Phương pháp dạy học phần hóa phi kim lớp 10

Một phần của tài liệu “Thiết kế tài liệu hỗ trợ việc dạy và học phần hóa phi kim lớp 10 với đối tượng học sinh trung bình – yếu” (Trang 47 - 48)

Đây là 2 chương nghiên cứu về chất cụ thể. Một số PPDH để dạy học phần này như sau:

• Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề (suy lí – diễn dịch). Hai chương “Nhóm halogen” và “Oxi – Lưu huỳnh” được nghiên cứu sau khi HS đã được học các chương về lý thuyết chủ đạo như nguyên tử; bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, định luật tuần hoàn; liên kết hoá học và phản ứng hoá học. Vì vậy cần dùng phép diễn dịch (đi từ cái chung đến cái riêng ) để dự đoán tính chất xuất phát từ định luật tuần hoàn và vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn theo sơ đồ : Vị trí → cấu tạo nguyên tử → tính chất → ứng dụng → điều chế.

• Phương pháp trực quan kết hợp chặt chẽ với phương pháp dùng lời. Việc sử dụng phương pháp trực quan ngoài nhiệm vụ tích luỹ kiến thức, rèn luyện kĩ năng, thí nghiệm hoá học mà các phương tiện trực quan còn giúp học sinh kiểm tra các giả thuyết, các dự đoán về tính chất các chất và làm chính xác hoá các khái niệm, quy luật hoá học.

• Khi sử dụng các phương pháp dùng lời: thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề cần sử dụng tích cực các phương pháp rèn luyện các thao tác tư duy đặc biệt là so sánh đối chiếu. Cụ thể:

- So sánh các nguyên tố, các chất với các nguyên tố, chất cùng loại.

- So sánh các nhóm nguyên tố đã nghiên cứu, tìm ra những điểm giống và khác nhau, giải thích nguyên nhân của sự giống và khác nhau đó trên cơ sở lý thuyết chủ đạo.

- GV có thể dùng grap, sơ đồ tư duy, lập bảng để so sánh. So sánh có tác dụng khắc sâu, hệ thống hoá kiến thức và nêu bật sự biến đổi có quy luật tính chất vật lý và hóa học của các halogen.

• Đối với những bài có nội dung về sản xuất cần sử dụng các hình vẽ, dụng cụ trực quan, … để HS dễ tiếp thu bài.

• GV nên lồng ghép giáo dục môi trường vào nội dung bài học. GV có thể khéo léo lồng ghép vào bài dạy những lợi ích cũng như tác hại của các chất để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các em.

Tóm lại, chương “Nhóm halogen” và “Oxi – Lưu huỳnh” thuộc phần phi kim lớp 10 được xây dựng trên nguyên tắc đồng tâm. HS đã được nghiên cứu ở THCS, lên THPT được nghiên cứu sâu hơn, cụ thể hơn. Có thể nói dưới một góc độ khác nếu như ở THCS phần tính chất hóa học có thể sử dụng thí nghiệm để rút ra kết luận về tính chất hóa học của các phi kim thì lên THPT đi theo tiến trình ngược lại là từ vị trí suy ra cấu hình electron, từ cấu hình suy ra CTCT, CTPT của phân tử halogen và cũng từ cấu hình suy ra tính chất vật lí, tính chất hóa học của các halogen và sử dụng thí nghiệm để kiểm chứng tính chất hóa học.

Lưu ý: GV cần biết được một số kiến thức HS đã được học ở các lớp 8, 9 về

các chương này từ đó củng cố kiến thức HS đã có, mở rộng hình thành kiến thức mới, khắc sâu kiến thức trọng tâm. GV khi sử dụng các thí nghiệm cần tránh trùng lặp những phần mà HS đã được học ở các lớp dưới.

Một phần của tài liệu “Thiết kế tài liệu hỗ trợ việc dạy và học phần hóa phi kim lớp 10 với đối tượng học sinh trung bình – yếu” (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)