Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nâng cao giá trị thương hiệu của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (Trang 77 - 80)

5. Kết cấu luận văn

3.3.1.4.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

SHB cần tập trung vào các công tác tuyển dụng; đào tạo, trang bị cho đội ngũ

nhân viên kiến thức nghiệp vụ và các kỹ năng mềm; chú trọng phong cách phục vụ,

xây dựng môi trường làm việc thân thiện và chính sách đãi ngộ hợp lý. Chính điều này

giúp nâng cao năng lực và sự thỏa mãn của nhân viên trong công việc, từ đó họ thực hiện công việc tốt và hiệu quả hơn.

+ Về công tác tuyển dụng

Trước khi tuyển dụng, SHB cần cân đối nhu cầu nhân lực trong từng phòng ban từ đó đề xuất nhu cầu tuyển dụng phù hợp đối với từng vị trí; chú trọng tuyển dụng các

ứng viên đúng chuyên ngành tài chính ngân hàng để giảm bớt áp lực chi phí cho việc

đào tạo lại.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng cáo về chương trình tuyển dụng; hợp tác, liên kết với các trường đại học uy tín thuộc khối ngành kinh tế tài chính – ngân hàng, thu hút các sinh viên khá, giỏi tham gia để nâng cao chất lượng của mỗi đợt tuyển dụng. Ngoài ra, đối với những vị trí quan trọng như các cấp quản lý từ cấp trung trở lên SHB cần hợp tác với các công ty tuyển dụng chuyên nghiệp để tuyển được nhân sự có chất lượng cao.

Hiện nay, nhân sự tham gia thi tuyển vào SHB phải qua hai vòng thi: vòng 1 là thi trắc nghiệm gồm các môn IQ, anh văn, kiến thức chuyên ngành và vòng 2 là phỏng vấn. Tuy nhiên, bài thi trong 2 vòng đều thiếu nội dung kiểm tra kỹ năng xử lý công việc của nhân viên, nên cần đưa các tình huống nhằm xác định tính cách, kỹnăng như kỹ năng sử dụng máy vi tính, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng chăm sóc khách hàng,… để

bố trí công việc phù hợp.

+ Vềcông tác đào tạo

 Mở các khóa đào tạo về cơ cấu tổ chức, chiến lược kinh doanh, hệ

thống các quy trình nghiệp vụ, hệ thống nhận dạng thương hiệu, văn hóa doanh

nghiệp,...cho nhân viên mới; các lớp đào tạo về kỹ năng bán hàng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán,…cho các nhân viên kinh doanh, nhân viên trực tiếp giao dịch với

khách hàng; các lớp đào tạo về kỹ năng quản lý cho các quản lý cấp trung; các khóa

đào tạo cập nhật quy trình các sản phẩm mới cho nhân viên nghiệp vụ liên quan;… Các

chương trình đạo tạo phải liên tục được cải tiến, cập nhật để phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế.

 Thực hiện đánh giá kết quả đào tạo khoa học và nghiêm túc, đánh giá

mức độ tiến bộ của nhân viên sau các khóa đào tạo dựa trên chất lượng và hiệu quả

công việc, từđó có chính sách đào tạo phù hợp hơn.

 Tăng cường Hội thảo chuyên đề trao đổi kinh nghiệm, kỹnăng nghiệp vụ,… đặc biệt chú trọng tổ chức tại các Chi nhánh nhỏ, kỹ năng chuyên môn còn hạn chế.

 Thường xuyên tuyển chọn các nhân viên có chuyên môn giỏi, có khả năng quản lý và muốn gắn bó lâu dài tại SHB để tạo nguồn lãnh đạo trẻ. Đồng thời xây dựng một chương trình đào tạo đặc biệt dành riêng cho nguồn cán bộnày, để họ có đủ năng lực đảm nhận tốt các vị trí quản lý trong tương lai.

+ Vềchính sách đãi ngộvà môi trường làm việc

Một chuyên gia đã từng khẳng định: “Muốn thỏa mãn tối đa nhu cầu khách

hàng, trước hết doanh nghiệp phải thoả mãn tối đa nhu cầu các khách hàng nội bộ của doanh nghiệp đó”. Trên cơ sở đánh giá năng lực và kết quả công việc, SHB phải xây dựng một chế độ lương thưởng phù hợp với từng vị trí công tác; đề bạt đúng người,

đúng lúc; … nhằm khuyến khích các nhân viên lao động hăng say và gắn bó lâu dài với

SHB. Ngoài ra, SHB cần thường xuyên tổ chức các chương trình thi đua doanh số kinh doanh, là cơ sở cho việc đánh giá thi đua, khen thưởng cuối quý, cuối năm; quan tâm

nhân dịp Lễ, Tết,…; xây dựng quy trình phát triển nghề nghiệp cho từng bộ phận nghiệp vụ, thực hiện việc bồi dưỡng và đào tạo cho cán bộ nguồn thông qua việc gửi

tham gia các khóa đào tạo dài hạn trong hay ngoài nước.

Bên cạnh đó, cần xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp và tạo nét văn hóa doanh nghiệp đặc trưng của SHB, để tạo ấn tượng tốt đẹp đối với khách hàng. Không ngừng nâng cao tính kỷ cương, kỷ luật của cán bộ, nhân viên, tăng cường tinh thần hợp tác, hỗ trợ nhau trong công việc giữa các phòng ban, để có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

+ Về phong cách phục vụ

Đánh giá vềđội ngũ nhân viên của các chi nhánh SHB, khách hàng có ấn tượng

tương đối tốt về sự nhiệt tình nhưng chưa đánh giá cao về phong cách chuyên nghiệp. Do vậy, nhằm xây dựng phong cách chuyên nghiệp cho đội ngũ nhân viên, SHB cần ban hành bộ tiêu chuẩn phục vụ khách hàng dựa trên các tiêu chí: hướng tới khách hàng; phù hợp với mục tiêu và chiến lược kinh doanh của SHB; cụ thể, rõ ràng và có thể đo lường được; thể hiện phong cách chuyên nghiệp trong cung ứng sản phẩm. Cụ

thểnhư sau:

 Quy tắc giao tiếp: luôn tươi tắn; ánh mắt hướng về khách hàng; giọng nói nhẹ nhàng, vừa đủ nghe, rõ ràng, không được cắt ngang ý kiến của khách hàng;

trường hợp khách hàng phàn nàn, nhân viên phải giữthái độ bình tĩnh lắng nghe và tìm hiểu nguyên nhân nhằm giải thích phù hợp;…

 Quy định vềcông tác lưu trữ hồsơ, nhằm thuận tiện trong việc tra cứu nhanh chóng hồsơ của khách hàng.

 Quy định về thời gian xử lý các nghiệp vụ như nhấc máy nghe điện thoại tối đa trong 3 tiếng chuông, một giao dịch thường không quá 5 phút, không để

khách hàng chờ lâu quá 5 phút,…

Bên cạnh đó, SHB cần có cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện bộ quy chuẩn trên của toàn thể nhân viên như lấy ý kiến đánh giá từ khách hàng và đánh giá chéo

giữa các phòng ban,… từ đó có cơ chế khen thưởng và xử phạt rõ ràng, cụ thể.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nâng cao giá trị thương hiệu của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (Trang 77 - 80)