Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học cho HSTBY môn Hóa

Một phần của tài liệu “Thiết kế tài liệu hỗ trợ việc dạy và học phần hóa phi kim lớp 10 với đối tượng học sinh trung bình – yếu” (Trang 48 - 50)

- Ngăn ngừa và khắc phục tình trạng học sinh học yếu môn Hóa ở trường THPT là một vấn đề muôn thuở của nhà trường và những giáo viên có sự quan tâm. - Cho đến nay, nhà trường vẫn đang sử dụng các phương pháp truyền thống và không hoàn thiện để giúp các em học yếu học tập bộ môn một cách tốt hơn. Có thể kể ra hai nhóm các phương pháp giúp đỡ và dự phòng mang tính chất sư phạm là:

+ Tổ chức trong thời gian ngoài giờ học các tiết học bổ sung nhưng vẫn lặp lại các phương pháp dạy học truyền thống trên lớp.

+ Áp dụng các biện pháp khá quen thuộc như mời phụ huynh học sinh đến, GV và tập thể lớp cùng “chỉnh” các em học yếu.

Những biện pháp này không chỉ kém hiệu quả, mà còn dễ gây tác hại. Nghiên cứu của nhà tâm lí V. I Zưkova đã chỉ ra rằng, có nhiều đứa trẻ đã nhanh chóng

thích nghi với các biện pháp trừng phạt và lên lớp đó. Ở một số trẻ khác, dấu vết của những trải nghiệm chấn thương còn mạnh đến nỗi đã gây nên tính ức chế trong các giờ học. Khi hỏi các HS này, các em thường bối rối hoặc trả lời không đúng chỗ. Thường sau những hoạt động lên lớp liên tiếp các em rất dễ mất lòng tin vào khả năng của mình và có thể ngừng sự học tập.

Dựa trên những cơ sở khoa học đã nghiên cứu ở chương 1, chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng HSTBY môn Hóa học như sau:

1- Nhà trường tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm để nắm các thông tin về số lượng HSTBY.

2- GV lập kế hoạch dạy chính khóa, phụ đạo ngoài giờ ngay từ đầu năm học hoặc đầu mỗi học kì.

3- Cung cấp kiến thức nền tảng, lấp lỗ hổng kiến thức cũ cho HS. Chọn lựa một lượng kiến thức vừa phải, phù hợp với năng lực và điều kiện học tập của các em để các em thuận lợi hơn trong học tập.

4- Luyện tập cho những HSTBY bằng các thao tác và ví dụ đòi hỏi có sự phân tích, so sánh.

5- Hướng dẫn cho HS phương pháp học và tự học, cần tạo điều kiện cho học sinh có đủ thời gian tự học và làm bài tập, rèn luyện cho HS tính cần cù, bền bỉ trong học tập, giáo dục cho các em ý thức học tập của Lỗ Tấn “thành công = 99% sự cần cù + 1% tố chất”.

6- Thiết kế vở ghi bài giúp HS tiết kiệm thời gian và theo kịp bài giảng trong tiết học.

7- Xây dựng algorit phương pháp giải các dạng bài tập cơ bản.

8- Hệ thống hóa lý thuyết cơ bản bằng bảng, sơ đồ tư duy, grap phù hợp với trình độ HSTBY.

9- Thiết kế hệ thống các dạng bài tập phù hợp với HSTBY. Trong hệ thống các bài tập đề ra cần có những bài tập dễ, hiển nhiên để về nhà HS có thể tự làm được. Điều này có thể tạo ra thái độ dương tính đối với hoạt động học tập độc lập.

10- Kiểm tra HSTBY một cách thường xuyên, liên tục, luôn yêu cầu học sinh học thuộc lý thuyết và thiết kế các đề kiểm tra tự luyện để các em tự đánh giá kết quả.

11- Luôn khen thưởng và có biện pháp trách phạt kịp thời. GV khích lệ, động viên, khuyến khích các em học tập và cần nhất là không tiếc lời khen ngợi sự cố gắng của học trò, nhất là HSTBY. Phải tìm ra ưu điểm để khen thành thật, kẻo các em bị tổn thương vì nghĩ thầy cô giễu cợt mình. Đừng để học sinh làm xong cả bài rồi mới khen tốt. Chỉ cần các em làm được một chút thì GV phải khen ngay. Sự khích lệ của thầy cô làm cho học sinh tự hào về mình, tự tin vào bản thân và có động cơ học tập thực sự.

12- Phải luôn tôn trọng và đối xử công bằng với các em. Chấp nhận mọi trình độ của học sinh, kể cả chuyện HS học lớp 10 rồi mà “không có chữ Hóa nào”.

13- Tổ chức nhóm học tập để kèm HSTBY, phân công học sinh khá – giỏi giúp đỡ HSTBY tiến bộ.

14- Phối hợp tốt với Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh, ban cán sự lớp và các nhóm bạn của HSTBY.

Một phần của tài liệu “Thiết kế tài liệu hỗ trợ việc dạy và học phần hóa phi kim lớp 10 với đối tượng học sinh trung bình – yếu” (Trang 48 - 50)