Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nâng cao giá trị thương hiệu của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (Trang 38 - 39)

5. Kết cấu luận văn

2.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB)

- Quá trình hình thành và phát triển của SHB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB), tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông Thôn Nhơn Ái, được thành lập ngày 13/11/1993 với vốn điều lệ 400 triệu đồng.

Năm 2006, Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Nông Thôn Nhơn Ái được chuyển đổi mô hình hoạt động lên Ngân hàng TMCP Đô thị và đổi tên thành

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (viết tắt là SHB).

Năm 2012, SHB đã thực hiện mua lại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội

(Habubank) đưa SHB vươn lên trở thành một trong các Ngân hàng TMCP lớn của Việt

Nam với quy mô vốn điều lệ trên 8,800 tỷđồng, tổng tài sản trên 116 nghìn tỷđồng. Với mục tiêu đưa SHB trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng vào năm

2015, SHB luôn xây dựng chiến lược phù hợp trong từng giai đoạn, luôn tạo ra sự khác biệt làm nền tảng cho SHB phát triển ổn định và an toàn.

- Cơ cấu tổ chức của SHB

Cơ cấu tổ chức của SHB gồm 10 Khối chức năng, cụ thể: Khối Khách hàng Doanh nghiệp; Khối Khách hàng Cá nhân; Khối Nguồn vốn; Khối Phát triển kinh doanh; Trung tâm kinh doanh; Khối Quản trị nguồn nhân lực; Khối Hành chính quản trị; Khối Vận hành; Khối Công nghệ thông tin và Khối Đầu tư. Các Khối thuộc sựđiều hành của Ban Tổng Giám đốc. Mỗi Khối chức năng được chia thành nhiều phòng, thực hiện những nhiệm vụ chuyên môn riêng; giữa các Khối có sựtrao đổi thông tin thường xuyên thông qua các cuộc họp Ban Điều hành giữa các khu vực Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nâng cao giá trị thương hiệu của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (Trang 38 - 39)