Tăng cường hợp tác, phát triển vững chắc nền tảng khách hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nâng cao giá trị thương hiệu của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (Trang 82 - 83)

5. Kết cấu luận văn

3.3.2.2. Tăng cường hợp tác, phát triển vững chắc nền tảng khách hàng

Trong xu hướng cạnh tranh ngày càng cao, chi phí để thu hút một khách hàng mới gấp nhiều lần chi phí giữ chân một khách hàng cũ; vì vậy, việc tăng cường hợp tác với khách hàng là một chiến lược quan trọng.

+ SHB nên tham gia vào các sự kiện của doanh nghiệp (tổng kết hàng năm,

tham dự vào các hoạt động xã hội, đồng tài trợ cùng với doanh nghiệp,…); Ban lãnh

đạo tăng cường những buổi gặp gỡ, trao đổi thông tin với khách hàng kể cả các vấn đề

xã hội sẽ tạo nên mối quan hệ thân thiết giữa khách hàng với SHB; tăng cường liên kết với doanh nghiệp qua việc ký kết các chương trình hợp tác, đối tác chiến lược;...

+ SHB cần xây dựng các chương trình hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp lớn như các tập đoàn bảo hiểm, công ty chứng khoán, quỹđầu tư, tập đoàn kinh tế lớn vì những doanh nghiệp này có nguồn vốn lớn, nhưng không phải lúc nào cũng có

dự án tốt để triển khai đầu tư nên có thời gian nhàn rỗi nhất định và đây chính là cơ hội

huy động nguồn vốn lớn cho SHB. Đểlàm được điều này, SHB cần xây dựng được các

chương trình hợp tác toàn diện với những doanh nghiệp này để hai bên có thể hỗ trợ

lẫn nhau về nguồn khách hàng, vềcơ hội đầu tư vào các dự án tốt, về khả năng thâm

nhập thịtrường, về thị phần và mạng lưới hoạt động của nhau như đối với các tập đoàn

bảo hiểm có thể hợp tác để cung cấp sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cho các khách hàng cá nhân, bảo hiểm phi nhân thọ cho các khách hàng doanh nghiệp, ủy thác đầu tư; đối với các công ty chứng khoán có thể hợp tác để lưu ký chứng khoán của Ngân hàng, ưu đãi cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán, cho vay tiêu dùng, huy động tiền gửi của

các nhà đầu tư chứng khoán; đối với các quỹ đầu tư, SHB có thểtham gia đồng tài trợ

các dự án lớn có hiệu quả, tính khả thi cao, ủy thác đầu tư; đối với các tập đoàn kinh tế

dịch vụ thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu, tài trợ dự án, quản lý dòng tiền hoặc dựa trên sựcân đối giữa lợi ích thu được với chi phí bỏ qua, SHB có thể xây dựng nên một gói sản phẩm dành riêng cho mỗi tập đoàn kinh tế lớn, ví dụnhư đối với Vinamilk, Unilever Việt Nam, Masan hay Kinh Đô,…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nâng cao giá trị thương hiệu của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (Trang 82 - 83)