Tính thuận tiện, hiệu quả của hoạt động kiểm tra đánh giá trong trường phổ thông.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm nhằm kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học chươn (Trang 47 - 51)

- Từ kết quả bài thi giáo viên có thể đánh giá mức độ thành công của công tác giảng dạy và học tập để thay đổi phương pháp dạy.

b.Tính thuận tiện, hiệu quả của hoạt động kiểm tra đánh giá trong trường phổ thông.

thông.

- Khi có ngân hàng đề, giáo viên muốn làm một đề kiểm tra chỉ cần nghiên cứu mục đích và yêu cầu của bài kiểm tra, thời gian làm bài, để lựa chọn câu hỏi theo yêu cầu. Như vậy, mới có được bài kiểm tra tiêu biểu cho toàn bộ kiến thức cần kiểm tra ở học sinh.

- Với ngân hàng câu hỏi GV có thể lựa chọn các câu hỏi cho bài kiểm tra phù hợp với mục đích kiểm tra. Khi đề kiểm tra được chuẩn bị kỹ, có độ tin cậy cao thì đề kiểm tra đó có thể dùng nhiều lần, tiết kiệm được công sức cho giáo viên.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chương 1 chúng tôi đã hệ thống lại cơ sở lý luận về KTĐG; cơ sở lý luận về kĩ thuật xây dựng câu hỏi TNKQ NLC và TN TL. Chúng tôi đã quan tâm đến các vấn đề cụ thể sau:

1. KTĐG là một khâu quan trọng không thể thiếu trong hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động dạy học nói riêng. KTĐG với nhiều mục đích khác nhau và với những cách tiếp cận khác nhau. Luận văn này nghiên cứu về KTĐG dựa trên cơ sở tiếp cận theo tiêu chí: đánh giá mức độ nhận thức mà HS đạt được các mục tiêu dạy học như thế nào?

2. Hiện nay phương pháp KTĐG ở trường phổ thông rất đa dạng: bài kiểm tra tự luận, bài kiểm tra trắc nghiệm,… Mỗi phương pháp đều có tác dụng nhất định. Do đó nếu GV sử dụng phối hợp câu trắc nghiệm với câu tự luận một cách linh hoạt, đúng cách chắc chắn sẽ có hiệu quả cao trong hoạt động KTĐG chất lượng giáo dục ở trường phổ thông.

3. Muốn KTĐG KQHT của học sinh được chính xác, khách quan, công bằng thì các công cụ KTĐG phải đảm bảo: khách quan, có độ tin cậy cao, có độ giá trị, có độ khó, hệ số phân biệt dương phù hợp với mục tiêu dạy học. Để nâng cao tính khách quan; độ chính xác của việc KTĐG KQHT bộ môn Vật lí ta nên kết hợp câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn với câu tự luận ngắn để KTĐG KQHT của HS trong trường phổ thông.

CHƢƠNG 2

XÂY DỰNG VÀ PHỐI HỢP CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN NHẰM KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN NHẰM KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT

QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG “ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM’’ VẬT LÝ 10 THPT “ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM’’ VẬT LÝ 10 THPT

2.1. Đặc điểm cấu trúc nội dung đề tài "Động học chất điểm" vật lí 10 THPT

2.1.1. Nhiệm vụ truyền thụ kiến thức (trí dục), giáo dục và phát triển học sinh khi nghiên cứu phần động học. nghiên cứu phần động học.

Động học là một phần của cơ học, trong đó giải quyết một phần nhiệm vụ cơ bản của nó. Không sử dụng các định luật của động lực học để tìm gia tốc mà coi là đã biết, xác định vị trí của vật ở thời điểm bất kỳ theo điều kiện ban đầu. Nói cách khác, trong động học chuyển động của chất điểm được mô tả bởi phương trình xác lập mối liên hệ giữa các đại lượng biểu diễn vị trí không gian và các đại lượng biểu diễn chuyển động của nó, tức là mối liên hệ giữa toạ độ, vận tốc, gia tốc và thời gian chuyển động. Trong chương này đòi hỏi phải học sinh nắm được một loạt khái niệm vật lý và mô hình biểu diễn - chất điểm, hệ quy chiếu, chuyển dời, vận tốc, gia tốc. Ngoài ra cần phải thực tế hoá một số khái niệm toán học như toạ độ của điểm, đại lượng vectơ, các phép toán trên vectơ.

Trong chương này học sinh cũng làm quen với một tư tưởng quan trọng của toàn bộ chương trình vật lý - tư tưởng tính tương đối của chuyển động, việc nghiên cứu nó phải đưa học sinh đến sự hiểu biết tính tương đối của toạ độ, quỹ đạo, chuyển dời và vận tốc.

Các khái niệm hình thành trong chương này được áp dụng trong hầu suốt chương trình vật lý. Vì vậy việc học sinh nắm bắt tốt tất cả các nội dung của chương trình vật lý ở phổ thông phụ thuộc việc lĩnh hội các khái niệm trên.

Một số mục đích giáo dục kể cả mục đích hình thành thế giới quan cũng được giải quyết trong quá trình nghiên cứu động học. Một trong số đó là qua ví dụ chuyển động cơ học, học sinh được làm quen với khái nhiệm vật chất, cũng như với không gian và thời gian là dạng tồn tại của nó. Học sinh cần phải nhận được khái

niệm là "mọi cái ở trong vũ trụ đều xảy ra ở đâu đó, vào lúc nào đó: trong không gian (ở đâu?) và theo thời gian (lúc nào?)".

Khía cạnh quan trọng của việc hình thành thế giới quan của học sinh là sự hiểu biết vai trò của các mô hình lý tưởng hoá trong khoa học. Sự lý tưởng hoá được sử dụng rộng rãi khi nghiên cứu định luật tự nhiên. Trong nhiều trường hợp để nghiên cứu các định luật vật lý cần từ bỏ việc xem xét một loạt tính chất của đối tượng nghiên cứu tồn tại trong thực tế trong những trường hợp cụ thể đó không có ý nghĩa quan trọng mà chỉ làm phức tạp thêm việc nghiên cứu hiện tượng. Ví dụ, trong cơ học có rất nhiều trường hợp cần bỏ qua kích thước vật và xét các định luật đối với chất điểm.

Chúng ta bắt đầu giới thiệu cho học sinh khía cạnh quan trong này của nhận thức luận ngay ở phần động học, trong đó cần làm sáng tỏ cho họ giá trị các mô hình lý tưởng hoá như chất điểm, chuyển động đều và biến đổi đều. Khái niệm tính tương đối của chuyển động có ý nghĩa quan trọng đối với sự hiểu biết được hình thành dần trong học sinh về bức tranh vật lý hiện đại của thế giới. Từ tư tưởng tính tương đối của chuyển động trong cơ học cổ điển, học sinh sau đó tiến dần đến việc nắm bắt các cơ sở của thuyết tương đối hẹp.

Việc làm quen với vai trò của thí nghiệm, với mối liên hệ thí nghiệm, lý thuyết cũng đóng góp vào sự hình thành hình ảnh về con đường nhận thức khoa học. Khi nghiên cứu động học đã có thể lưu ý học hinh đến công lao của Galilê trong việc hình thành các phương pháp nhận thức khoa học. Cụ thể là trong phần động học có giới thiệu một dữ kiện thực nghiệm quan trọng do Galilê phát hiện là mọi vật rơi tự do có cùng một gia tốc.

Để phát triển tư duy học sinh, mà cụ thể là các khía cạnh như khả năng phân tích, so sánh, khái quát hiện tượng, có thể sử dụng việc phân loại chuyển động theo dạng quỹ đạo, vận tốc, gia tốc, thiết lập mối tương quan giữa những chuyển động này với những công thức biểu diễn chúng cho toạ độ, vận tốc, độ dịch chuyển...

2.1.2. Đặc điểm về nội dung và phương pháp trình bày tài liệu đề tài "Động học chất điểm". chất điểm".

2.1.2.1. Một số đặc điểm, yêu cầu mới của chương trình vật lý PTTH

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm nhằm kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học chươn (Trang 47 - 51)