Kiểm định giá trị trung bình với các phương sai bằng nhau

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm nhằm kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học chươn (Trang 122 - 126)

V. Câu hỏi tính tƣơng đối của chuyển động, công thức cộng vận tốc Câu 38 : Đứng ở Trái Đất, ta sẽ thấy:

b. Kiểm định giá trị trung bình với các phương sai bằng nhau

- Chọn xác suất sai lầm α = 0,005

- Giả thiết H0: Sự khác nhau giữa hai giá trị trung bình là không có ý nghĩa. - Giả thiết H1: Sự khác nhau giữa hai giá trị trung bình X TN và X ĐC là có ý nghĩa. - Đại lượng kiểm định:

DCTN TN DC TN DC TN N N N N S X X t . . 2 ) 1 ( ) 1 ( 2 2 DC TN DC DC TN TN N N S N S N S = 2 135 135 28 , 2 ). 1 135 ( 37 , 2 ). 1 135 ( 2,3 135 135 135 . 135 3 , 2 58 , 5 43 , 6 t = 3,04 Tra tα :

Vì NTN + NĐC > 120 nên tα tra ở bảng phân phối chuẩn với

9975 , 0 2 005 , 0 1 ) (t Tra bảng ta có tα = 2,801

Vì t > tα nên ta chấp nhận giả thiết H1 bác bỏ giả thiết H0: Sự khác nhau giữa hai giá trị trung bình có ý nghĩa.

Từ việc TN sư phạm cho phép chúng tôi kết luận:

- Điểm trung bình cộng bài KT ở nhóm TN (6,43) cao hơn nhóm ĐC (5,58). Điều đó có ý nghĩa là bài KT có kết hợp giữa TNKQ nhiều lựa chọn và TNTL mà chúng tôi đã đề xuất mang lại hiệu quả cao hơn so với bài KT theo hình thức tự luận truyền thống.

- Điểm trung bình cộng của học sinh lớp TN cao hơn lớp ĐC, đại lượng kiểm định t > tα chứng tỏ trong quá trình kiểm tra KQHT của học sinh bài kiểm tra có sự kết hợp giữa TNKQ NLC và trắc nghiệm tự luận ngắn đã có hiệu quả.

- Đồ thị phân bố tần suất và đồ thị tần suất luỹ tích cho thấy chất lượng học tập của các lớp TN tốt hơn các lớp ĐC.

Có thể kết luận: Kết quả kiểm tra ở lớp TN cao hơn lớp ĐC là có ý nghĩa. Có thể khẳng định được hệ thống các câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn và tự luận ngắn đưa ra là hoàn toàn phù hợp.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Khi đã xác định mục đích, đối tượng, phương pháp thực nghiệm sư phạm, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm, với kết quả thu được từ thực nghiệm và xử lý từ phương pháp thống kê cho thấy:

- Bài kiểm tra sử dụng câu TNKQ NLC kết hợp với câu trắc nghiệm tự luận ở bộ môn Vật lý có độ giá trị nội dung cao hơn độ giá trị nội dung của bài kiểm tra với câu trắc nghiệm truyền thống.

- Từ việc quan sát giờ học ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, kết hợp với phiếu thăm dò ý kiến học sinh về kết quả của bài kiểm tra đánh giá, chúng tôi khẳng định giả thuyết khoa học của đề tài là đúng, có tính khả thi trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Vật lý ở trường phổ thông.

- Đánh giá kết quả học tập môn học bằng phương pháp này khắc phục được nhược điểm cơ bản của bài kiểm tra theo phương pháp thực nghiệm. Qua các bài giải theo phương pháp tự luận cho phép học sinh thể hiện được tư duy sáng tạo, khả năng giải các bài toán mới, phân tích tổng hợp đưa ra cách giải độc đáo.

- Đánh giá kết quả học tập môn học bằng bài kiểm tra sử dụng phối hợp câu TNKQ NLC với câu trắc nghiệm tự luận ngắn khắc phục được nhược điểm của bài kiểm tra theo phương pháp tự luận và phương pháp TNKQ NLC. Khi phối hợp hai loại câu hỏi này vào bài kiểm tra sẽ kiểm tra đánh giá được nhiều nội dung, nhiều mức độ nhận thức, kiến thức tập trung vào những vấn đề chính, nhưng không bỏ qua những kiến thức phụ của chương trình.

KẾT LUẬN

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Mục đích lớn nhất của kiểm tra đánh giá kết quả học tập là thúc đẩy hoạt động dạy và học ngày một tốt hơn.

Đối chiếu với mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ cần giải quyết của đề tài, chúng tôi đã thu được kết quả sau đây:

+ Đã làm sáng tỏ thêm cơ sở lí luận của hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập các môn học của học sinh ở trường phổ thông.

+ Từ việc phân tích các ưu nhược điểm của các phương pháp kiểm tra đánh giá truyền thống và phương pháp kiểm tra đánh giá bằng trắc nghiệm, góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận của việc vận dụng phối hợp câu TNKQ nhiều lựa chọn với câu tự luận vào quá trình kiểm tra đánh giá trong dạy học.

+ Sau khi nghiên cứu nội dung, yêu cầu và nhiệm vụ nhận thức của chương

“Động học chất điểm” chúng tôi đã xây dựng được các mục tiêu dạy học cần kiểm tra đánh giá theo các mức độ nhận thức: nhận biết (nhớ), thông hiểu và vận dụng. Đã xây dựng được 40 câu hỏi TNKQ NLC và 15 câu tự luận ngắn bao trùm toàn bộ kiến thức chương này.

+ Khi tìm hiểu lí luận về KTĐG chúng tôi đã xác định được qui trình sử dụng câu TNKQ NLC kết hợp với câu tự luận ngắn trong bài kiểm tra viết của học sinh.

Từ kết quả thu được cho phép kết luận:

+ Dựa vào cơ sở lí luận dạy học hiện đại: Kết quả của quá trình dạy học được thể hiện tập trung ở kết quả học tập của học sinh, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh phải dựa vào mục tiêu dạy học. Khi kiểm tra đánh giá không những chú ý đến những mục tiêu dạy học đã đạt được mà cần quan tâm cả những mục tiêu dạy học chưa đạt được, từ đó có kế hoạch bổ sung trước khi vào một chương hay một phần mới. Câu hỏi phải được soạn thảo đúng phương pháp mới có được những câu hỏi tốt, nó giúp cho hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh có hiệu quả, khách quan, chính xác, đáng tin cậy.

+ Bài KTĐG là một phương tiện để kiểm tra kiến thức kĩ năng và hành vi của HS, do đó việc lựa chọn câu hỏi trắc nghiệm hay tự luận… khi soạn bài kiểm tra là rất quan trọng. Mỗi loại câu hỏi đều có những ưu nhược điểm riêng. Cần thiết phải sử dụng phối hợp câu hỏi TN và tự luận với nhau để phát huy mặt mạnh loại này và hạn chế khuyết điểm của loại kia.

Từ những kết quả nghiên cứu đạt cho thấy đề tài đã đạt được những mục đích đề ra, giả thuyết khoa học của đề tài đã được khẳng định là đúng.

Do thời gian có hạn, chúng tôi chỉ mới tiến hành thực nghiệm sư phạm những đề xuất của mình với một số lớp 10 tại 2 trường trung học phổ thông Nguyễn Thái Học và Vĩnh Yên trong năm học 2012 - 2013, chưa phân tích đánh giá được nhiều số câu hỏi trong lần thực nghiệm này để làm cơ sở tiếp tục hoàn thiện hệ thống câu hỏi. Mong muốn kết luận của đề tài có độ tin cậy cao hơn, chúng tôi tiếp tục triển khai TNSP trên một phạm vi rộng hơn và nhiều lần.

Trong thời kỳ đổi mới phương pháp hiện nay ở trường phổ thông, chúng tôi tin tưởng: luận văn thạc sĩ có thể góp phần vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt dộng kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường phổ thông.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm nhằm kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học chươn (Trang 122 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)