36,45 gam dung dịch NaOH 20% ở nhiệt độ thường thu được dd Y. Tính nồng độ % các chất trong dung dịch Y sau phản ứng.

Bài 52. Cho 12,64 gam KMnO4 tác dụng hết với dung dịch HCl đặc, dư. Dẫn khí thoát ra hấp thụ hoàn toàn vào 500 ml dung dịch NaOH 1M ở nhiệt độ thường. Xác định CM của các chất có trong dung dịch sau phản ứng (giả thiết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể).

Dạng 9: Toán hỗn hợp

Bài 53. Cho 20 gam hỗn hợp Zn và Cu vào dung dịch HCl 2M lấy dư thu được 4,48 lít khí H2(đktc).

a. Tính % khối lượng của mỗi kim loại (biết hiệu suất phản ứng là 100%). b. Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng biết lấy dư 25% so với lượng cần thiết.

Bài 54. Hòa tan 10,3 gam hỗn hợp X gồm Cu, Al, Fe vào dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít khí và 2g chất không tan.

a. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X.

b. Nếu nung nóng hỗn hợp X rồi cho tác dụng với khí clo. Tính thể tích khí clo (đktc) cần để tác dụng hết với hỗn hợp X.

(Giả sử các phản ứng đều đạt hiệu suất là 100%).

Bài 55.Hòa tan hoàn toàn 3,9 gam hỗn hợp Al và Mg bằng dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng dung dịch axit tăng thêm 3,5 gam. Xác định % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bài 56.Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp A gồm Zn, ZnO phải dùng vừa đủ 336 ml dung dịch HCl 3,65% thu được dung dịch B và 8,96 lít khí thoát ra ở đktc. Cho toàn bộ dung dịch B tác dụng hết với dung dịch AgNO3dư thu được 229,6 gam kết tủa.

a. Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A. b. Tính khối lượng riêng của dung dịch HCl đã dùng.

Bài 57.Cho 20,6 gam hỗn hợp Na2CO3, CaCO3 phản ứng vừa đủ với 200 cm3 dung dịch HCl 2M thu được dung dịch D và V lít khí thoát ra (đktc).

a. Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp đầu.

b. Tính thành phần % khối lượng các chất trong hỗn hợp đầu. Tính giá trị V.

Dạng 10: Toán hiệu suất

Bài 58. Tính khối lượng natri và thể tích khí clo cần dùng (đktc) để điều chế 4,68 gam muối NaCl. Biết hiệu suất phản ứng là 80%.

Bài 59. Tính thể tích khí clo thu được khi điện phân 2 tấn dung dịch muối ăn bão hòa có màng ngăn chứa 98% NaCl. Biết hiệu suất phản ứng điện phân là 75%.

Bài 60. Đun nóng 19,5 gam Zn với 7 lít clo thì thu được 36,72 gam ZnCl2. Tính hiệu suất phản ứng.

Bài 61. Nung 128,7 gam NaCl rắn với dung dịch H2SO4 đặc, dư ở nhiệt độ lớn hơn 4000C. Tính thể tích khí hiđro clorua sinh ra (đktc) và khối lượng muối Na2SO4? Biết hiệu suất phản ứng là 90%.

Bài 62. Khi điện phân dung dịch muối ăn bão hòa có màng ngăn để sản xuất xút, người ta thu được 672 lít khí clo (đktc). Tính khối lượng dung dịch muối ăn 98% NaCl đã dùng, biết hiệu suất của phản ứng điện phân là 90%.

Dạng 11: Toán tổng hợp

Bài 63. Cho 300 ml một dung dịch có hòa tan 5,85 gam NaCl tác dụng hoàn toàn với 200 ml dd có hòa tan 34 gam AgNO3, người ta thu được kết tủa và nước lọc.

a. Tính khối lượng kết tủa thu được

b. Tính nồng độ mol của các chất còn lại trong nước lọc, giả thiết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.

Bài 64. Cho 13,05 gam MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, nóng thu được dung dịch chứa 12,6 gam muối.

a. Tính hiệu suất phản ứng.

b. Lấy toàn bộ khí Cl2 thu được cho tác dụng với 16,6 gam kali với hiệu suất là 100%. Hòa tan hết lượng muối thu được vào 200 gam nước. Tính nồng độ % dung dịch muối tạo thành.

Bài 65. Điện phân 500 ml dung dịch NaCl 1M có màng ngăn (hiệu suất phản ứng điện phân đạt 80%). Cho khí Cl2 sinh ra tác dụng hoàn toàn với 5,4 gam Al nóng.

a. Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch sau khi điện phân (giả thiết Vddkhông đổi).

b. Tính khối lượng muối nhôm clorua thu được.

Bài 66. Cho 34,8 gam MnO2tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl đặc, nóng. Khí thu được chia thành 2 phần bằng nhau:

- Phần 1: Tác dụng vừa đủ với Mg tạo ra m gam muối khan.

- Phần 2: Tác dụng hoàn toàn với 500 ml NaOH 1,2M tạo ra dung dịch D. a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

b. Tính giá trị m.

c. Tính CM các chất trong dung dịch D (giả thiết Vddkhông đổi).

Bài 67. Cho 14,2 gam hỗn hợp A gồm 3 kim loại đồng, nhôm, sắt tác dụng với 1,5 lít dung dịch axit HCl a (mol/l) dư, sau phản ứng thu được 8,96 lít khí (đkc) và 3,2 gam một chất rắn.

a. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A, giả thiết các phản ứng với axit đạt H đều đạt 100%.

b. Tính giá trị a, biết thể tích dung dịch HCl dùng dư 30% so với lý thuyết. c. Cho b gam hỗn hợp A phản ứng với clo khi đun nóng thu được 13,419 gam hỗn hợp các muối khan. Tính giá trị b, biết hiệu suất các phản ứng với clo là 90%.

Bài 68. Dẫn khí clo hấp thụ vào dung dịch NaOH tạo ra dung dịch chứa 2 muối có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu “Thiết kế tài liệu hỗ trợ việc dạy và học phần hóa phi kim lớp 10 với đối tượng học sinh trung bình – yếu” (Trang 95 - 108)