Cấu trúc của tài liệu

Một phần của tài liệu “Thiết kế tài liệu hỗ trợ việc dạy và học phần hóa phi kim lớp 10 với đối tượng học sinh trung bình – yếu” (Trang 51 - 53)

Trên cơ sở mục tiêu của chương, chúng tôi đã tiến hành xây dựng tài liệu gồm bốn phần chính: Vở ghi bài , hệ thống lý thuyết tóm tắt, bài tập hóa học và các đề kiểm tra để học sinh tự kiểm tra – đánh giá.

Tài liệu hỗ trợ dạy và học được thiết kế dành cho cả GV và HS sử dụng. Vì điều kiện thời gian, chúng tôi chỉ biên soạn tài liệu phần phi kim lớp 10 cơ bản ở 2 chương là “Nhóm halogen” và “Oxi – Lưu huỳnh” trong đó có 11 bài học, bao gồm:

- Chương 5: Nhóm halogen

+ Bài 21: Khái quát về nhóm halogen + Bài 22: Clo

+ Bài 23: Hiđro clorua – Axit clohiđric và muối clorua + Bài 24: Sơ lược về hợp chất có oxi của clo

+ Bài 25: Flo – Brom – Iot

+ Bài 26: Luyện tập nhóm halogen - Chương 6: Oxi – lưu huỳnh

+ Bài 29: Oxi – Ozon + Bài 30: Lưu huỳnh

+ Bài 32: Hiđro sunfua – lưu huỳnh đioxit – lưu huỳnh trioxit + Bài 33: Axit sunfuric – Muối sunfat

+ Bài 34: Luyện tập oxi và lưu huỳnh

2.3.2.1. Vở ghi bài

Chúng tôi thiết kế 2 vở ghi gồm 9 bài với các mục sau:

- Số thứ bài học - Tên bài học - Trọng tâm bài học A. Chuẩn bị B. Nội dung C. Bài tập củng cố D. Dặn dò

E. Tư liệu tham khảo

2.3.2.2. Hệ thống lý thuyết tóm tắt

Phần hệ thống lý thuyết tóm tắt được chia thành hai mục chính: “Tóm tắt lý thuyết” và “Một số vấn đề cần lưu ý”.

- Tóm tắt lý thuyết: Ở phần này chúng tôi tóm tắt kiến thức theo chương trình sách giáo khoa nhằm giúp HS củng cố lại các nội dung trọng tâm của bài. Chúng tôi sử dụng các hình thức hệ thống hóa khác nhau để giúp HS củng cố kiến thức tốt hơn, chủ yếu là tóm tắt bằng sơ đồ tư duy và lập bảng so sánh.

- Một số vấn đề cần lưu ý: Sau phần tóm tắt lý thuyết là phần “Một số vấn đề cần lưu ý”. Phần này GV lưu ý những kiến thức HS dễ bị nhầm lẫn, có thể là những kiến thức mà đa số HS thường hiểu nhầm, thường vận dụng giải thích chưa đúng, một số nội dung chưa chính xác ở các sách tham khảo trôi nổi trên thị thường, những kiến thức đã được chỉnh lý của Bộ Giáo dục – Đào tạo mà GV cập nhật khi học bồi dưỡng thường xuyên nhưng SGK và SBT chưa chỉnh sửa hay những nội dung còn đang tranh cãi, chưa thống nhất.

2.3.2.3. Bài tập hóa học

Phần bài tập hóa học được chia làm hai mục chính: “Algorit phương pháp giải một số dạng bài tập” và “Hệ thống bài tập vận dụng”.

- Algorit phương pháp giải một số dạng bài tập: Ở phần này chúng tôi đưa ra 12 dạng toán thường gặp trong 2 chương 5, 6 và phương pháp giải ngắn gọn đi kèm với từng dạng tương ứng.

- Hệ thống bài tập vận dụng

+ Hệ thống bài tập ở phần này gồm hai phần: bài tập tự luận và bài tập trắc nghiệm. Trong bài tập tự luận có 2 loại là bài tập định tính và bài tập định lượng. Thông qua các dạng bài tập có hướng dẫn giải theo algorit, HS đã có được những kiến thức và kĩ năng cần thiết để có thể tự mình vận dụng vào việc giải các bài tập tương tự và cả những dạng bài tập mới.

+ Ở từng dạng bài tập có kèm theo đáp số, giúp HS có thể tự giải và tự kiểm tra kết quả, đảm bảo độ tin cậy của bài toán và gây hứng thú học tập cho HS.

2.3.2.4. Các đề kiểm tra để học sinh tự kiểm tra – đánh giá

Nội dung các đề kiểm tra bao gồm:

Đề tự kiểm tra thường xuyên: Gồm đề kiểm tra 15 phút sau mỗi bài học ở 2 chương 5 và 6 theo hình thức trắc nghiệm.

- Đề tự kiểm tra định kì: Gồm đề kiểm tra 45 phút vào cuối chương 5, 6; trong đó có đề được thiết kế có cả 2 hình thức trắc nghiệm và tự luận; có đề tự luận hoàn toàn.

- Phần hướng dẫn giải và đáp án.

Một phần của tài liệu “Thiết kế tài liệu hỗ trợ việc dạy và học phần hóa phi kim lớp 10 với đối tượng học sinh trung bình – yếu” (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)