Giải pháp về truyền thông, quảng bá

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nâng cao giá trị thương hiệu của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (Trang 87 - 116)

5. Kết cấu luận văn

3.3.3.4. Giải pháp về truyền thông, quảng bá

Nhóm giải pháp về truyền thông, quảng bá có thể thay đổi tùy từng thời điểm, thời kỳ, nhưng mục đích cuối cùng là giúp thương hiệu được khách hàng biết và nhớ đến nhiều nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất. Do đó, SHB cần thực hiện phối hợp các kênhquảng bá sau:

+ Quảng cáo qua website, hiện nay website được xem là công cụ hữu hiệu

giao tiếp với khách hàng với chi phí ít tốn kém nhất. Đầu tiên, SHB phải thiết kế

website đẹp mắt hơn, thông tin phong phú và cập nhật hơn. Cụ thể, website phải cung

cấp thông tin vềsản phẩm, dịch vụ; các chương trình khuyến mãi; các mẫu biểu như ủy nhiệm chi, giấy rút tiền, giấy nộp tiền; biểu phí, lãi suất; tin tức và thành tựu về hoạt động của SHB trên các báo, tạp chí khác,…; xây dựng mục đóng góp ý kiến của khách

hàng và trả lời các vấn đề mà khách hàng có thể gặp phải khi sử dụng sản phẩm; xây

dựng các bảng khảo sát online thu thập ý kiến đánh giá của khách hàng về sản phẩm,

chất lượng dịch vụ của SHB; tích hợp chức năng giao dịch trực tuyến dành cho khách hàng như truy vấn số dư, chuyển tiền, thanh toán tiền điện nước, điện thoại;… Tiếp đến, đăng ký website (bao gồm tên miền và các từ khóa liên quan đến website) trên những website tìm kiếm toàn cầu như Yahoo, Google,... để khách hàng dễ dàng tìm

thấy bằng các từ khóa liên quan; để website xuất hiện nhiều nhất có thể thông qua chữ

ký trong email, danh thiếp, trong các tài liệu mà SHB ban hành, trong các sản phẩm như áo, mũ, bút, sổ,… hoặc quà tặng tới khách hàng,…

+ Quảng bá qua các trang mạng xã hội, việc tham gia các trang mạng như

Facebook, Google plus, Twitter,… sẽ giúp SHB trở thành bạn của người tiêu dùng, kết bạn, trò chuyện và giao lưu với họ. Ngoài ra, SHB cần lồng ghép khéo léo những thông điệp về thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của SHB vào các trang mạng xã hội đó để giúp nhiều người biết đến SHB.

+ Quảng bá qua kênh truyền thông tập trung như lắp đặt hệ thống màn hình

chung cư,…; đặt bảng hiệu thể hiện logo và slogan của SHB dọc theo các tuyến đường

giao thông đông đúc;…

+ Quảng cáo trên báo giấy và báo online, SHB nên đưa tin về sản phẩm mới, chương trình khuyến mãi,… lên các tờ báo uy tín như Tuổi trẻ, Thanh niên, Thời báo kinh tế Sài Gòn,…và trên trang nhất các báo online có đông người xem như

VnExpress, Vietnamnet,…, các báo chuyên về kinh tế tài chính như VnEconomy,

Cafef,…; phải đảm bảo nội dung đăng tải ngắn gọn nhưng đầy đủ, chọn đăng ở mục

mà đọc giả quan tâm nhiều nhất và có thể hiện logo và địa chỉ liên hệ của SHB.

+ Quảng cáo trên truyền hình, tuy chi phí cao nhưng do thói quen của người Việt Nam thì đây vẫn là kênh quảng bá có tác động mạnh nhất. SHB nên đưa tin tức

dưới dạng phóng sự ngắn trên các kênh truyền hình có lượng người xem nhiều như

VTV, HTV, các kênh truyền hình cáp,…về các sự kiện quan trọng như tổng kết hoạt

động kinh doanh hàng quý, 6 tháng, cuối năm; khai trương điểm giao dịch mới; hoạt

động hợp tác tài trợ với các đối tác lớn,...

+ Thông qua các hoạt động tài trợ cho các hoạt động văn hóa, thể thao, ca

nhạc,… Thông qua việc xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu, SHB nên tài trợ và khởi xướng chương trình mang tên mình như Quỹ học bổng SHB,…hoặc tài trợ cho

chương trình ca nhạc, game show được nhiều người quan tâm. Khi chương trình SHB tài trợ mang ý nghĩa thiết thực, chiếm được cảm tình số đông người xem thì thương

hiệu SHB dễ gây ấn tượng hơn.

+ Đẩy mạnh tài trợ các hoạt động từ thiện: để thương hiệu ngày càng gắn bó với cộng đồng, SHB cần duy trì và tăng cường tham gia các hoạt động xã hội như đóng góp Quỹ vì người nghèo, ủng hộ đồng bào lũ lụt,… Ngoài ra, SHB tổ chức chương trình xã hội có ý nghĩa cụ thể như “SHB vì cộng đồng” phối hợp với các bệnh viện để tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho các dân tộc miền núi, thiểu số,… Khi nhắc đến chương trình này là người ta nhớ đến thương hiệu SHB.

3.3.4. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hình ảnh thương hiệu SHB

3.3.4.1. Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ

Kết quả nghiên cứu cho thấy khách hàng nhận xét danh mục sản phẩm của SHB còn khá ít, vì thế SHB cần bổ sung thêm nhiều sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu

đa dạng của khách hàng, từ đó góp phần nâng cao hình ảnh cũng như giá trị thương

hiệu của SHB.

+ Đưa công tác xây dựng, phát triển sản phẩm mới hàng năm cũng như chiến

lược phát triển sản phẩm trung dài hạn trở thành một bộ phận quan trọng của chiến

lược phát triển chung của toàn hệ thống SHB, trong đó cần chú trọng phát triển sản phẩm mới, hiện đại, có hàm lượng công nghệ cao. Chiến lược này phải được định kỳ đánh giá, rà soát và điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu phát triển của SHB trong từng

giai đoạn.

+ Phòng phát triển sản phẩm phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu, xây dựng một danh mục sản phẩm hiện đại và tiềm năng trong 3-5 năm tới. Đồng thời, đưa ra lộ

trình phát triển cũng như tiêu chí chất lượng cho từng sản phẩm dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá, dự báo thị trường, nhu cầu khách hàng và khảo sát tình hình các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Trước mắt, nhanh chóng ban hành các sản phẩm tiện ích về huy động như tiết kiệm online, tiết kiệm đa ngoại tệ, tiết kiệm rút gốc linh hoạt,…; về tín dụng, cần đẩy mạnh các sản phẩm tín dụng cá nhân như thấu chi tài khoản, cho vay tín chấp,…

+ SHB có thể chủđộng hợp tác, liên kết với các tổ chức, ngân hàng/định chế tài chính trong và ngoài nước để tiếp nhận, chuyển giao các dịch vụ quốc tế như:

chuyển tiền Western Union, thu hộ/chi hộ giữa SHB và hệ thống bưu điện, thanh toán

trực tuyến vé máy bay, hóa đơn điện, nước, điện thoại, thu hộ hệ thống kho bạc nhà nước,…

+ Xây dựng các gói sản phẩm dành cho từng nhóm khách hàng: Gói sản phẩm có nghĩa là ngân hàng cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ cho từng khách hàng

trong một gói chung, trong đó bao gồm các sản phẩm về tín dụng, huy động vốn, tài trợ thương mại,… Để đưa ra được các gói sản phẩm cạnh tranh, SHB cần xác định phân khúc khách hàng mục tiêu theo nhiều tiêu chí khác nhau, hiểu rõ những mối quan tâm của từng nhóm khách hàng để tạo ra các gói sản phẩm dịch vụ phù hợp.

+ Xây dựng một số sản phẩm chuyên biệt đối với từng vùng kinh tế trên cơ

sở nghiên cứu hiệu quả chi phí, tính khả thi của sản phẩm, mức độ đáp ứng của hệ

thống về công nghệ, quản lý, đào tạo, vận hành,… cụ thể như sản phẩm cho vay tài trợ xuất khẩu thủy hải sản, lúa gạodành cho các doanh nghiệp vùng Đồng Bằng Sông Cửu

Long; sản phẩm cho vay tài trợ thu mua, xuất khẩu cà phê cho vùng kinh tế Tây

Nguyên; sản phẩm cho vay phát triển nghề trồng hoa tươi, rau quả tại Đà Lạt,… Đối với các sản phẩm mới được phê duyệt, các đơn vị liên quan phải thực hiện đầy đủ công tác chạy thử, kiểm tra chất lượng trước khi đưa ra triển khai chính thức.

3.3.4.2. Phát triển mạng lưới phục vụ khách hàng

Để tạo sự thuận tiện cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ, SHB cần đẩy nhanh

phát triển chi nhánh mới, địa điểm giao dịch, kênh phân phối hiện đại. Điều này góp phần nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng cũng như uy tín thương hiệu SHB trên thị trường.

+ Phát triển mạng lưới kênh phân phối truyền thống

Tăng cường thành lập chi nhánh, điểm giao dịch mới tại cáckhu dân cư, đô thị,

trung tâm thương mại, khu công nghiệp, gần trục đường giao thông chính,… dựa trên

cơ sở nghiên cứu kỹ các đặc điểm về xã hội, dân cư, môi trường kinh doanh và tình hình cạnh tranh để việc mở chi nhánh thực sự có hiệu quả và phát huy tối đa lợi thế của SHB.

+ Phát triển mạng lưới kênh phân phối hiện đại

Bên cạnh việc duy trì và mở rộng các kênh phân phối truyền thống, SHB phải

phát triển các kênh phân phối hiện đại, cụ thể:

nhận thẻ, máy ATM như Techcombank, ACB, Ngân hàng Đông Á, HSBC, AZN,… để

phát triển sản phẩm thẻ của SHB. Từ đó, SHB không chỉ tiết kiệm được chi phí lớn trong việc đầu tư máy ATM (chi phí lắp đặt một máy ATM hiện nay khoảng 1,2 tỷ đồng), máy POS mà còn có thể thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng, khuyến khích khách hàng ngày càng tin dùng thẻ SHB nhờ vào tính thuận tiện mọi lúc mọi nơi.

 Triển khai thêm các dịch vụ tiện ích mới trên nền tảng công nghệ hiện

đại như: trên máy ATM khách hàng có thể nộp tiền vào tài khoản; mua thẻ trả trước internet, thẻ gọi điện thoại trong nước và quốc tế, thẻ gọi điện thoại trên internet,…

 Phát triển mạng lưới các điểm chấp nhận thẻ POS. Việc phát triển máy

POS là xu hướng mới trong tương lai. Vì vậy, SHB cần nhanh chóng hợp tác với các

doanh nghiệp có mạng lưới khách hàng lớn như siêu thị, trung tâm điện máy, trung tâm mua sắm, công ty vận tải taxi, công ty du lịch lữ hành, các cửa hàng bán lẻ,…

 Tiếp tục triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử Phone banking, Mobile banking, Home banking và Internet banking,... Thông qua kênh phân phối này, khách hàng có thể sử dụng điện thoại bàn, điện thoại di động, máy tính cá nhân, mạng

Internet để tiếp cận các dịch vụngân hàng như thực hiện thanh toán hóa đơn tiền điện,

điện thoại, truy vấn thông tin, tài khoản, chuyển tiền,… Việc sử dụng các kênh phân phối này sẽ giúp khách hàng tiết kiệm chi phí, thời gian cho khách hàng và ngân hàng.

Ngoài kênh phân phối trực tiếp truyền thống và kênh phân phối điện tử, SHB cần tăng cường các kênh phân phối gián tiếp như thực hiện chiến lược “Khách hàng của khách hàng”, ví dụnhư cho vay các khách hàng cá nhân mua nhà, đất từ các dự án mà SHB tài trợ cho vay,…

3.3.4.3. Gia tăng quy mô vốn tự có

Tăng quy mô vốn tự có góp phần nâng cao năng lực tài chính của SHB, gia tăng

sự tin cậy của khách hàng và đáp ứng điều kiện về vốn theo pháp định trong việc thành lập thêm các chi nhánh, phòng giao dịch mới.

không phải phụ thuộc vào thị trường vốn và không phải chịu chi phí cao do tìm kiếm nguồn tài trợ từbên ngoài, đồng thời không làm giảm quyền kiểm soát của các cổ đông hiện hữu. Do vậy, SHB cần xác định tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để bổ sung vốn tự có hợp lý, ổn định qua các năm và tương ứng với tốc độtăng trưởng tài sản có.

+ Từ bên ngoài, SHB có thể lựa chọn các phương thức sau:

Thứ nhất, tăng vốn điều lệ bằng hình thức phát hành cổ phiếu hoặc chia cổ tức bằng cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu của SHB. Biện pháp này có thể được thực hiện bằng 2 phương án: một là, phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tức là làm tăng quy mô vốn chủ sở hữu trên cơ sở tăng vốn điều lệ; hai là, chia cổ tức bằng cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối, tức là

không làm tăng quy mô vốn chủ sở hữu; tùy theo khả năng tài chính của cổđông hiện hữu mà SHB có thể thực hiện độc lập một trong hai phương án hoặc có sự kết hợp của

hai phương án trên.

Thứ hai, tăng quy mô vốn điều lệ bằng hình thức phát hành trái phiếu có khảnăng chuyển đổi thành cổ phiếu trong một thời hạn nhất định. Với phương thức này, SHB có thể cốđịnh được chi phí trả lợi tức cho trái chủ với mức lãi suất hợp lý, từ đó có thể sử dụng nguồn vốn huy động được phù hợp với chiến lược kinh doanh của

Ngân hàng như cho vay dự án trung dài hạn; đầu tư vào tài sản cố định, tài sản tài chính; góp vốn, đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khác; phát triển mạng lưới;…và sau thời hạn cam kết chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu thì SHB có thể chuyển nguồn vốn vay từ phát hành trái phiếu thành vốn cổ phần.

Thứ ba, tăng quy mô vốn điều lệ bằng hình thức phát hành cổ phiếu cho

các đối tác chiến lược trong nước và nước ngoài. Đối với các đối tác chiến lược trong

nước, SHB có thể lựa chọn hợp tác với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn có ngành nghề

kinh doanh phù hợp với chiến lược phát triển của Ngân hàng, từ đó có thể tận dụng

được sức mạnh tài chính, khả năng huy động vốn, khảnăng am hiểu thị trường, công nghệ, thị phần và mạng lưới hoạt động của đối tác.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở hệ thống lý thuyết ở Chương 1, kết quả đánh giá thực trạng ở Chương 2, trong Chương 3, luận văn đã đưa ra những quan điểm, định hướng và hệ

thống các nhóm giải pháp để nâng cao giá trịthương hiệu SHB, cụ thể là:

- Nhóm giải pháp nhằm nâng cao sự nhận biết thương hiệu SHB: hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu SHB, đẩy mạnh công tác truyền thông thương hiệu nội bộ, giải pháp về truyền thông và quảng bá.

- Nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cảm nhận thương hiệu SHB: cải tiến thủ tục và quy trình giao dịch, xây dựng chính sách phí dịch vụ linh hoạt và mang tính cạnh tranh, đầu tư phát triển công nghệ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hình ảnh thương hiệu SHB: tăng cường đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, phát triển mạng lưới phục vụ khách hàng, tăng quy mô

vốn tự có.

- Nhóm giải pháp nhằm nâng cao lòng trung thành thương hiệu SHB: tăng cường công tác chăm sóc khách hàng, tăng cường hợp tác và phát triển vững chắc nền tảng khách hàng, tăng cường công tác tư vấn và hỗ trợ khách hàng.

KẾT LUẬN CHUNG

Giá trị thương hiệu dịch vụđược thể hiện bằng số tiền doanh nghiệp kiếm được bằng việc cung cấp các dịch vụ ra thị trường bằng thương hiệu mạnh. Việc nâng cao giá trị thương hiệu trong các ngân hàng đang trở thành một xu hướng tất yếu để tăng

tính cạnh tranh, xây dựng lòng trung thành của khách hàng và phát triển kinh doanh.

Đề tài của luận văn đã góp phần giải quyết những lý luận và thực tiễn về giá trị thương

hiệu ngân hàng, cụ thể là:

- Hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những lý luận cơ bản về thương hiệu và giá trị thương hiệu. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã đưa ra các mô hình nghiên cứu giá trị thương hiệu đang được áp dụng hiện nay, từđó rút ra mô hình áp dụng phù hợp cho

đề tài.

- Phân tích, tìm hiểu hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu của SHB.

Đồng thời, luận văn cũng tiến hành đánh giá thực trạng cảm nhận của khách hàng đối với giá trị thương hiệu của SHB, thông qua phương pháp nghiên cứu định tính và định

lượng thang đo giá trị thương hiệu. Từ đó rút ra những kết quả đạt được, những điểm còn hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chếlàm cơ sở khoa học thực tiễn cho hệ

thống giải pháp nhằm nâng cao giá trị thương hiệu của SHB.

- Đề xuất những giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu của SHB: nâng cao sự

nhận biết thương hiệu; nâng cao chất lượng cảm nhận thương hiệu; nâng cao hình ảnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nâng cao giá trị thương hiệu của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (Trang 87 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)